Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu "Mua vị thuốc cổ truyền sử dụng năm 2023-2024" của Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện

Lịch công tác tuần Lịch công tác tuần

Nội dung Nội dung

KHOA KHÁM BỆNH

      1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN:

        Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện  Y học cổ truyền Tiền Giang là một trong 4 khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện – thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người dân trong tỉnh nhà cũng như các tỉnh bạn cận kề. Được thành lập từ năm 1981, đến nay trải qua quá trình cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị thuộc Khoa Khám Bệnh được nâng cao. Đội ngũ Điều dưỡng, Y Bác sĩ không ngừng được nâng tầm, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám và điều trị bệnh, phòng ngừa bệnh tật cho nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực Y học cổ truyền. Đến nay khoa gồm 7 buồng khám, 6 buồng hoạt động thường trực, 1 buồng khám dự phòng. Nhân lực cơ hữu gồm 8 nhân viên là Y bác sĩ và các Bác sĩ tăng cường từ các khoa phòng trong bệnh viện nhằm đáp ứng công tác khám và điều trị bệnh khi đến Khoa Khám bệnh.

           Hiện tại khu vực làm việc của Khoa Khám bệnh được bố trí tại tầng trệt gần cổng ra vào của Bệnh viện, thuộc tòa nhà 4 tầng nằm trong khuôn viên Bệnh viện. Với cơ sở vật chất đầy đủ  khang trang, tiện nghi. Các bộ phận trong  khoa gồm các buồng: khám bệnh,  cấp cứu,  đo loãng xương, điện tâm đồ.

                            

2. LÃNH ĐẠO KHOA.

. Phó Trưởng Khoa: Bs CKI Hồ Thanh Quang

. Điều dưỡng Trưởng Khoa: Ys Hồ Thị Phương Nhi

 

   3. NHÂN SỰ:

. Bs. Võ Quốc Thắng: Bs khám bệnh

. Bs. Huỳnh Trần Hoàng Lan: Bs khám bệnh

. Bs. Nguyễn Thị Cẩm Loan: Bs khám bệnh

. Ys. Đoàn Thị Kim Thơ: nhận bệnh, điều dưỡng buồng bệnh.

. Ys . Trương Minh Loan Anh: nhận bệnh, điều dưỡng buồng bệnh

. Ys. Lý Thị Mỹ Tiên: (Học dài hạn)

Tập thể Khoa Khám bệnh

 

4. ĐẢNG – ĐOÀN THỂ:

  • Tổ Đảng Khoa Khám – Kế hoạch tổng hợp thuộc Chi bộ Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang: gồm 06 đồng chí
  • Tổ công đoàn Khoa Khám  trực thuộc Công đoàn cơ sở Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang: gồm 08 công đoàn viên.

MỘT SÔ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TẠI KHOA KHÁM

Khu chờ tiếp nhận khám bệnh tại Khoa Khám bệnh

Khu chờ khám bệnh tại Khoa Khám bệnh

Bác sĩ đang Khám Bệnh nhân

Bác sĩ đang siêu âm Bệnh nhân

 Điều dưỡng đang thực hiện Đo Điện Tim

Điều dưỡng đang thực hiện Đo Loãng Xương 

Phác đồ điều trị Phác đồ điều trị

9. Phác đồ điều trị Liệt thần kinh VII ngoại biên

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LIỆT THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang

(Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020

của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)

 

I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Định nghĩa

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên (Liệt mặt nguyên phát) là bệnh lý thực thể của hệ thần kinh với triệu chứng đặc hiệu là liệt ½ mặt.

2. Nguyên nhân

- Do lạnh.

- Cơ chế do mạch máu.

- Cơ chế do nhiễm trùng.

          3. Chẩn đoán

  • Bệnh thường khởi phát đột ngột triệu chứng liệt xuất hiện hoàn toàn thường trong vòng 48 giờ.
  • Có thể có triệu chứng đau sau tai trước đó 1-2 ngày, đôi khi ù tai, chóng mặt.
  • Tổng quát mệt mỏi, tê đau nặng khó chịu một bên mặt.
  • Liệt toàn bộ cơ mặt một bên.
  • Mất nếp nhăn trán, mất nếp má mũi.
  • Mắt nhắm không kín, dấu Charles- Bell(+).
  • Vẻ mặt trở nên trơ cứng.
  • Mất vị giác 2/3 trước lưỡi.
  • Mất những phản xạ  có sự tham gia của những cơ vòng quanh mắt.

4. Cận lâm sàng

- CTM, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN,...

- Tổng phân tích nước tiểu

- Điện tim thường, Siêu âm bụng tổng quát, X-quang tim phổi…

* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.

 

II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

  • Thuộc phạm trù chứng Khẩu nhãn oa tà: Bệnh phát đột ngột, miệng méo một bên, mắt nhắm không kín kèm với các triệu chứng đi kèm của từng thể bệnh…
  • Nguyên nhân: Ngoại nhân, Bất nội ngoại nhân.
  • Thường có 03 thể chính.
  1. Thể Phong Hàn ứ trệ Kinh Lạc:

Ớn gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

  1. Thể Phong Nhiệt ứ trệ Kinh Lạc:

Phát sốt sợ nóng, rêu trắng dầy, mạch phù sác.

  1. Thể Khí trệ, Huyết ứ:

Tê nặng mặt, lưỡi có điểm ứ huyết. Mạch trầm sáp.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Theo Y học hiện đại

a. Nguyên tắc điều trị chung :

  • Điều trị triệu chứng.
  • Nâng cao sức đề kháng.
  • Vật lý trị liệu, PHCN.

b. Điều trị cụ thể:

-   Vitamin nhóm B cho dài ngày.

-   Nhóm thuốc kháng viêm.

-   Nhỏ mắt bằng Natriclorua.

-   Thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh.

2. Theo Y học cổ truyền

2.1. Thể Phong Hàn ứ trệ Kinh Lạc

  • Phép trị: Khu Phong, tán Hàn, hoạt Huyết thông Kinh Lạc.
  • Bài thuốc 1: 
 

Ké đầu ngựa                  12g  

Tang ký sinh                  12g    

Quế chi                          08g   

Bạch chỉ                         08g  

Ngưu tất                         12g

Hương phụ                     08g     

Uất kim                          08g   

Trần bì                            08g      

Kê huyết đằng                12g

 
  • Bài thuốc 2: Kinh phòng bại độc gia giảm
 

Kinh giới                                08g      

Sài hồ                                     08g 

Phòng phong                          08g   

Tiền hồ                                   08g    

Thổ phục linh                         08g

Khương hoạt                           08g   

Cam thảo (chích)                    04g    

Độc hoạt                                 08g     

Chỉ xác                                   08g 

Xuyên khung                          08g     

Cát cánh                                  08g    

Bạc hà                                     06g  

Bạch chỉ                                  08g     

Đại táo                                    08g    

Sinh cương/Can khương         04g   

 
  • Bài thuốc 3: Đại tần giao thang gia giảm.
 

Khương hoạt               12g   

Độc hoạt                      12g

Phòng phong               08g

Xuyên khung               10g 

Bạch chỉ                       12g

Hoàng cầm                    08g 

Thục địa                        08g  

Sinh địa                         08g 

Bạch thược                    12g   

Tần giao                        12g

Thạch cao                      12g 

Bạch linh                       10g  

Cam thảo (chích)           04g 

Bạch truật                      12g

Đương quy                    12g     

Tế tân                            04g 

Đảng sâm                      12g     

 

          2.2. Thể Phong Nhiệt ứ trệ Kinh Lạc

  • Phép trị: Khu Phong, thanh Nhiệt, hoạt Huyết, thông Kinh Lạc.
  • Bài thuốc 1:
 

Kim ngân hoa                16g      

Bồ công anh                  16g    

Thổ phục linh                12g

Xuyên khung                12g    

Đan sâm                        12g 

Ngưu tất                        12g       

 
  • Bài thuốc 2: Kinh phòng bại độc gia giảm.
 

