|
Thông báo
. Thông báo về việc tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024 (cập nhật)
. V/v đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu mua hóa chất xét nghiệm sử dụng 2024-2025 (Lần 2)
. Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024
. Thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
. Về việc thông báo chào giá hóa chất xét nghiệm.
Thông tin tuyên truyền
. V/v đề nghị báo giá kiểm tra, bơm lại các bình chữa cháy của Bệnh viện
. V/v đề nghị báo giá sữa chữa máy Xquang di động của Bệnh viện
. Về việc thông báo chào giá thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH QUÝ II/2024
Văn bản mới
Lịch công tác tuần
Thông tin y tế giáo dục
ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
BSCKI. Huỳnh Thị Kim Dâng
Tăng huyết áp (THA) được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" bởi người bị THA có thể không thấy bất cứ dấu hiệu cảnh báo gì, từ đó dẫn tới tâm lý chủ quan.
Tăng huyết áp là bệnh diễn biến thầm lặng qua nhiều năm tháng, đa phần phát hiện tình cờ hoặc chỉ khi bệnh nhân có biến chứng mới được phát hiện. Tại Việt Nam, kết quả khảo sát cho thấy 25% người dân mắc bệnh THA, trong đó 40% không được điều trị. Khi không được điều trị thường xuyên và theo dõi hằng ngày, tình trạng THA có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận… Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có hơn 1,5 tỉ người mắc phải căn bệnh THA. Sau đây là những kiến thức giúp bạn nhận biết sớm bệnh THA và sơ cứu khi gặp người đột quỵ.
Các biểu hiện của THA
Nhức đầu: Đau nhức phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày.
Chóng mặt: cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.
Mệt: cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở; Ù tai, mất ngủ, mắt mờ, miệng lệch, phát âm khó, yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút, chảy máu cam tái phát nhiều lần…
Nhức đầu Chóng mặt
Theo khuyến cáo hiện nay của Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (Hội Tim mạch Hoa Kỳ coi huyết áp ≥130/80mmHg là tăng huyết áp). Tức là huyết áp bình thường phải nhỏ hơn 140/90mmHg.
Khi người bệnh bị THA, hãy để người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn. Người bệnh không nên nói nhiều vì khi nói không chỉ thanh quản hoạt động mà các cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng làm HA càng tăng cao. Dùng máy đo HA để xác định mức độ tăng và có biện pháp xử lý phù hợp.
Cách sơ cứu người đột quỵ: đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, mặt nghiêng sang một bên,...
Đa số bệnh nhân đột quỵ khi chuyển tới bệnh viện đều trong tình trạng muộn, hậu quả là họ phải sống tàn phế suốt đời hoặc tử vong.
Để kịp thời giúp người thân được cứu sống và có cơ hội phục hồi khi bị đột quỵ, thân nhân cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện trong 3 giờ đồng hồ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng sau:
- Face: Nhận biết dấu hiệu đột quỵ qua gương mặt người bệnh. Dựa vào tình trạng mặt bị mất cân đối hoặc một bên miệng bị méo, bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu "cười" để được quan sát rõ hơn.
- Arm: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu giơ cả hai tay lên, sau khi kiểm tra bên nào yếu hơn hoặc rơi xuống trước thì bên đó được kết luận bị liệt.
- Speech: Nhận biết sự bất thường trong ngôn ngữ. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nói lặp lại một câu đơn giản nào đó. Nếu giọng nói không được tròn, rõ, không lưu loát hoặc không thể nói được thì đây chính là dấu hiệu bất thường của đột quỵ.
- Time: Bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ rất cao nếu xảy ra cả 3 dấu hiệu kể trên. Người xung quanh cần khẩn trương đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
Nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ bằng quy tắc FAST
Cách sơ cứu đột quỵ
· Với bệnh nhân chưa rơi vào hôn mê nhưng có biểu hiện: nhức đầu, chóng mặt kèm theo tê nửa người (tê mặt, tê tay chân). Hoặc bệnh nhân nói đớ, nói khó, nuốt nghẹn…, phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
· Với bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, tiểu tiện không tự chủ, nuốt sặc thì cho người bệnh nằm nghiêng đầu về một bên. Cách này sẽ giúp người bệnh tránh tình trạng trào ngược đờm dãi vào khí quản gây tắc nghẽn đường thở dẫn đến ngưng tim ngưng thở. Lúc này, người bệnh bị liệt hô hấp nên khi đờm dãi tiết ra thì bệnh nhân lại không nuốt được xuống thực quản. Do đó, tuyệt đối không cho người bệnh uống nước.
· Khi chuyển lên taxi hay xe cấp cứu luôn để bệnh nhân nghiêng đầu một bên. Người nhà không được thoa dầu cạo gió, không sử dụng kim chích vào đầu các ngón tay… Cũng không nên cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp vì tình trạng hạ HA đột ngột sẽ gây tổn thương não nặng hơn. Do đó, cần gọi xe cấp cứu để chuyển bệnh nhân tới trung tâm đột quỵ nhanh nhất. Nếu đưa bệnh nhân đến bệnh viện sau 3 giờ (giờ vàng) thì việc điều trị đột quỵ cho người bệnh sẽ khó khăn hơn.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng tránh đột quỵ, người bệnh cần tự bảo vệ mình bằng cách phòng tránh những nguyên nhân làm tăng huyết áp như: xúc động mạnh, căng thẳng thần kinh… Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục hàng ngày, luôn vui vẻ, yêu đời là phương thuốc hiệu quả duy trì huyết áp ổn định. Những người có nguy cơ bị đột quỵ (bệnh tiểu đường, huyết áp, béo phì...) phải uống thuốc theo y lệnh bác sĩ. Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn mặn, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, tránh uống rượu bia, café, hút thuốc lá.
Nội dung
KHOA KHÁM BỆNH
1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN:
Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang là một trong 4 khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện – thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người dân trong tỉnh nhà cũng như các tỉnh bạn cận kề. Được thành lập từ năm 1981, đến nay trải qua quá trình cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị thuộc Khoa Khám Bệnh được nâng cao. Đội ngũ Điều dưỡng, Y Bác sĩ không ngừng được nâng tầm, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám và điều trị bệnh, phòng ngừa bệnh tật cho nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực Y học cổ truyền. Đến nay khoa gồm 7 buồng khám, 6 buồng hoạt động thường trực, 1 buồng khám dự phòng. Nhân lực cơ hữu gồm 8 nhân viên là Y bác sĩ và các Bác sĩ tăng cường từ các khoa phòng trong bệnh viện nhằm đáp ứng công tác khám và điều trị bệnh khi đến Khoa Khám bệnh.
Hiện tại khu vực làm việc của Khoa Khám bệnh được bố trí tại tầng trệt gần cổng ra vào của Bệnh viện, thuộc tòa nhà 4 tầng nằm trong khuôn viên Bệnh viện. Với cơ sở vật chất đầy đủ khang trang, tiện nghi. Các bộ phận trong khoa gồm các buồng: khám bệnh, cấp cứu, đo loãng xương, điện tâm đồ.
2. LÃNH ĐẠO KHOA.
. Phó Trưởng Khoa: Bs CKI Hồ Thanh Quang
. Điều dưỡng Trưởng Khoa: Ys Hồ Thị Phương Nhi
3. NHÂN SỰ:
. Bs. Võ Quốc Thắng: Bs khám bệnh
. Bs. Huỳnh Trần Hoàng Lan: Bs khám bệnh
. Bs. Nguyễn Thị Cẩm Loan: Bs khám bệnh
. Ys. Đoàn Thị Kim Thơ: nhận bệnh, điều dưỡng buồng bệnh.
. Ys . Trương Minh Loan Anh: nhận bệnh, điều dưỡng buồng bệnh
. Ys. Lý Thị Mỹ Tiên: (Học dài hạn)
Tập thể Khoa Khám bệnh
4. ĐẢNG – ĐOÀN THỂ:
- Tổ Đảng Khoa Khám – Kế hoạch tổng hợp thuộc Chi bộ Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang: gồm 06 đồng chí
- Tổ công đoàn Khoa Khám trực thuộc Công đoàn cơ sở Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang: gồm 08 công đoàn viên.
MỘT SÔ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TẠI KHOA KHÁM
Khu chờ tiếp nhận khám bệnh tại Khoa Khám bệnh
Khu chờ khám bệnh tại Khoa Khám bệnh
Bác sĩ đang Khám Bệnh nhân
Bác sĩ đang siêu âm Bệnh nhân
Điều dưỡng đang thực hiện Đo Điện Tim
Điều dưỡng đang thực hiện Đo Loãng Xương
Vị thuốc quanh ta
Danh mục kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật
Phác đồ điều trị
14. Phác đồ điều trị Bệnh trĩ
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Định nghĩa
Trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên mà cuống trĩ nằm trên đường lược ( Trĩ nội) hoặc tĩnh mạch trĩ dưới mà cuống trĩ nằm dưới đường lược ( trĩ ngoại) hay cả hai ( trĩ hỗn hợp).
2. Các yếu tố thuận lợi
Đứng nhiều, làm việc nặng, thai kỳ, táo bón, tiêu chảy, suy tim, tăng áp lực tĩnh mạch cửa (bệnh xơ gan), viêm phế quản mãn, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, bướu vùng chậu, ung thư trực tràng, di truyền. …
3. Chẩn đoán
3.1. Trĩ nội
- Trĩ nội độ I: đau, chảy máu ( hoặc không). Trĩ không lồi ra ngoài hậu môn. Thăm trực tràng và soi hậu môn thấy rõ.
- Trĩ nội độ II: trĩ cùng niêm mạc trực tràng hậu môn sa ra ngoài sau khi rặn hoặc đại tiện sau đó tự vào trong hậu môn. Thăm và soi trực tràng hậu môn thấy rõ ranh giới búi trĩ.
- Trĩ nội độ III: Máu tươi chảy ra ít hoặc nhiều, khi rặn hoặc đại tiện búi trĩ cùng niêm mạc hậu môn sa ra ngoài hậu môn, phải đẩy búi trĩ mới vào.
- Trĩ nội độ IV: Trĩ thường xuyên ở ngoài hậu môn, đẩy vào cũng không vào có kèm theo viêm nhiễm.
- Trĩ nội có biến chứng:
+ Tắc mạch.
+ Sa và nghẹt búi trĩ.
3.2. Trĩ ngoại
- Trĩ ngoại đơn thuần (trĩ ngoại độ I – độ II)
- Trĩ ngoại tắc nghẽn (trĩ ngoại độ III)
- Trĩ ngoại có biến chứng viêm loét (trĩ ngoại độ IV)
4. Cận lâm sàng
- CTM,Thời gian máu chảy, Máu lắng, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN
- NTTP
- Điện tim thường, Siêu âm bụng TQ, X-quang tim phổi…
* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bệnh Trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom (theo dân gian).
Theo YHCT, nguyên nhân là do ăn đồ cay nóng hay táo bón kéo dài làm cho phong, thấp, táo, nhiệt nội sinh rồi kết tụ ở trực tràng hậu môn. Xơ gan, phụ nữ có thai dùng sức khi sanh đẻ; hoặc ngồi lâu, đi xa, khuân vác nặng nề làm cho kinh lạc ứ trệ, khí huyết vận hành không thông mà gây thành búi trĩ, cũng có người già hoặc cơ thể suy nhược, tả lỵ lâu ngày (Viêm đại tràng mãn tính) dẫn đến hạ tiêu hư thoát mà thành trĩ.
Y học cổ truyền chia trĩ nội ra làm 6 thể:
- Trĩ nội thể ứ trệ: Hậu môn thốn, tức nặng.
- Trĩ nội thể huyết ứ: Là trĩ có xung huyết.
- Trĩ nội thễ thấp nhiệt: Là trĩ có thấp phối hợp với nhiệt.
- Trĩ nội thể nhiệt độc: Do trĩ ứ huyết lâu ngày phối hợp với nhiệt độc.
- Trĩ nội thể khí huyết suy: Do trĩ có tiêu máu nhiều lần, lâu ngày hoặc kèm theo một số bệnh toàn thân.
- Trĩ nội thể tỳ khí suy: Thường gặp ở người già, bệnh tái phát nhiều lần.
Y học cổ truyền chia trĩ ngoại ra làm 3 thể:
- Trĩ ngoại đơn thuần (trĩ ngoại độ I – độ II) gọi là huyết ứ.
- Trĩ ngoại tắc nghẽn (trĩ ngoại độ III) gọi là nhiệt độc.
- Trĩ ngoại có biến chứng viêm loét (trĩ ngoại độ IV) gọi là thấp nhiệt.
III. ĐIỀU TRỊ
Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể điều trị bằng Y học hiện đại hoặc bằng Y học cổ truyền hoặc kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền.
A. Theo Y học hiện đại
1. Đợt trĩ cấp: Búi trĩ sa, sưng to, đau, rỉ dịch hoặc máu
- Daflon (Dalcofor) 500 mg
+ 3 ngày đầu: uống 2 viên x 3 lần/ ngày
+ 4 ngày kế tiếp:uống 2 viên x 2 lần/ ngày
Kết hợp:- Kháng sinh - Kháng viêm - Giảm đau - An thần (+/-).
2. Đối với trĩ ngoại tắc mạch có khối máu tụ dưới da:
Sau khi điều trị nội khoa 3 đến 7 ngày không tan, thực hiện tách máu tụ dưới da. Sau khi tách máu tụ có thể dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau (như trên).
3. Nội soi hậu môn ống cứng can thiệp Thắt trĩ hoặc Tiêm xơ (tùy trường hợp theo chỉ định bác sĩ điều trị)
3.1. Thắt trĩ: Khi điều trị nội mà búi trĩ chưa teo.
Mỗi lần thắt từ 01 búi trĩ tối đa 02 búi trĩ. Giữa 02 lần thắt cách nhau từ 7 - 14 ngày (căn cứ vào sang thương của búi trĩ đã thắt). Sau thắt dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, an thần ( điều trị 3 đến 5 ngày) kết hợp điều trị triệu chứng kèm theo.
3.2. Tiêm xơ búi trĩ bằng PG 60 5% (búi trĩ có kích thước nhỏ, đơn giản)
Dung dịch gồm: - Nước cất: 03ml
- Phenol : 01 ml
Tiêm trực tiếp vào gốc búi trĩ. Tiêm cách ngày. Số lần tiêm tùy thuộc kích thước búi trĩ.
4. Đối với trĩ vòng, to: chỉ định phẫu thuật ( chuyên khoa ngoại).
B. Theo Y học cổ truyền
1. Điều trị chung cho các thể:
- Dùng Mật ong 1,5gr bơm vào ống hậu môn ngày 1 lần.
- Phèn chua (bạch phèn) 10g hoặc Thực diêm 30g pha trong 3lít nước ấm chia 3lần/ngày, ngâm hậu môn, mỗi lần ngâm 10-15 phút.
2. Trĩ nội thể huyết ứ - khí trệ (Trĩ độ I,II,III không có biến chứng)
- Pháp trị: tư âm, lương huyết, thanh nhiệt, hoạt huyết, chỉ huyết
- Bài thuốc: Lương Huyết địa hoàng thang gia giảm
Sanh địa 16g
Xích thược 10g
Đương quy 12g
Hoè hoa 16g
Hoàng cầm 08g
Kinh giới 06g
Ngư tinh thảo 10g
Hạn liên thảo (Cỏ mực) 10g
- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g;
- Đại tiện ra máu nhiều gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g (không dùng Hạn liên thảo).
3. Trĩ nội thể nhiệt độc (Trĩ nội có biến chứng)
- Pháp trị: hoạt huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống.
- Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.
Đào nhân 08g
Hồng hoa 08g
Bạch thược 10g
Thục địa 10g
Đương quy 12g
Xuyên khung 08g
Gia: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc gia: Sài đất 12g, Bồ công anh 12g.
- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.
- Đại tiện ra máu gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.
- Nếu sưng đau nhiều gia: Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.
4. Trĩ nội thể khí huyết suy (Trĩ nội độ I, II, III có tiêu máu nhiều lần, hoặc kèm các bệnh toàn thân khác gây suy nhược cơ thể )
- Pháp trị: Bổ khí huyết, chỉ huyết.
- Bài thuốc: Bát trân thang gia giảm.
Đảng sâm 12g
Bạch linh 10g
Bạch truật 08g
Cam thảo (chích) 06g
Bạch thược 08g
Đương quy 12g
Thục địa 10g
Xuyên khung 08g.
- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g;
- Đại tiện ra máu nhiều gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.
5. Trĩ nội thể Tỳ khí suy ( trĩ nội độ IV, trĩ vòng )
- Pháp trị: kiện tỳ bổ khí, hành khí thăng đề.
- Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm.
Đảng sâm 10g
Hoàng kỳ (chích) 10g
Bạch truật 10g
Trần bì 06g
Thăng ma 10g
Sài hồ 10g
Đương quy 10g
Cam thảo (chích) 04g
Đại táo 12g
Sanh cương/Can khương 04g
- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.
- Đại tiện ra máu gia: Hắc Kinh giới 16g, Hắc Địa du 10g, Hắc Chi tử 6g
6. Trĩ ngoại thể huyết ứ (độ I và độ II )
- Pháp trị: Hoạt huyết, bổ khí, hành ứ.
- Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm.
Đảng sâm 10g
Hoàng kỳ (chích) 10g
Bạch truật 10g
Cam thảo (chích) 04g
Sài hồ 06g
Thăng ma 06g
Đương quy 16g
Xích thược 10g
Trần bì 06g
- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.
7. Trĩ ngoại thể nhiệt độc (Trĩ ngoại tắc mạch cấp: trĩ ngoại độ III)
- Pháp trị: Hoạt huyết chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống
- Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.
Đào nhân 08g
Hồng hoa 08g
Thục địa 10g
Đương quy 12g
ạch thược 10g
uyên khung 08g
Gia: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc Sài đất 12g, Bồ công anh 12g.
- Nếu có táo bón gia: Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.
- Đại tiện ra máu gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.
- Nếu sưng đau nhiều gia: Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.
8. Trĩ ngoại thể thấp nhiệt (Trĩ ngoại độ IV)
- Pháp trị : Thanh thấp nhiệt hoạt huyết chỉ thống.
- Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.
Sanh địa 16g
Đương quy 10g
Xích thược 10g
Đào nhân 10g
Hồng hoa 04g
Chỉ xác 10g
Hạn liên thảo 10g
Trạch tả 10g
Kim ngân hoa 10g
Liên kiều 10g
Thổ phục linh 08g.
- Nếu có táo bón gia: Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.
* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng phù hợp với các thể bệnh.
C. Dự phòng
- Tập luyện và giải quyềt các yếu tố có liên quan đến bệnh trĩ.
- Ăn các thức ăn dể tiêu, nhuận tràng, không ăn các thứ cay nóng kích thích, các chất gây táo bón nhất là ớt, rượu, café…
- Không ngồi lâu, mang vác nặng, nếu cần phải đổi nghề.
- Xoa bóp vùng chậu và hố chậu trái.
- Tập dưỡng sinh động tác chổng mông thở.
D. Xử trí tai biến sau thắt trĩ
a. Tụt vòng cao su: búi Trĩ chưa hoại tử, thắt lại.
b. Sau thắt có rối loạn tiểu gây tiểu lắc nhắc, bí tiểu cho chừơm nước ấm vùng bàng quang, kích thích bàng quang, xông hơi nước nóng vùng hậu môn âm hộ, xối nước lạnh từ thắt lưng trở xuống…; nếu vẫn không tiểu được thì thông tiểu.
c. Chảy máu thứ phát sau thắt Trĩ hay xảy ra vào ngày thú 7 hoặc 10 trở đi
+ Tẩm oxy già vào gòn, chèn cầm máu vị trí búi Trĩ đã hoại tử bong ra, chảy máu, cho BN nằm nghỉ hạn chế đi lại.
Dùng thuốc: (Điều trị từ 3-5 ngày)
Adrénoxyl 10mg, 2 viên, uống ngày từ 2-3 lần.
Daflon (Dalcofor) 500 mg, 2 viên, uống ngày từ 2- 3 lần.
+ Khâu lại cầm máu, nếu chèn cầm máu thất bại.
+ Nếu lượng máu chảy nhiều, vị trí sâu bên trong, không khâu cầm máu được, ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân thì chuyển sang Phòng cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội thảo chuyên đề Bệnh hậu môn – đại trực tráng, TP HCM, 2003
2. Bệnh Trĩ, NXB Y học, 2002.
3. Tạp chí Đông y: Trĩ - Hậu môn.
4. Phương pháp dưỡng sinh, Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM.
5. Đề tài Trĩ – Chi hội Đông y Phường 1, TPMT 2001.
6. Quy trình kỹ thuật Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang.Góp ý & Thư viện