Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ tư vấn đấu thầu thuê dịch vụ bảo vệ cho bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá vị thuốc cổ truyền

Lịch công tác tuần Lịch công tác tuần

Phác đồ điều trị Phác đồ điều trị

5. Phác đồ điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang

(Ban hành kèm theo QĐ số  163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020

của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)

 

  1. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Đại cương

Loét dạ dày- tá tràng (DD-TT) là bệnh mạn tính, diễn biến có tính chất chu kỳ. Bệnh tiến triển do rối loạn thần kinh thể dịch và nội tiết của quá  trình bài tiết, vận động và chức năng bảo vệ của niêm mạc DD-TT.

Kết quả làm mất cân bằng giữa 2 yếu tố:

- Yếu tố bảo vệ niêm mạc DD-TT: chất nhày Mucine, HCO3 và hàng rào niêm mạc dạ dày.

- Yếu tố phá hủy niêm mạc DD-TT: HCl và Pepsine.

  1. Nguyên nhân

- Do sự căng thẳng thần kinh kéo dài.

- Sự có mặt của xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (HP).

- Thuốc giảm đau chống viêm không Corticoid và thuốc Corticoid.

- Sự xơ vữa hệ mao mạch DD-TT làm giảm tưới máu niêm mạc DD-TT.

- Nhóm máu O có tần suất loét cao hơn các nhóm máu khác.

- Vai trò của rượu và thuốc lá.

3. Chẩn đoán

Lâm sàng

a. Cơn đau vùng thượng vị

- Kéo dài từ 15 phút-1 giờ, có thể khu trú ở bên (T) nếu là loét DD hoặc bên (P) nếu là loét TT.

- Cơn đau có thể lan ra vùng hông sườn (P) hoặc có thể lói ra sau lưng nếu vị trí loét ở thành sau DD.

- Cơn đau có tính chu kỳ và trở nên dai dẳng liên tục nếu là loét đã lâu ngày hoặc loét xơ chai.

- Cơn đau thường xuất hiện lúc đói, về đêm và giảm ngay sau khi uống sữa hoặc dung dịch thuốc nhóm Antacid nếu là loét TT. Cũng như thường xuất hiện sau khi ăn hoặc ít thuyên giảm với thuốc nhóm Antacid nếu là loét DD.

- Đau có tính chất quặn thắt, nóng rát hoặc nặng nề âm ỉ. Trong cơ đau khám có thể phát hiện thấy vùng thượng vị đề kháng khi sờ nắn.

b Những rối  loạn tiêu hóa

  - Táo bón rất thường gặp.

- Nôn, buồn nôn xảy ra trong trường hợp loét DD, nhưng nôn mửa thường ít xảy ra trong loét TT nếu không có biến chứng.

- Bệnh nhân vẫn ăn ngon miệng nhưng có cảm giác chậm tiêu, nặng chướng bụng hoặc ợ hơi, ợ chua sau các bữa ăn.

4. Cận lâm sàng

- CTM, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN,…

- Tổng phân tích nước tiểu.

- Điện tim thường, Siêu âm bụng tổng quát, X-quang tim phổi…

* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.

 

II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Bệnh loét dạ dày tá tràng theo Y học cổ truyền thuộc phạm trù chứng Vị quản thống (VQT) được xếp vào nhóm bệnh của Tỳ Vị với biểu hiện lâm sàng là đau vùng thượng vị kèm theo một số triệu chứng về rối loạn tiêu hóa.

  1. Nguyên nhân do:
  • Nội nhân :tình chí uất kết( lo lắng, suy nghĩ, tức giận thái quá kéo dài)…Những căng thẳng tâm lý kéo dài như giận dữ, uất ức khiến chức năng sơ tiết của tạng can bị ảnh hưởng từ đó cản trở tới chức năng giáng nạp thủy cốc của vị.
  • Bất nội ngoại nhân: ẩm thực thất điều (ăn đồ sống lạnh , ăn uống thất thường….) Sự lo nghĩ toan tính quá mức, việc ăn uống no đói thất thường sẽ tác động xấu tới chức năng kiện vận của tạng tỳ và giáng nạp thủy cốc của vị.
  • Trên cơ sở đó nếu gặp thời tiết lạnh hoặc thức ăn sống lạnh (hàn tà) sẽ là yếu tố khởi phát cơn đau. Giai đoại đầu chứng vị quản thống thường biểu hiện ở các thể khí uất, hỏa uất hoặc huyết ứ, nhưng về sau do khí huyết suy kém chứng VQT sẽ diễn tiến thành thể tỳ vị hư hàn.
  1. Các thể lâm sàng:

2.1. Khí uất trệ:

- Đau thượng vị từng cơn, cảm giác nặng bụng khó chịu.

- Đau tức lan hông sườn, ấn vào đau tăng ( cự án).

- Buồn nôn,ợ hơi, ợ chua.

- Đầy hơi ăn khó tiêu, ợ hơi hoặc trung tiện được thì nhẹ.

- Chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng vàng.

- Mạch huyền.

2.2. Hỏa uất:

- Vùng thượng vị đau nhiều, đau nóng rát, cự án.

- Miệng khô đắng hây nôn ,ợ chua.

- Dễ bực mình hay cáu gắt .

- Chất lưỡi đỏ rêu vàng.

- Mạch huyền sác.

2.3. Huyết ứ:

  • Đau khu trú ở vùng thượng vị cảm giác châm chích.
  • Triệu chúng nặng có thể đi cầu phân đen hoặc nôn ra máu bầm.
  • Chất lưỡi đỏ tím hoặc có điểm ứ huyết.

2.4. Tỳ vị hư hàn:

  • Bệnh nhân đau âm ỉ vùng thượng vị cả ngày, khi đau thích xoa bóp chườm nóng.
  • Đầy hơi, lạnh bụng, tức bụng.
  • Có thể buồn nôn nôn ra nước trong.
  • Ăn uống kém người mệt mỏi.
  • Đi cầu phân lỏng sệt.
  • Lưỡi bệu nhợt rêu trắng nhầy nhớt.
  • Mạch trầm tế hoặc trầm nhược.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Theo Y học hiện đại

a. Nguyên tắc:

  • Làm lành ổ loét.
  • Loại bỏ xoắn khuẩn Helicobacter pylori.
  • Phòng chống tái phát.
  • Theo dõi và phát hiện biến chứng.
  1. Thuốc YHHĐ:
  • Nhóm Antacid.
  • Nhóm PPI (ức chế bơm proton).
  • Bệnh nhân lo lắng nhiều bất an: sử dụng thuốc an thần.
  1. Chế độ ăn uống tập luyện:
  • Ăn thức ăn đã được nấu kỹ, uống nước đã đun sôi để nguội.
  • Ăn uống đúng giờ.
  • Tránh thức ăn chua cay, mỡ, chiên xào. Ăn chất mềm dễ tiêu hóa.
  • Ăn chia nhiều bữa  nhỏ không  nên để  quá đói hoặc quá no( trung hòa acid dịch vị).
  • Bỏ thuốc lá,cà phê, rượu. bia.
  • Không ăn bữa cuối cùng trong ngày gần giấc ngủ. Khi cơn đau xuất hiện có thể ăn một ít hoặc uống một ly sữa nhỏ để trung hòa acid dịch vị
  • Hạn chế stress.
  • Tập dưỡng sinh:xoa trung tiêu, phình thót bụng,thở 4 thời có kê mông giơ chân

2. Theo Y học cổ truyền

- Bài thuốc chung: Hương cúc bồ đề nghệ gia giảm.

Hương phụ                     10g

Cúc tần                           12g

Thạch xương bồ             12g

Mã đề                             12g

Khương hoàng (Nghệ)   08g

 

 

2.1 Thể khí uất (trệ):

  • Pháp trị: sơ can, lý khí, giải uất, an thần.
  • Bài thuốc 1: Sài hồ sơ can thang gia giảm
 

Sài hồHương phụXích thượcChỉ xácXuyên khungCam thảo(chích)Trần bì

 
  • Bài thuốc 2: Tiêu dao gia uất kim gia giảm

Sài hồ                  12g

Đương qui           12g

Bạch thược          12g

Cam thảo (chích) 8g

Bạch linh             12g

Bạch truật            12g     

Uất kim                12g

 
  • Nếu bệnh nhân lo lắng, gắt gỏng nên bội thêm Sài hồ 16g,Phục linh 20g hoặc gia thêm Táo nhân sao đen 06-12g.
  • Nếu cơn đau mang tính chất quặn thắt kéo dài nên bội thêm Bạch thược 16g, Cam thảo 10g, Nga truật 08g-12g, Huyền hồ 06-12g.
  • Nếu có triệu chứng lợm giọng buồn nôn bội thêm Bạch truật 08-12g.
  • Nếu có cảm giác nóng rát cồn cào bội thêm Đương qui 08-12g, gia thêm Đại táo 3 quả (08-10g) giảm Uất kim. Hoặc gia Ô tặc cốt 08g-12g.
  • Bài thuốc 3: Hương cúc bồ đề nghệ gia giảm
 
  • Nếu bệnh nhân đau nhiều bội thêm Hương phụ 16g.
  • Nếu đau kèm theo cảm giác nóng rát bội thêm Mã đề 20g.
  • Nếu có cảm giác đầy chướng, ợ hơi, ợ chua bội Thạch xương bồ 12g.

2.2 Thể hỏa uất:

-    Pháp trị: Thanh hỏa trừ uất.

-    Bài thuốc 1: Hóa can tiển hợp với Tả kim hoàn gia giảm.

 

Bạch thược             08g          

Chi tử                     08g  

Thanh bì                08g              

Trần bì                  08g   

Trạch tả                 06g      

Đơn bì                   08g  

 

-Bài thuốc 2: Hương cúc Bồ đề nghệ tăng liều Mã đề 20g hoặc gia thêm Bối mẫu 16g, Nhân trần 20g, Chi tử 12g, Bồ công anh 20g.

2.3 Thể huyết ứ

-    Pháp trị: Hoạt huyết, tiêu ứ, chỉ huyết.

-    Bài thuốc 1: Tứ vật đào hồng gia giảm.

 

Đương qui             08g     

Bạch thược           08g    

Xuyên khung       08g      

Sinh địa               12g       

Đào nhân             08g    

Hồng hoa            08g 

 

Có thể gia Cỏ mực sao đen 12g, Trắc bá diệp sao đen 12g.

  • Bài thuốc 2: Hương cúc bồ đề nghệ tăng liều Uất kim hoặc Khương hàng 12g, Cỏ mực sao đen 12g, Trắc bá diệp sao đen 12g.

2.4 Tỳ vị hư hàn

-    Pháp trị: Ôn trung kiện tỳ.

-    Bài thuốc 1: Hoàng kỳ kiện trung.

 

Hoàng kỳ (chích)        12g  

 Can khương               06g    

Cao lương khương      08g   

Cam thảo (chích)        08g

Hương phụ                 10g  

Bạch thược                12g    

Đại táo                      12g

 
  • Nếu bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, lợm giọng gia: Hoàng kỳ 16g, Cam thảo chích 12g.
  • Nếu bệnh nhân chướng bụng, tiêu sệt gia: Can khương 8g, Cao lương khương 8g.

-   Bài thuốc 2: Hoắc hương chính khí gia giảm:

 

Hoắc hương                           08g        

Đại phúc bì                            08g          

Tô cánh                                 08g     

Cam thảo (chích)                  03g        

Cát cánh                                06g     

Trần bì                                  06g       

Thổ phục linh                       12g      

Bạch truật                             08g       

Hậu phác                              06g       

Bán hạ                                  06g     

Bạch chỉ                               08g   

Sinh khương/Can khương    04g        

Đại táo                                 10g

 

-   Bài thuốc 3: Hương sa lục quân.

 

Đảng sâm                 12g 

Hương phụ chế        08g     

Bạch linh                 10g          

Sa nhân                    08g     

Bạch truật                08g

 

* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng điều trị phù hợp với các thể bệnh.

3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc: theo qui trình kỹ thuật của Bệnh viện.

*  Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:

-   Điện châm.

-   Laser châm.

-   Cấy chỉ (Nhu châm).

-   Thủy châm.

-   Xoa bóp bấm huyệt.

-   Điều trị bằng tia hồng ngoại.

-   Điều trị bằng sóng ngắn.

-   Điều trị bằng dòng điện xung.

-   Dưỡng sinh: xoa tam tiêu.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Bệnh học và điều trị, Bộ môn YHCT- ĐHYDTP Hồ Chí Minh.

2. Bài giảng Bệnh học Nội Khoa - ĐHY Hà Nội.

3. Danh mục thuốc và danh mục kỹ thuật sử dụng tại bệnh viện YHCT Tiền Giang.


Tin liên quan
9. Phác đồ điều trị Liệt thần kinh VII ngoại biên    12/10/2020
14. Phác đồ điều trị Bệnh trĩ    12/10/2020
4. Phác đồ điều trị Viêm phế quản mạn    23/09/2020
3. Phác đồ điều trị Rối loạn Lipid máu    23/09/2020
1. Phác đồ điều trị Tăng huyết áp    23/09/2020
2.Phác đồ điều trị Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ    18/09/2020
5. Phác đồ điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng    18/09/2020
6. Phác đồ điều trị Viêm gan mạn    18/09/2020
7. Phác đồ điều trị Tai biến mạch máu não    18/09/2020
8. Phác đồ điều trị Đau thần kinh tọa    18/09/2020

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện