|
Thông báo
. Thông báo về việc tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024 (cập nhật)
. V/v đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu mua hóa chất xét nghiệm sử dụng 2024-2025 (Lần 2)
. Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024
. Thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
. Về việc thông báo chào giá hóa chất xét nghiệm.
Thông tin tuyên truyền
. V/v đề nghị báo giá kiểm tra, bơm lại các bình chữa cháy của Bệnh viện
. V/v đề nghị báo giá sữa chữa máy Xquang di động của Bệnh viện
. Về việc thông báo chào giá thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH QUÝ II/2024
Văn bản mới
Lịch công tác tuần
Thông tin y tế giáo dục
. ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
. Bệnh mùa nắng nóng
. Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới
. Thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị đông y hay tây y
. Phát sóng TVC tuyên truyền an toàn giao thông
. Lễ giỗ lần thứ 228 Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông
. Bệnh viện y học Cổ Truyền Tiền Giang nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Nội dung
KHOA NỘI
- SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH:
Năm 1981, Bệnh viện nâng cao hoạt động, triển khai điều trị nội trú, thành lập khoa lâm sàng. Qua 6 tháng hoạt động, căn cứ tình hình thực tế người bệnh điều trị nội trú, BGĐ bệnh viện đã quyết định tách khoa điều trị nội trú ban đầu thành lập thành 02 khoa: Khoa Nội cán bộ, Khoa Nội nhân dân.
Năm 1983, căn cứ tình hình thục tế hoạt động bệnh viện phải sáp nhập 2 khoa Nội cán bộ và Nội nhân dân thành Khoa nội và hoạt động của khoa Nội được duy trì cho đến ngày nay.
- Địa điểm: Tầng 1 và tầng 2 thuộc tòa nhà 4 tầng Bệnh viện Y học cổ truyền.
- Số điện thoại: 02733.970588
- Những đặc điểm chính của Khoa:
Lãnh đạo Khoa qua các thời kỳ:
- Trưởng khoa:
+ Năm 1981:
Lương Y Huỳnh Văn Ngạn, Trưởng khoa Nội cán bộ
Lương Y Nguyễn Văn Liêm, Trưởng khoa Nội nhân dân
+ Năm 1983: Lương Y Nguyễn Văn Liêm, Trưởng khoa Nội
+ Năm 1991: Bác sĩ Trần Việt Yến
+ Năm 1997: Bác sĩ Ngô Thị Hiền
+ Năm 2004: Bác sĩ Ngô Thị Hiền
+ Năm 2013: Bác sĩ CK1 Nguyễn Văn Phong
- Phó khoa:
+ Năm 1983: Lương Y Huỳnh Văn Ngạn
+ Năm 1991: Bác sĩ Ngô Thị Hiền
+ Năm 2004: Bác sĩ Nguyễn Văn Phong
+ Năm 2013: Bác sĩ Hồ Duy Thanh
- Điều dưỡng trưởng: YS Phạm Thị Mai
Lãnh đạo Khoa đương nhiệm:
- Trưởng Khoa: BSCK1 Huỳnh Thị Kim Dâng
- Phó Khoa: chưa có
- Điều Dưỡng Trưởng Khoa: ĐD Nguyễn Thị Thu Hằng
Nhân lực hiện tại của Khoa Nội:
- BS Phan Văn Xiếu
- BS Trần Thị Hồng Tươi
- BS Trần Lê Trang Hạ
- BS Nguyễn Thị Hoài Thanh
- BS Nguyễn Văn Nhân
- ĐD Đoàn Thị Thanh Hà
- ĐD Dương Tường Y Phụng
- ĐD Nguyễn Minh Thu
- YS Nguyễn Thị Lê Quý
- YS Đặng Thị Kim Yến
- HL Nguyễn Thị Xuân Hương
Tập thể Khoa Nội
Thành tích:
- Giấy khen của Sở Y tế Tiền Giang: Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong 2 năm (2008-2009).
- Giấy khen Sở Y tế Tiền Giang: Đạt thành tích điển hình, tiên tiến của ngành Y tế Tiền Giang giai đoạn (2006-2009).
- Từ đó đến nay mỗi năm Khoa nội đều đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.
Một số hình ảnh hoạt động tại Khoa
Ứng dụng VNPT-HIS trong khám chữa bệnh
Điều dưỡng thực hiện đo ECG cho bệnh nhân nội trú
Vị thuốc quanh ta
Cần tây hạ áp
Cần tây hạ áp
Rau cần có 2 loại cần tây và cần ta, đều rất quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Cần tây còn gọi cần cạn (trồng đất), cần lá to, cần thơm, cần đáng, Tên khoa học Apium gaveolens.
Cần tây là loại rau ăn cao cấp chứa nước 90,5%, hợp chất nitơ 1,95%, chất béo 0,07%, xenlulo 1,15% và tro 1,13%, các vitamin A, B, C. Các khoáng chất như Mg, Mn, Fe, I, Cu, K, P, Ca và vitamin P, cholin, tyrosin, axít glutamic.
Từ xưa người Hy Lạp dùng cần tây làm thuốc lợi tiểu, người Ai Cập dùng cần tây chữa bệnh tim. Hyppocrate đã hướng dẫn dùng chữa rối loạn thần kinh.
Chất xơ trong rau cần gia tăng tính mẫn cảm của insulin làm hạ đường huyết, bảo vệ tuyến tụy, ngừa xơ cứng mạch, tinh dầu có tính kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa.
Cần tây được dùng "lọc" máu có mỡ máu cao, chữa tăng huyết áp, giảm béo, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật, chống hoại huyết (chảy máu), kháng khuẩn, lành vết thương, chữa thấp khớp kể cả gút, sỏi tiết niệu, các bệnh phổi, viêm miệng họng. Dùng ngoài ngâm chân, chữa nứt nẻ, gội đầu sạch gàu.
Theo Đông y, cần vị ngọt đắng, the mát (có tài liệu nói lạnh), có công dụng dưỡng huyết mạch, lợi tỳ ích khí, thanh nhiệt, hạ hỏa, lợi đại tiểu tiện, đái tháo đường, giảm ho và các triệu chứng quy về huyễn vựng (ngày nay thấy tương ứng chứng tăng huyết áp), khử phong thấp, vết máu bầm, tan hạch ở cổ… Chữa bệnh hiệu quả với rau cần tây như: trị cao huyết áp và làm hạ cholesterol. Dưới đây là một số cách trị bệnh từ rau cần tây:
Chữa tăng huyết áp: rau cần tây cả cây 50 - 60g sắc lấy nước uống hằng ngày (chia 3 lần) uống đến khi thấy huyết áp ổn định thì thôi. Lưu ý nên đun lửa nhỏ để nước thuốc ngấm được các dưỡng chất từ cần tây nhiều nhất. Chất Apigenin sẽ giúp làm giãn các mạch máu để quá trình lưu thông diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa tụ máu.
Chữa phong thấp: rau cần tây 1kg toàn cây, phơi khô mỗi lần dùng 150g sắc với 3 bát nước còn 1 bát chia 3 lần uống trong ngày, uống nóng. Trong khi uống thuốc không nên ăn thức ăn sống, lạnh (dưa chuột, giá).
Bí tiểu tiện: rau cần tây 50g rửa sạch, vò nát, hãm trong ấm tích hoặc phích nước, uống dần trong ngày cho ra mồ hôi và thông tiện. Kỵ trường hợp huyết áp thấp.
Chữa chứng khó tiêu, biếng ăn: rau cần tây sống ăn hằng ngày khoảng 20 - 30g kèm thức ăn khác với cơm.
Chứng viêm miệng, họng: rau cần tây tươi 40 - 50g rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt súc miệng (thêm ít muối) viêm họng ngậm, hoặc nuốt dần.
Chứng da lở loét: lá rau cần tây 30g rửa sạch, giã kỹ, đắp lên vết lở loét. Khi vết thương đã khô, lấy nước cốt rau cần tây thoa lên thường xuyên sẽ chóng lên da non, nên sẹo đẹp.
Chứng nội nhiệt, phục nhiệt trong máu (sau sốt viêm nhiệt, trẻ sau sởi, sau viêm phổi…) rau cần tây giã nước cốt nấu sôi, uống nóng hoặc dùng rau cần ăn hằng ngày.
Chảy máu mũi, chân răng, đại tiểu tiện ra máu: rau cần tây tươi, giã lấy nước uống. Hoặc rau cần tây thêm củ sen, để giã lấy nước, đun sôi rồi uống. Trường hợp chảy máu nặng như nôn ra máu, ho ra máu… phải điều trị tích cực theo Tây y.
Đái tháo đường (kèm bệnh tim mạch): rau cần tây tươi 500g, giã vắt lấy nước uống ngày 2 lần liên tục nhiều ngày.
Đái tháo đường (kèm mất ngủ): rễ rau cần tây 90g, toan táo nhân 10g. Nấu nước uống.
Mỡ trong máu cao, tăng huyết áp: rau cần tây 500g, táo đen (bỏ hạt) 250g. Nấu chín, uống nước, ăn cái.
Chữa vàng da (dương hoàng): rau cần tây 150g, dạ dày lợn 15g xào ăn. Ăn liên tục 7 - 10 ngày.
Bổ can thận, hạ huyết áp: rau cần tây 200g, mộc nhĩ 30g, đỗ trọng (bột) 10g, tỏi 15g, gừng 5g, gia vị, dầu vừa đủ. Rau cần tây bỏ sau cùng xào đến tái là được.
Bổ thận, hạ huyết áp: Rau cần tây 100g, thịt lợn nạc 100g, nước luộc gà 300ml, nấm hương 30g, dâu 10g, hành 10g, gừng 5g, muối, dầu vừa đủ. Cho dầu vào chảo nóng phi thơm gia vị rồi cho các vị còn lại cùng nước luộc gà, đun nhỏ lửa 20 phút, chia làm 2 - 3 lần ăn trong ngày.
Chú ý: rau cần có furocoumarin nếu để lâu quá 3 tuần trong tủ lạnh chất này sẽ tăng gấp 2,5 lần, nếu ăn sẽ bị độc. Do đó chỉ nên để rau cần tây trong tủ lạnh vài ngày đến 1 tuần để được an toàn trong sử dụng.
Huỳnh Thị Kim Dâng
Danh mục kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật
Phác đồ điều trị
14. Phác đồ điều trị Bệnh trĩ
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Định nghĩa
Trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên mà cuống trĩ nằm trên đường lược ( Trĩ nội) hoặc tĩnh mạch trĩ dưới mà cuống trĩ nằm dưới đường lược ( trĩ ngoại) hay cả hai ( trĩ hỗn hợp).
2. Các yếu tố thuận lợi
Đứng nhiều, làm việc nặng, thai kỳ, táo bón, tiêu chảy, suy tim, tăng áp lực tĩnh mạch cửa (bệnh xơ gan), viêm phế quản mãn, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, bướu vùng chậu, ung thư trực tràng, di truyền. …
3. Chẩn đoán
3.1. Trĩ nội
- Trĩ nội độ I: đau, chảy máu ( hoặc không). Trĩ không lồi ra ngoài hậu môn. Thăm trực tràng và soi hậu môn thấy rõ.
- Trĩ nội độ II: trĩ cùng niêm mạc trực tràng hậu môn sa ra ngoài sau khi rặn hoặc đại tiện sau đó tự vào trong hậu môn. Thăm và soi trực tràng hậu môn thấy rõ ranh giới búi trĩ.
- Trĩ nội độ III: Máu tươi chảy ra ít hoặc nhiều, khi rặn hoặc đại tiện búi trĩ cùng niêm mạc hậu môn sa ra ngoài hậu môn, phải đẩy búi trĩ mới vào.
- Trĩ nội độ IV: Trĩ thường xuyên ở ngoài hậu môn, đẩy vào cũng không vào có kèm theo viêm nhiễm.
- Trĩ nội có biến chứng:
+ Tắc mạch.
+ Sa và nghẹt búi trĩ.
3.2. Trĩ ngoại
- Trĩ ngoại đơn thuần (trĩ ngoại độ I – độ II)
- Trĩ ngoại tắc nghẽn (trĩ ngoại độ III)
- Trĩ ngoại có biến chứng viêm loét (trĩ ngoại độ IV)
4. Cận lâm sàng
- CTM,Thời gian máu chảy, Máu lắng, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN
- NTTP
- Điện tim thường, Siêu âm bụng TQ, X-quang tim phổi…
* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bệnh Trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom (theo dân gian).
Theo YHCT, nguyên nhân là do ăn đồ cay nóng hay táo bón kéo dài làm cho phong, thấp, táo, nhiệt nội sinh rồi kết tụ ở trực tràng hậu môn. Xơ gan, phụ nữ có thai dùng sức khi sanh đẻ; hoặc ngồi lâu, đi xa, khuân vác nặng nề làm cho kinh lạc ứ trệ, khí huyết vận hành không thông mà gây thành búi trĩ, cũng có người già hoặc cơ thể suy nhược, tả lỵ lâu ngày (Viêm đại tràng mãn tính) dẫn đến hạ tiêu hư thoát mà thành trĩ.
Y học cổ truyền chia trĩ nội ra làm 6 thể:
- Trĩ nội thể ứ trệ: Hậu môn thốn, tức nặng.
- Trĩ nội thể huyết ứ: Là trĩ có xung huyết.
- Trĩ nội thễ thấp nhiệt: Là trĩ có thấp phối hợp với nhiệt.
- Trĩ nội thể nhiệt độc: Do trĩ ứ huyết lâu ngày phối hợp với nhiệt độc.
- Trĩ nội thể khí huyết suy: Do trĩ có tiêu máu nhiều lần, lâu ngày hoặc kèm theo một số bệnh toàn thân.
- Trĩ nội thể tỳ khí suy: Thường gặp ở người già, bệnh tái phát nhiều lần.
Y học cổ truyền chia trĩ ngoại ra làm 3 thể:
- Trĩ ngoại đơn thuần (trĩ ngoại độ I – độ II) gọi là huyết ứ.
- Trĩ ngoại tắc nghẽn (trĩ ngoại độ III) gọi là nhiệt độc.
- Trĩ ngoại có biến chứng viêm loét (trĩ ngoại độ IV) gọi là thấp nhiệt.
III. ĐIỀU TRỊ
Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể điều trị bằng Y học hiện đại hoặc bằng Y học cổ truyền hoặc kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền.
A. Theo Y học hiện đại
1. Đợt trĩ cấp: Búi trĩ sa, sưng to, đau, rỉ dịch hoặc máu
- Daflon (Dalcofor) 500 mg
+ 3 ngày đầu: uống 2 viên x 3 lần/ ngày
+ 4 ngày kế tiếp:uống 2 viên x 2 lần/ ngày
Kết hợp:- Kháng sinh - Kháng viêm - Giảm đau - An thần (+/-).
2. Đối với trĩ ngoại tắc mạch có khối máu tụ dưới da:
Sau khi điều trị nội khoa 3 đến 7 ngày không tan, thực hiện tách máu tụ dưới da. Sau khi tách máu tụ có thể dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau (như trên).
3. Nội soi hậu môn ống cứng can thiệp Thắt trĩ hoặc Tiêm xơ (tùy trường hợp theo chỉ định bác sĩ điều trị)
3.1. Thắt trĩ: Khi điều trị nội mà búi trĩ chưa teo.
Mỗi lần thắt từ 01 búi trĩ tối đa 02 búi trĩ. Giữa 02 lần thắt cách nhau từ 7 - 14 ngày (căn cứ vào sang thương của búi trĩ đã thắt). Sau thắt dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, an thần ( điều trị 3 đến 5 ngày) kết hợp điều trị triệu chứng kèm theo.
3.2. Tiêm xơ búi trĩ bằng PG 60 5% (búi trĩ có kích thước nhỏ, đơn giản)
Dung dịch gồm: - Nước cất: 03ml
- Phenol : 01 ml
Tiêm trực tiếp vào gốc búi trĩ. Tiêm cách ngày. Số lần tiêm tùy thuộc kích thước búi trĩ.
4. Đối với trĩ vòng, to: chỉ định phẫu thuật ( chuyên khoa ngoại).
B. Theo Y học cổ truyền
1. Điều trị chung cho các thể:
- Dùng Mật ong 1,5gr bơm vào ống hậu môn ngày 1 lần.
- Phèn chua (bạch phèn) 10g hoặc Thực diêm 30g pha trong 3lít nước ấm chia 3lần/ngày, ngâm hậu môn, mỗi lần ngâm 10-15 phút.
2. Trĩ nội thể huyết ứ - khí trệ (Trĩ độ I,II,III không có biến chứng)
- Pháp trị: tư âm, lương huyết, thanh nhiệt, hoạt huyết, chỉ huyết
- Bài thuốc: Lương Huyết địa hoàng thang gia giảm
Sanh địa 16g
Xích thược 10g
Đương quy 12g
Hoè hoa 16g
Hoàng cầm 08g
Kinh giới 06g
Ngư tinh thảo 10g
Hạn liên thảo (Cỏ mực) 10g
- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g;
- Đại tiện ra máu nhiều gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g (không dùng Hạn liên thảo).
3. Trĩ nội thể nhiệt độc (Trĩ nội có biến chứng)
- Pháp trị: hoạt huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống.
- Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.
Đào nhân 08g
Hồng hoa 08g
Bạch thược 10g
Thục địa 10g
Đương quy 12g
Xuyên khung 08g
Gia: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc gia: Sài đất 12g, Bồ công anh 12g.
- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.
- Đại tiện ra máu gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.
- Nếu sưng đau nhiều gia: Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.
4. Trĩ nội thể khí huyết suy (Trĩ nội độ I, II, III có tiêu máu nhiều lần, hoặc kèm các bệnh toàn thân khác gây suy nhược cơ thể )
- Pháp trị: Bổ khí huyết, chỉ huyết.
- Bài thuốc: Bát trân thang gia giảm.
Đảng sâm 12g
Bạch linh 10g
Bạch truật 08g
Cam thảo (chích) 06g
Bạch thược 08g
Đương quy 12g
Thục địa 10g
Xuyên khung 08g.
- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g;
- Đại tiện ra máu nhiều gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.
5. Trĩ nội thể Tỳ khí suy ( trĩ nội độ IV, trĩ vòng )
- Pháp trị: kiện tỳ bổ khí, hành khí thăng đề.
- Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm.
Đảng sâm 10g
Hoàng kỳ (chích) 10g
Bạch truật 10g
Trần bì 06g
Thăng ma 10g
Sài hồ 10g
Đương quy 10g
Cam thảo (chích) 04g
Đại táo 12g
Sanh cương/Can khương 04g
- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.
- Đại tiện ra máu gia: Hắc Kinh giới 16g, Hắc Địa du 10g, Hắc Chi tử 6g
6. Trĩ ngoại thể huyết ứ (độ I và độ II )
- Pháp trị: Hoạt huyết, bổ khí, hành ứ.
- Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm.
Đảng sâm 10g
Hoàng kỳ (chích) 10g
Bạch truật 10g
Cam thảo (chích) 04g
Sài hồ 06g
Thăng ma 06g
Đương quy 16g
Xích thược 10g
Trần bì 06g
- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.
7. Trĩ ngoại thể nhiệt độc (Trĩ ngoại tắc mạch cấp: trĩ ngoại độ III)
- Pháp trị: Hoạt huyết chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống
- Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.
Đào nhân 08g
Hồng hoa 08g
Thục địa 10g
Đương quy 12g
ạch thược 10g
uyên khung 08g
Gia: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc Sài đất 12g, Bồ công anh 12g.
- Nếu có táo bón gia: Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.
- Đại tiện ra máu gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.
- Nếu sưng đau nhiều gia: Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.
8. Trĩ ngoại thể thấp nhiệt (Trĩ ngoại độ IV)
- Pháp trị : Thanh thấp nhiệt hoạt huyết chỉ thống.
- Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.
Sanh địa 16g
Đương quy 10g
Xích thược 10g
Đào nhân 10g
Hồng hoa 04g
Chỉ xác 10g
Hạn liên thảo 10g
Trạch tả 10g
Kim ngân hoa 10g
Liên kiều 10g
Thổ phục linh 08g.
- Nếu có táo bón gia: Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.
* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng phù hợp với các thể bệnh.
C. Dự phòng
- Tập luyện và giải quyềt các yếu tố có liên quan đến bệnh trĩ.
- Ăn các thức ăn dể tiêu, nhuận tràng, không ăn các thứ cay nóng kích thích, các chất gây táo bón nhất là ớt, rượu, café…
- Không ngồi lâu, mang vác nặng, nếu cần phải đổi nghề.
- Xoa bóp vùng chậu và hố chậu trái.
- Tập dưỡng sinh động tác chổng mông thở.
D. Xử trí tai biến sau thắt trĩ
a. Tụt vòng cao su: búi Trĩ chưa hoại tử, thắt lại.
b. Sau thắt có rối loạn tiểu gây tiểu lắc nhắc, bí tiểu cho chừơm nước ấm vùng bàng quang, kích thích bàng quang, xông hơi nước nóng vùng hậu môn âm hộ, xối nước lạnh từ thắt lưng trở xuống…; nếu vẫn không tiểu được thì thông tiểu.
c. Chảy máu thứ phát sau thắt Trĩ hay xảy ra vào ngày thú 7 hoặc 10 trở đi
+ Tẩm oxy già vào gòn, chèn cầm máu vị trí búi Trĩ đã hoại tử bong ra, chảy máu, cho BN nằm nghỉ hạn chế đi lại.
Dùng thuốc: (Điều trị từ 3-5 ngày)
Adrénoxyl 10mg, 2 viên, uống ngày từ 2-3 lần.
Daflon (Dalcofor) 500 mg, 2 viên, uống ngày từ 2- 3 lần.
+ Khâu lại cầm máu, nếu chèn cầm máu thất bại.
+ Nếu lượng máu chảy nhiều, vị trí sâu bên trong, không khâu cầm máu được, ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân thì chuyển sang Phòng cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội thảo chuyên đề Bệnh hậu môn – đại trực tráng, TP HCM, 2003
2. Bệnh Trĩ, NXB Y học, 2002.
3. Tạp chí Đông y: Trĩ - Hậu môn.
4. Phương pháp dưỡng sinh, Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM.
5. Đề tài Trĩ – Chi hội Đông y Phường 1, TPMT 2001.
6. Quy trình kỹ thuật Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang.Góp ý & Thư viện