Kinh giới                              08g     

Sài hồ                                   08g 

Phòng phong                        08g   

Tiền hồ                                 08g    

Thổ phục linh                       08g

Khương hoạt                         08g   

Cam thảo (chích)                   04g    

Độc hoạt                                08g     

Chỉ xác                                  08g

Xuyên khung                         08g     

Cát cánh                                 08g    

Bạc hà                                    06g  

Bạch chỉ                                 08g      

Đại táo                                    08g   

Sinh cương/Can khuơng         04g 

 

          2.3. Thể Khí trệ, Huyết ứ

  • Phép trị: Hoạt Huyết, hành Khí, thông Kinh Lạc.
  • Bài thuốc 1:
 

Xuyên khung          12g    

Đan sâm                  12g     

Uất kim                   08g 

Ngưu tất                 12g     

Chỉ xác                  06g   

Trần bì                   06g

Hương phụ            06g      

Tô mộc                  08g  

 
  • Bài thuốc 2: Tứ vật đào hồng gia giảm
 

Xuyên khung              12g

Bạch thược                 12g

Đương quy                 12g

Đào nhân                    12g

Thục địa                     20g

Hồng hoa                   12g

Cam thảo (chích)      04g

 
  • Bài thuốc 3: Huyết phủ trục ứ thang gia giảm
 

Xuyên khung           12g

Xích thược               12g

Đương quy              12g

Đào nhân                 12g

Sinh địa                    20g

Hồng hoa                 12g

Sài hồ                       08g

Ngưu tất                   12g

Chỉ xác                     08g

Cam thảo (chích)      04g

Cát cánh                   08g

 

* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp các loại thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng tương tự phù hợp với các thể bệnh.

 

3. Điều trị kết hợp các phương pháp không dùng thuốc: theo quy trình kỹ thuật của Bệnh viện.

* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:

  • Hào châm, ôn châm, điện châm:
  • Laser châm:
  • Cấy chỉ (Nhu châm):
  • Thủy châm:
  • Xoa bóp bấm huyệt:
  • Điều trị bằng tia hồng ngoại: Trừ thể phong nhiệt.
  • Điều trị bằng Laser công suất thấp.
  • Điều trị bằng Laser công suất thấp nội mạch.
  • Điều trị bằng điện phân dẫn thuốc.
  • Điều trị bằng các dòng điện xung.
  • Điều trị bằng siêu âm.
  • VLTL – PHCN cho người bệnh liệt dây VII ngoại biên.

 

IV. PHÒNG BỆNH:

Phòng bệnh liệt mặt, khi rét tránh mở ca đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt. Vào mùa nóng khi ngủ không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt. Đối với những người làm việc và học tập ban đêm, không nên ngồi gần cửa sổ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài. Ngoài ra, cần điều trị sớm và triệt để các nhiễm khuẩn tai, mũi, họng...

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Giáo trình Bệnh học nội khoa ( Trung cấp YHCT Tuệ Tĩnh II).
  2. Bệnh học và điều trị nội khoa (Kết hợp Đông Tây Y  Nxb Y học).
  3. Dược lý trị liệu thuốc Nam (GS. Bùi Chí Hiếu).
  4. Quy trình kỹ thuật Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang.
  5. Phương tễ học, NXB Y học.
Thang đầu ca quyết, NXB Mũi Cà Mau.

 


Tin liên quan
9. Phác đồ điều trị Liệt thần kinh VII ngoại biên    12/10/2020
14. Phác đồ điều trị Bệnh trĩ    12/10/2020
4. Phác đồ điều trị Viêm phế quản mạn    23/09/2020
3. Phác đồ điều trị Rối loạn Lipid máu    23/09/2020
1. Phác đồ điều trị Tăng huyết áp    23/09/2020
2.Phác đồ điều trị Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ    18/09/2020
5. Phác đồ điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng    18/09/2020
6. Phác đồ điều trị Viêm gan mạn    18/09/2020
7. Phác đồ điều trị Tai biến mạch máu não    18/09/2020
8. Phác đồ điều trị Đau thần kinh tọa    18/09/2020

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện