|
Thông báo
. Thông báo danh sách thí sinh tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024
. Thông báo nội dung ôn tập, hình thức tiến hành xét tuyển viên chức Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang đợt 2 năm 2024.
. Quyết định về việc ban hành Nội quy xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể các đơn vị trực thuộc năm 2024
. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức
Thông tin tuyên truyền
. V/v đề nghị báo giá kiểm tra, bơm lại các bình chữa cháy của Bệnh viện
. V/v đề nghị báo giá sữa chữa máy Xquang di động của Bệnh viện
. Về việc thông báo chào giá thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH QUÝ II/2024
Văn bản mới
Lịch công tác tuần
Thông tin y tế giáo dục
ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
BSCKI. Huỳnh Thị Kim Dâng
Tăng huyết áp (THA) được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" bởi người bị THA có thể không thấy bất cứ dấu hiệu cảnh báo gì, từ đó dẫn tới tâm lý chủ quan.
Tăng huyết áp là bệnh diễn biến thầm lặng qua nhiều năm tháng, đa phần phát hiện tình cờ hoặc chỉ khi bệnh nhân có biến chứng mới được phát hiện. Tại Việt Nam, kết quả khảo sát cho thấy 25% người dân mắc bệnh THA, trong đó 40% không được điều trị. Khi không được điều trị thường xuyên và theo dõi hằng ngày, tình trạng THA có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận… Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có hơn 1,5 tỉ người mắc phải căn bệnh THA. Sau đây là những kiến thức giúp bạn nhận biết sớm bệnh THA và sơ cứu khi gặp người đột quỵ.
Các biểu hiện của THA
Nhức đầu: Đau nhức phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày.
Chóng mặt: cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.
Mệt: cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở; Ù tai, mất ngủ, mắt mờ, miệng lệch, phát âm khó, yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút, chảy máu cam tái phát nhiều lần…
Nhức đầu Chóng mặt
Theo khuyến cáo hiện nay của Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (Hội Tim mạch Hoa Kỳ coi huyết áp ≥130/80mmHg là tăng huyết áp). Tức là huyết áp bình thường phải nhỏ hơn 140/90mmHg.
Khi người bệnh bị THA, hãy để người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn. Người bệnh không nên nói nhiều vì khi nói không chỉ thanh quản hoạt động mà các cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng làm HA càng tăng cao. Dùng máy đo HA để xác định mức độ tăng và có biện pháp xử lý phù hợp.
Cách sơ cứu người đột quỵ: đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, mặt nghiêng sang một bên,...
Đa số bệnh nhân đột quỵ khi chuyển tới bệnh viện đều trong tình trạng muộn, hậu quả là họ phải sống tàn phế suốt đời hoặc tử vong.
Để kịp thời giúp người thân được cứu sống và có cơ hội phục hồi khi bị đột quỵ, thân nhân cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện trong 3 giờ đồng hồ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng sau:
- Face: Nhận biết dấu hiệu đột quỵ qua gương mặt người bệnh. Dựa vào tình trạng mặt bị mất cân đối hoặc một bên miệng bị méo, bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu "cười" để được quan sát rõ hơn.
- Arm: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu giơ cả hai tay lên, sau khi kiểm tra bên nào yếu hơn hoặc rơi xuống trước thì bên đó được kết luận bị liệt.
- Speech: Nhận biết sự bất thường trong ngôn ngữ. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nói lặp lại một câu đơn giản nào đó. Nếu giọng nói không được tròn, rõ, không lưu loát hoặc không thể nói được thì đây chính là dấu hiệu bất thường của đột quỵ.
- Time: Bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ rất cao nếu xảy ra cả 3 dấu hiệu kể trên. Người xung quanh cần khẩn trương đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
Nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ bằng quy tắc FAST
Cách sơ cứu đột quỵ
· Với bệnh nhân chưa rơi vào hôn mê nhưng có biểu hiện: nhức đầu, chóng mặt kèm theo tê nửa người (tê mặt, tê tay chân). Hoặc bệnh nhân nói đớ, nói khó, nuốt nghẹn…, phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
· Với bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, tiểu tiện không tự chủ, nuốt sặc thì cho người bệnh nằm nghiêng đầu về một bên. Cách này sẽ giúp người bệnh tránh tình trạng trào ngược đờm dãi vào khí quản gây tắc nghẽn đường thở dẫn đến ngưng tim ngưng thở. Lúc này, người bệnh bị liệt hô hấp nên khi đờm dãi tiết ra thì bệnh nhân lại không nuốt được xuống thực quản. Do đó, tuyệt đối không cho người bệnh uống nước.
· Khi chuyển lên taxi hay xe cấp cứu luôn để bệnh nhân nghiêng đầu một bên. Người nhà không được thoa dầu cạo gió, không sử dụng kim chích vào đầu các ngón tay… Cũng không nên cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp vì tình trạng hạ HA đột ngột sẽ gây tổn thương não nặng hơn. Do đó, cần gọi xe cấp cứu để chuyển bệnh nhân tới trung tâm đột quỵ nhanh nhất. Nếu đưa bệnh nhân đến bệnh viện sau 3 giờ (giờ vàng) thì việc điều trị đột quỵ cho người bệnh sẽ khó khăn hơn.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng tránh đột quỵ, người bệnh cần tự bảo vệ mình bằng cách phòng tránh những nguyên nhân làm tăng huyết áp như: xúc động mạnh, căng thẳng thần kinh… Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục hàng ngày, luôn vui vẻ, yêu đời là phương thuốc hiệu quả duy trì huyết áp ổn định. Những người có nguy cơ bị đột quỵ (bệnh tiểu đường, huyết áp, béo phì...) phải uống thuốc theo y lệnh bác sĩ. Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn mặn, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, tránh uống rượu bia, café, hút thuốc lá.
Phác đồ điều trị
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang (Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020 của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang) ...
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang (Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020 của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang) ...
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang (Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020 của Giám Đốc BV YHCT Tiền...
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ KHỚP Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang (Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020 của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang) ...
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang (Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10 /7/2020 của Giám Đốc BV YHCT Tiền...
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LIỆT THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang (Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020 của Giám Đốc BV YHCT Tiền...
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang (Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020 của Giám Đốc BV YHCT Tiền...
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang (Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020 của Giám Đốc BV YHCT Tiền...
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN MẠN Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang (Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020 của Giám Đốc BV YHCT Tiền...
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang (Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020 của Giám Đốc BV YHCT Tiền...
Vị thuốc quanh ta
Danh mục kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật
Phác đồ điều trị
Góp ý & Thư viện