Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu "Mua vị thuốc cổ truyền sử dụng năm 2023-2024" của Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện

Lịch công tác tuần Lịch công tác tuần

Nội dung Nội dung

KHOA KHÁM BỆNH

      1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN:

        Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện  Y học cổ truyền Tiền Giang là một trong 4 khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện – thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người dân trong tỉnh nhà cũng như các tỉnh bạn cận kề. Được thành lập từ năm 1981, đến nay trải qua quá trình cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị thuộc Khoa Khám Bệnh được nâng cao. Đội ngũ Điều dưỡng, Y Bác sĩ không ngừng được nâng tầm, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám và điều trị bệnh, phòng ngừa bệnh tật cho nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực Y học cổ truyền. Đến nay khoa gồm 7 buồng khám, 6 buồng hoạt động thường trực, 1 buồng khám dự phòng. Nhân lực cơ hữu gồm 8 nhân viên là Y bác sĩ và các Bác sĩ tăng cường từ các khoa phòng trong bệnh viện nhằm đáp ứng công tác khám và điều trị bệnh khi đến Khoa Khám bệnh.

           Hiện tại khu vực làm việc của Khoa Khám bệnh được bố trí tại tầng trệt gần cổng ra vào của Bệnh viện, thuộc tòa nhà 4 tầng nằm trong khuôn viên Bệnh viện. Với cơ sở vật chất đầy đủ  khang trang, tiện nghi. Các bộ phận trong  khoa gồm các buồng: khám bệnh,  cấp cứu,  đo loãng xương, điện tâm đồ.

                            

2. LÃNH ĐẠO KHOA.

. Phó Trưởng Khoa: Bs CKI Hồ Thanh Quang

. Điều dưỡng Trưởng Khoa: Ys Hồ Thị Phương Nhi

 

   3. NHÂN SỰ:

. Bs. Võ Quốc Thắng: Bs khám bệnh

. Bs. Huỳnh Trần Hoàng Lan: Bs khám bệnh

. Bs. Nguyễn Thị Cẩm Loan: Bs khám bệnh

. Ys. Đoàn Thị Kim Thơ: nhận bệnh, điều dưỡng buồng bệnh.

. Ys . Trương Minh Loan Anh: nhận bệnh, điều dưỡng buồng bệnh

. Ys. Lý Thị Mỹ Tiên: (Học dài hạn)

Tập thể Khoa Khám bệnh

 

4. ĐẢNG – ĐOÀN THỂ:

  • Tổ Đảng Khoa Khám – Kế hoạch tổng hợp thuộc Chi bộ Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang: gồm 06 đồng chí
  • Tổ công đoàn Khoa Khám  trực thuộc Công đoàn cơ sở Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang: gồm 08 công đoàn viên.

MỘT SÔ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TẠI KHOA KHÁM

Khu chờ tiếp nhận khám bệnh tại Khoa Khám bệnh

Khu chờ khám bệnh tại Khoa Khám bệnh

Bác sĩ đang Khám Bệnh nhân

Bác sĩ đang siêu âm Bệnh nhân

 Điều dưỡng đang thực hiện Đo Điện Tim

Điều dưỡng đang thực hiện Đo Loãng Xương 

Phác đồ điều trị Phác đồ điều trị

14. Phác đồ điều trị Bệnh trĩ

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang

(Ban hành kèm theo QĐ số  163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020

của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)

 

I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Định nghĩa

Trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên mà cuống trĩ nằm trên đường lược ( Trĩ nội)  hoặc tĩnh mạch trĩ dưới mà cuống trĩ nằm dưới đường lược ( trĩ ngoại)  hay cả hai ( trĩ hỗn hợp).

2. Các yếu tố thuận lợi

Đứng nhiều, làm việc nặng, thai kỳ, táo bón, tiêu chảy, suy tim, tăng áp lực tĩnh mạch cửa (bệnh xơ gan), viêm phế quản mãn, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, bướu vùng chậu, ung thư trực tràng, di truyền. …

3. Chẩn đoán

3.1. Trĩ nội

- Trĩ nội độ I: đau, chảy máu ( hoặc không). Trĩ không lồi ra ngoài hậu môn. Thăm trực tràng và soi hậu môn thấy rõ.

- Trĩ nội độ II: trĩ cùng niêm mạc trực tràng hậu môn sa ra ngoài sau khi rặn hoặc đại tiện sau đó tự vào trong hậu môn. Thăm và soi trực tràng hậu môn thấy rõ ranh giới búi trĩ.

- Trĩ nội độ III: Máu tươi chảy ra ít hoặc nhiều, khi rặn hoặc đại tiện búi trĩ cùng niêm mạc hậu môn sa ra ngoài hậu môn, phải đẩy búi trĩ mới vào.

- Trĩ nội độ IV: Trĩ thường xuyên ở ngoài hậu môn, đẩy vào cũng không vào có kèm theo viêm nhiễm.

- Trĩ nội có biến chứng:

+ Tắc mạch.

+ Sa và nghẹt búi trĩ.

3.2. Trĩ ngoại

- Trĩ ngoại đơn thuần (trĩ ngoại độ I – độ II)

- Trĩ ngoại tắc nghẽn (trĩ ngoại độ III)

- Trĩ ngoại có biến chứng viêm loét (trĩ ngoại độ IV)

4. Cận lâm sàng

- CTM,Thời gian máu chảy, Máu lắng, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN

- NTTP

- Điện tim thường, Siêu âm bụng TQ, X-quang tim phổi…

* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.

 

II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Bệnh Trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom (theo dân gian).

Theo YHCT, nguyên nhân là do ăn đồ cay nóng hay táo bón kéo dài làm cho phong, thấp, táo, nhiệt nội sinh rồi kết tụ ở trực tràng hậu môn. Xơ gan, phụ nữ có thai dùng sức khi sanh đẻ; hoặc ngồi lâu, đi xa, khuân vác nặng nề làm cho kinh lạc ứ trệ, khí huyết vận hành không thông mà gây thành búi trĩ, cũng có người già hoặc cơ thể suy nhược, tả lỵ lâu ngày (Viêm đại tràng mãn tính) dẫn đến hạ tiêu hư thoát mà thành trĩ.

Y học cổ truyền chia trĩ nội ra làm 6 thể:

- Trĩ nội thể ứ trệ: Hậu môn thốn, tức nặng.

- Trĩ nội thể huyết ứ: Là trĩ có xung huyết.

- Trĩ nội thễ thấp nhiệt: Là trĩ có thấp phối hợp với nhiệt.

- Trĩ nội thể nhiệt độc: Do trĩ ứ huyết lâu ngày phối hợp với nhiệt độc.

- Trĩ nội thể khí huyết suy: Do trĩ có tiêu máu nhiều lần, lâu ngày hoặc kèm theo một số bệnh toàn thân.

- Trĩ nội thể tỳ khí suy: Thường gặp ở người già, bệnh tái phát nhiều lần.

Y học cổ truyền chia trĩ ngoại ra làm 3 thể:

- Trĩ ngoại đơn thuần  (trĩ ngoại độ I – độ II) gọi là huyết ứ.

- Trĩ ngoại tắc nghẽn (trĩ ngoại độ III) gọi là nhiệt độc.

- Trĩ ngoại có biến chứng viêm loét (trĩ ngoại độ IV) gọi là thấp nhiệt.

 

III. ĐIỀU TRỊ

Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể điều trị bằng Y học hiện đại hoặc bằng Y học cổ truyền hoặc kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền.

A. Theo Y học hiện đại

1. Đợt trĩ cấp: Búi trĩ sa, sưng to, đau, rỉ dịch hoặc máu

- Daflon (Dalcofor) 500 mg

+ 3 ngày đầu: uống  2 viên x 3 lần/ ngày

+ 4 ngày kế tiếp:uống 2 viên x 2 lần/ ngày

Kết hợp:- Kháng sinh - Kháng viêm - Giảm đau - An thần (+/-).

      2. Đối với trĩ ngoại tắc mạch có khối máu tụ dưới da:

Sau khi điều trị nội khoa 3 đến 7 ngày không tan, thực hiện tách máu tụ dưới da. Sau khi tách máu tụ có thể dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau (như trên).

      3. Nội soi hậu môn ống cứng can thiệp Thắt trĩ hoặc Tiêm xơ (tùy trường hợp theo chỉ định bác sĩ điều trị)

3.1. Thắt trĩ: Khi điều trị nội mà búi trĩ chưa teo.

 Mỗi lần thắt từ 01 búi trĩ tối đa 02 búi trĩ. Giữa 02 lần thắt cách nhau từ  7 - 14 ngày (căn cứ vào sang thương của búi trĩ đã thắt). Sau thắt dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, an thần ( điều trị 3 đến 5 ngày) kết hợp điều trị triệu chứng kèm theo.

3.2. Tiêm xơ búi trĩ bằng PG 60 5% (búi trĩ có kích thước nhỏ, đơn giản)

 Dung dịch gồm: - Nước cất: 03ml

                            - Phenol   : 01 ml

Tiêm trực tiếp vào gốc búi trĩ. Tiêm cách ngày. Số lần tiêm tùy thuộc kích thước búi trĩ.

      4. Đối với trĩ vòng, to: chỉ định phẫu thuật ( chuyên khoa ngoại).

B. Theo Y học cổ truyền

1. Điều trị chung cho các thể:

- Dùng Mật ong 1,5gr bơm vào ống hậu môn ngày 1 lần.

- Phèn chua (bạch phèn) 10g hoặc Thực diêm 30g pha trong 3lít nước ấm chia 3lần/ngày, ngâm hậu môn, mỗi lần ngâm 10-15 phút.

2. Trĩ nội thể huyết ứ - khí trệ (Trĩ độ I,II,III không có biến chứng)

- Pháp trị: tư âm, lương huyết, thanh nhiệt, hoạt huyết, chỉ huyết

- Bài thuốc: Lương Huyết địa hoàng thang gia giảm

 

Sanh địa                                    16g

Xích thược                                10g

Đương quy                                12g 

Hoè hoa                                     16g

Hoàng cầm                                08g  

Kinh giới                                   06g   

Ngư tinh thảo                            10g

Hạn liên thảo (Cỏ mực)            10g

 

- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g;

- Đại tiện ra máu nhiều gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc  Hạn liên 16g (không dùng Hạn liên thảo).

3. Trĩ nội thể nhiệt độc (Trĩ nội có biến chứng)

- Pháp trị: hoạt huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống.

- Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.

 

Đào nhân                08g 

Hồng hoa                08g

Bạch thược             10g

Thục địa                 10g

Đương quy             12g 

Xuyên khung         08g

 

Gia: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc gia: Sài đất 12g,  Bồ công anh 12g. 

- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.

- Đại tiện ra máu gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.

- Nếu sưng đau nhiều gia: Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.

4. Trĩ nội thể khí huyết suy (Trĩ nội độ I, II, III có tiêu máu nhiều lần, hoặc kèm các bệnh toàn thân khác gây suy nhược cơ thể )

- Pháp trị:  Bổ khí huyết, chỉ huyết.

- Bài thuốc: Bát trân thang gia giảm.

 

Đảng sâm              12g

Bạch linh               10g

Bạch truật               08g

Cam thảo (chích)   06g

Bạch thược             08g

Đương quy             12g

Thục địa                 10g

Xuyên khung          08g.

 

- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g;

- Đại tiện ra máu nhiều gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.

5. Trĩ nội thể Tỳ khí suy ( trĩ nội độ IV, trĩ vòng )

- Pháp trị:  kiện tỳ bổ khí,  hành khí thăng đề.

- Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm.

 

Đảng sâm                           10g

Hoàng kỳ (chích)               10g

Bạch truật                          10g

Trần bì                               06g

Thăng ma                          10g   

Sài hồ                                 10g

Đương quy                         10g

Cam thảo (chích)                04g   

Đại táo                                12g

Sanh cương/Can khương    04g

 

- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.

- Đại tiện ra máu gia: Hắc Kinh giới 16g, Hắc Địa du 10g, Hắc Chi tử 6g

6. Trĩ ngoại thể huyết ứ (độ I và độ II )

- Pháp trị: Hoạt huyết, bổ khí, hành ứ.

- Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm.

 

Đảng sâm              10g

Hoàng kỳ (chích)  10g

Bạch truật             10g

Cam thảo (chích)  04g  

Sài hồ                   06g

Thăng ma             06g

Đương quy          16g

Xích thược          10g

Trần bì                06g 

 

- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

7. Trĩ ngoại thể nhiệt độc (Trĩ ngoại tắc mạch cấp: trĩ ngoại độ III)

- Pháp trị: Hoạt huyết chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống

- Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.

 

Đào nhân       08g

Hồng hoa       08g

Thục địa         10g

Đương quy     12g

ạch thược        10g

uyên khung     08g

 

Gia: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc Sài đất 12g, Bồ công anh 12g.

- Nếu có táo bón gia: Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

- Đại tiện ra máu gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.

- Nếu sưng đau nhiều gia: Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.

8. Trĩ ngoại thể thấp nhiệt (Trĩ ngoại độ IV)

- Pháp trị : Thanh thấp nhiệt hoạt huyết chỉ thống.

- Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.

 

Sanh địa                            16g

Đương quy                       10g

Xích thược                       10g 

Đào nhân                          10g

Hồng hoa                          04g   

Chỉ xác                             10g 

Hạn liên thảo                    10g

Trạch tả                             10g

Kim ngân hoa                   10g

Liên kiều                           10g

Thổ phục linh                    08g.

 

- Nếu có táo bón gia: Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng phù hợp với các thể bệnh.

C. Dự phòng

- Tập luyện và giải quyềt các yếu tố có liên quan đến bệnh trĩ.

- Ăn các thức ăn dể tiêu, nhuận tràng, không ăn các thứ cay nóng kích thích, các chất gây táo bón nhất là ớt, rượu, café…

- Không ngồi lâu, mang vác nặng, nếu cần phải đổi nghề.

- Xoa bóp vùng chậu và hố chậu trái.

- Tập dưỡng sinh động tác chổng mông thở.

D. Xử trí tai biến sau thắt trĩ

a. Tụt vòng cao su: búi Trĩ chưa hoại tử, thắt lại.

b. Sau thắt có rối loạn tiểu gây tiểu lắc nhắc,  bí tiểu cho chừơm nước ấm vùng bàng quang, kích thích bàng quang, xông hơi nước nóng vùng hậu môn âm hộ, xối nước lạnh từ thắt lưng trở xuống…; nếu vẫn không tiểu được thì thông tiểu.

c. Chảy máu thứ phát sau thắt Trĩ hay xảy ra vào ngày thú 7 hoặc 10 trở đi

+ Tẩm oxy già vào gòn, chèn cầm máu vị trí búi Trĩ  đã hoại tử bong ra, chảy máu, cho BN nằm nghỉ hạn chế đi lại.

Dùng thuốc:    (Điều trị từ 3-5 ngày)

Adrénoxyl 10mg, 2 viên, uống ngày từ 2-3 lần.

Daflon (Dalcofor) 500 mg,  2 viên, uống ngày từ 2- 3 lần.

+ Khâu lại cầm máu, nếu chèn cầm máu thất bại.

+ Nếu lượng máu chảy nhiều, vị trí sâu bên trong, không khâu cầm máu được, ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân thì chuyển sang Phòng cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Hội thảo chuyên đề Bệnh hậu môn – đại trực tráng, TP HCM, 2003

2.   Bệnh Trĩ, NXB Y học, 2002.

3.  Tạp chí Đông y: Trĩ - Hậu môn.

4.  Phương pháp dưỡng sinh, Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM.

5.  Đề tài Trĩ – Chi hội Đông y Phường 1, TPMT 2001.

6.       Quy trình kỹ thuật Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang.

Tin liên quan
9. Phác đồ điều trị Liệt thần kinh VII ngoại biên    12/10/2020
14. Phác đồ điều trị Bệnh trĩ    12/10/2020
4. Phác đồ điều trị Viêm phế quản mạn    23/09/2020
3. Phác đồ điều trị Rối loạn Lipid máu    23/09/2020
1. Phác đồ điều trị Tăng huyết áp    23/09/2020
2.Phác đồ điều trị Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ    18/09/2020
5. Phác đồ điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng    18/09/2020
6. Phác đồ điều trị Viêm gan mạn    18/09/2020
7. Phác đồ điều trị Tai biến mạch máu não    18/09/2020
8. Phác đồ điều trị Đau thần kinh tọa    18/09/2020

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện