|
Thông báo
. Thông báo về việc tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024 (cập nhật)
. V/v đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu mua hóa chất xét nghiệm sử dụng 2024-2025 (Lần 2)
. Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024
. Thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
. Về việc thông báo chào giá hóa chất xét nghiệm.
Thông tin tuyên truyền
. V/v đề nghị báo giá kiểm tra, bơm lại các bình chữa cháy của Bệnh viện
. V/v đề nghị báo giá sữa chữa máy Xquang di động của Bệnh viện
. Về việc thông báo chào giá thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH QUÝ II/2024
Văn bản mới
Lịch công tác tuần
Thông tin y tế giáo dục
Bệnh mùa nắng nóng
Bệnh mùa nắng nóng
Mùa hè là mùa có nhiều bệnh. Mọi lứa tuổi nếu không cẩn thận đều có thể mắc phải, trong đó, có một số bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng nếu chủ quan xem thường có thể trở nên nguy hiểm, thậm chí tử vong hoặc gây thành dịch lớn.
Tại sao mùa hè một số bệnh gia tăng?
Có nhiều lý do làm cho bệnh tật gia tăng vào mùa nắng nóng:
Thực phẩm dễ ôi, thiu, biến chất: Vi khuẩn trong thức ăn đã được chế biến sẽ phát triển nhiều nếu để ở nhiệt độ từ 45 đến 60 độ C. Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, có khi lên đến 39, thậm chí 40 độ C là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát sinh, phát triển. Cụ thể, nếu thức ăn để trong nhiệt độ này, trong vòng 20 phút số vi khuẩn sẽ tăng gấp đôi, để trong 2 giờ đồng hồ thì vi khuẩn sẽ tăng gấp 12 lần.
Chỉ số tia cực tím tăng cao: Khi tầng ozon bị tác động, lượng tia cực tím chiếu xuống càng mạnh có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực tới con người. Ở những ngày nắng gắt, chỉ số bức xạ tia cực tím UV đo được tại nhiều khu vực ở nước ta vượt ngưỡng an toàn, gây nguy cơ tổn thương mắt, da, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư.
Vi sinh vật, côn trùng phát triển: Mùa nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh đường ruột (tả, lỵ, thương hàn, E.coli…), virus gây bệnh (bệnh Rubella, virus gây bệnh thủy đậu, quai bị)... Bên cạnh đó các loại bệnh do côn trùng mang mầm bệnh (từ người bệnh sang người lành như bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét...) hoặc bệnh từ động vật sang cho người (bệnh dịch hạch) gặp khá nhiều vào mùa nắng nóng.
Vệ sinh nhà cửa không sạch sẽ: Mùa nắng nóng nếu trẻ nằm hoặc chơi ở trên sàn nhà không đảm bảo vệ sinh, thêm vào đó do thời tiết oi bức, tuyến mồ hôi và tuyến nhày sẽ tăng cường hoạt động để thải nhiệt cho cơ thể, gây ra tình trạng ẩm ướt tại các vùng như lưng, trán, cổ, kẽ tay, chân và bẹn. Nếu không vệ sinh sàn nhà sạch sẽ hoặc không chú ý vệ sinh cơ thể, những chất này không thoát hết sẽ ứ đọng trong ống bài tiết của da làm bít lỗ chân lông và kết hợp với vi khuẩn gây viêm da và nấm da.
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị vi khuẩn, côn trùng tấn công trong mùa hè.
Sử dụng đồ làm mát chưa đúng cách: Một đặc điểm thường hay gặp là mùa nắng nóng nhiều gia đình sử dụng máy lạnh hoặc dùng quạt với tốc độ không phù hợp (quá lớn), đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có sức khỏe yếu. Do tính chất nghề nghiệp, cán bộ văn phòng suốt ngày ngồi trong phòng máy lạnh, khi ra ngoài thời tiết nắng nóng đột ngột rất dễ lâm bệnh, nhất là sốc nhiệt.
Bệnh nào thường xảy ra trong mùa nắng nóng
Say nắng, say nóng: Say nắng là do chiếu xạ của tia cực tím ánh nắng mặt trời hoặc đang ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ thấp đi ra ngoài đường hoặc tắm sông, ao hồ hoặc tắm biển lúc nắng gắt, nhiệt độ tăng cao. Còn say nóng thường gặp ở những người làm việc trong các hầm lò, nhà máy kín gió (thiếu thông khí), trong khi nhiệt độ của hầm lò, nhà máy tăng, kèm theo độ ẩm thấp.
Không dùng quạt gió với tố độ lớn, xoáy vào người, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi. Nếu dùng máy lạnh nên để ở nhiệt độ khoảng 26- 28 độ C. Mỗi lần đi ngoài nắng về không nên vào phòng máy lạnh ngay.
Một số bệnh về đường tiêu hóa: Nếu sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc dùng các loại nước giải khát, kem bị nhiễm vi sinh vật, nhất là nước giải khát, kem bán dạo, nước đá không tiệt trùng... là điều kiện rất tốt để vi sinh vật phát triển, từ đó dẫn đến ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng tiêu hoá gây tiêu chảy. Nếu nhiễm khuẩn đường tiêu hóa mà tác nhân gây bệnh là vi khuẩn tả hoặc vi khuẩn lỵ hay vi khuẩn thương hàn hoặc E.coli sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh và còn có thể lây lan cho nhiều người khác tạo nên dịch bệnh.
Bệnh vùng mũi họng: Khi thời tiết quá nóng, nếu mở quạt với tốc độ lớn hoặc ở trong phòng điều hòa máy lạnh nhiệt độ quá chênh lệch với môi trường bên ngoài (khoảng 15- 16 độC), có nguy cơ làm khô vùng hầu họng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, nhất là vi khuẩn và vi nấm xâm nhập gây viêm VA, viêm amiđan, viêm thanh quản, phế quản cấp tính, nặng hơn có thể gây viêm phổi. Ngoài ra, nếu ngồi trong phòng máy lạnh quá lâu rồi ra ngoài trời nắng nóng làm thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ gây viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phế quản... Uống nước đá lạnh cũng là nguyên nhân gây viêm họng, đặc biệt là trẻ em.
Bệnh truyền nhiễm: Mùa nắng nóng bệnh thủy đậu, bệnh tay chân miệng, hoặc viêm não Nhật Bản, viêm màng não mô cầu rất dễ xuất hiện và lây lan thành dịch. Bệnh rôm sảy luôn rình rập trẻ nhỏ, nếu vệ sinh cá nhân kém, sàn nhà không đảm bảo vệ sinh, bệnh tuy nhẹ nhưng có thể bị bội nhiễm thành bệnh nặng. Ngoài ra, mùa nắng nóng do mặc mát mẻ rất dễ bị các loại côn trùng đốt, nguy hiểm nhất là muỗi mang mầm bệnh từ người bệnh sang người lành như bệnh sốt xuất huyết, bệnh Zika, bệnh sốt rét...
Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Mùa hè, nắng gay gắt không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng, đặc biệt sẽ bất lợi cho những người bệnh đang mang trong mình bệnh về tim, tăng huyết áp, xơ vữa mạch. Nắng nóng sẽ ra nhiều mồ hôi gây mất nước, trong khi lượng nước bù vào thiếu rất dễ làm cho máu bị đặc lại và có thể gây ra tình trạng thiếu ôxy, bất tỉnh, nhồi máu hay đột quỵ.
Tăng cường miễn dịch- Chìa khóa phòng, chống bệnh tật
Giữ vệ sinh thân thể và môi trường: Cần vệ sinh tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh (rửa tay sạch bằng xà phòng thích hợp); ngủ cần nằm màn để tránh muỗi đốt, cần diệt muỗi, gián, chuột, bọ chét để tránh mắc các bệnh lây truyền từ động vật; vệ sinh sạch sẽ nơi ăn, chốn ở...
Cùng bé rửa tay giữ vệ sinh để phòng bệnh.
Ăn chín uống sôi: Cần ăn uống hợp vệ sinh, uống nước đun sôi, để nguội, không ăn thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo…) và không uống nước giải khát, ăn kem không có nguồn gốc, đặc biệt là loại bán dạo, bán ở vỉa hè, ngoài chợ.
Tiêm phòng và uống thuốc đầy đủ: Với trẻ nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo khuyến cáo của y tế. Những người bệnh mắc bệnh mạn tính (tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, xương khớp…) cần khám bệnh định kỳ và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng điều hòa, máy lạnh hợp lý: Không dùng quạt gió với tố độ lớn, xoáy vào người, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi. Nếu dùng máy lạnh nên để ở nhiệt độ khoảng 26- 28 độC là vừa. Mỗi lần đi ngoài nắng về không nên vào phòng máy lạnh ngay. Đặc biệt trẻ em, người cao tuổi bị bệnh mạn tính về hô hấp, bệnh tim mạch, tăng huyết áp (người lớn) không nên ở trong buồng máy lạnh.
Luyện tập thể thao đều đặn: Với người lớn, trẻ em lớn cần tập thể dục đều đặn hàng ngày bằng bài tập thể dục buổi sáng hoặc những bài tập phù hợp với thể lực, sức khỏe của bản thân.
Bổ sung vitamin và khoáng chất từ hoa quả: Mùa hè có rất nhiều loại trái cây như thanh long, dưa lê, dưa hấu, đu đủ, nho... là những hoa quả chứa nhiều nước và vitamin C nên dù là người lớn hay trẻ nhỏ cũng nên ăn nhiều hơn để tăng cường sức khỏe.
Tăng cường vận động ngoài trời giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Chỉ số tia cực tím tăng cao trong ngày nắng gắt có thể gây tổn thương da, mắt...
Sưu tầm
Sức khỏe và đời sống
Vị thuốc quanh ta
Hoa hướng dương làm thuốc.
Người Việt Nam đón Tết Nguyên đán thường trang trí nhiều cây hoa đẹp, đem lại sắc màu rực rỡ cho từng gia đình. Ngắm hoa trong không khí xuân mới ta cũng nên biết thêm công dụng phòng chữa bệnh của chúng. Xin giới thiệu một số bài thuốc từ hoa hướng dương - loài hoa tượng trưng cho niềm tin và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp.
Bộ phận dùng làm thuốc: hoa, đài hoa, lá, tủy cành, rễ và hạt. Hoa hướng dương tính ôn, vị ngọt, vào hai kinh can, phế, có công năng khu phong, sáng mắt, thông thoáng, chữa đau đầu, huyễn vựng, mặt má sưng và đau răng...
Trị ho, đờm suyễn, nhuận phế nhất là chữa ho gà, thông yết hầu, đẹp nhan sắc: hoa hướng dương từ 1 - 2 đóa, thêm đường phèn sắc uống.
Trị đầu choáng mắt hoa, đau đầu khó chịu, mặt má sưng đau, ngực đầy, ngắn hơi…: hoa hướng dương 3 - 5g, sắc uống hoặc chưng thành thang rồi thêm 1 - 2 quả trứng gà nấu kỹ.
Chữa viêm khớp, phù thũng không rõ nguyên nhân, viêm tuyến vú: dùng hoa hướng dương lượng thích hợp sắc đặc thành dạng cao, đắp vào chỗ đau.
Chữa tăng huyết áp: hoa hướng dương 60g, râu ngô 30g, đường đỏ 10g. Hoa hướng dương và râu ngô cho cùng nước sắc lấy 200ml, cho đường vào quấy đều chia làm ba lần uống trong ngày, cần uống 3 đợt, mỗi đợt 10 ngày, giữa các đợt cần nghỉ 5 ngày.
Chữa sốt: hoa hướng dương 60g, hà thủ ô 50g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần, uống nóng trước khi lên cơn sốt 3 giờ. Uống liên tục trong nhiều ngày (khoảng 1 tuần đến 10 ngày).
Chữa mờ mắt: đài hoa hướng dương lượng đủ dùng, đập vào 1 quả trứng gà, đổ thêm nước nấu chín nhừ, ăn cái uống nước.
Chữa nhức răng: đài hoa hướng dương 1 cái, rễ câu kỷ 1 nhúm, luộc chung với 1 quả trứng gà, khi trứng chín bóc bỏ vỏ, dùng tăm đâm vào trứng cho ngấm thuốc rồi nấu tiếp 1 lúc thì vớt trứng ăn.
Chữa đau dạ dày: đài hoa hướng dương 1 cái, dạ dày heo 1 cái. Dạ dày heo rửa kỹ, nấu chung với đài hoa, khi dạ dày heo chín thì ăn được.
BS. Phó Đức Thuần
Theo nguồn https://suckhoedoisong.vn/hoa-huong-duong-lam-thuoc-n21943.html
Danh mục kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật
Phác đồ điều trị
10. Phác đồ điều trị Viêm khớp dạng thấp.
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10 /7/2020
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Đại cương
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau, diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề cần điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngưng hay chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống.
2. Nguyên nhân
- Bệnh chưa rõ nguyên nhân, liên quan đến nhiễm khuẩn, cơ địa (nữ giới, trung niên, yếu tố HLA) và rối loạn đáp ứng miễn dịch.
- Vai trò của lympho B (miễn dịch dịch thể) và lympho T (miễn dịch qua trung gian tế bào) với sự tham gia của các tự kháng thể (anti CCP, RF…), các Cytokines (TNFα, IL6, IL…).
3. Chẩn đoán
Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987:
- Cứng khớp buổi sáng kéo dài 1 giờ.
- Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp liên đốt ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón tay.
- Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.
- Viêm khớp đối xứng.
- Hạt dưới da.
- Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính.
- Dấu hiệu X quang điển hình của VKDT: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương : hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.
Chẩn đoán xác định: khi có ≥ 4 tiêu chuẩn.
Triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn 1- 4) cần có thời gian diễn biến ≥ 6 tuần và được xác định bởi thầy thuốc.
4. Cận lâm sàng
- CTM, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN,…
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Điện tim thường, Siêu âm bụng tổng quát, X-quang tim phổi…
* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ tổn thương cơ quan đích.
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Viêm khớp dạng thấp thuộc Chứng tý: Tam tý, Ngũ tý, Chu tý, Lịch tiết phong, Hạc tất phong.
Nguyên nhân và bệnh sinh chủ yếu là do 2 nhóm nguyên nhân ngoại cảm và nội thương.
Nhóm ngoại cảm đơn thuần do 3 thứ tà khí, phong, hàn, thấp lẫn lộn dồn đến xâm nhập cơ thể. Các tà khí này gây rối loạn sự vận hành của khí huyết làm khí huyết bế tắc, lưu thông không điều hoà mà sinh bệnh.
Nhóm ngoại cảm phối hợp nội thương sinh bệnh. Điều kiện để 3 khí tà, phong, hàn, thấp gây bệnh được là do cơ thể có vệ khí suy yếu hoặc có sẵn khí huyết hư hoặc tuổi già có Can Thận hư suy.
Các thể lâm sàng:
- VKDT có đợt tiến triển cấp tương ứng với thể Nhiệt tý.
- VKDT đợt mạn: Các khớp còn sưng, đau nhưng hết đỏ hết sốt, các khớp dính, cứng khớp hoặc biến dạng teo cơ.
- VKDT giai đoạn sớm: Chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, viêm khớp chưa quá 6 tháng, khớp có sưng, có đau nhức, nhưng không nóng đỏ. Trên lâm sàng, nếu triệu chứng bệnh lý khớp thiên về phong, về hàn hay về thấp mà có cách dùng thuốc khác nhau.
- Thể Phong tý: Đau nhiều khớp, di chuyển từ khớp này sang khớp khác sợ gió, mạch phù.
- Thể Hàn tý: Đau dữ dội 1 khớp cố định, không lan, trời lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ đau, tay chân lạnh, sợ lạnh.
- Thể Thấp tý: Các khớp nhức mỏi, đau 1 chỗ cố định, tê bì đau các cơ có tính cách trì nặng xuống, co rút lại, vận động khó khăn.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Theo Y học hiện đại
1.1. Nguyên tắc: Điều trị toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi thường xuyên. Các thuốc điều trị cơ bản hay còn gọi là nhóm thuốc DMARDs ( Disease – modifying antirheumatic drugs) kinh điển (Methotrexate, Sulfasalazine, Hydroxychloroquine…) có vai trò quan trọng trong việc ổn định bệnh và cần điều trị kéo dài. Các thuốc sinh học còn được gọi là DMARDs sinh học (kháng TNF α, kháng Interleukin 6, kháng lympho B) được chỉ định đối với kháng điều trị với DMARDs kinh điển hoặc thể nặng.
1.2. Điều trị cụ thể
a. Điều trị triệu chứng: nhằm cải thiện triệu chứng viêm, giảm đau, duy trì khả năng vận động.
- Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
- Corticosteroids ( Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone), thường sử dụng ngắn hạn trong lúc chờ đợi các thuốc điều trị cơ bản có hiệu lực. Chỉ định khi có đợt tiến triển.
+ Thể vừa: 16-32mg Methylprednisolon (hoặc tương đương), uống 1 liều duy nhất ngày vào 8 giờ sáng, sau ăn no
+ Thể nặng, thể tiến triển cấp, nặng, đe doạ tính mạng (viêm mạch máu, biểu hiện ngoài khớp nặng): cần điều trị chuyên khoa.
b. Theo dõi và tiên lượng
- Bệnh nhân phải được điều trị lâu dài và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.
- Xét nghiệm định kỳ: tế bào máu ngoại vi, tốc độ lắng máu, SGOT, SGPT mỗi 2 tuần trong 1 tháng đầu, mỗi tháng trong 3 tháng đầu, sau đó có thể mỗi 3 tháng tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Xét nghiệm máu đột xuất, chụp X-quang phổi… khi cần, tùy theo diễn biến của bệnh.
- Tiên lượng nặng khi: tổn thương viêm nhiều khớp, bệnh nhân nữ, RF và/hoặc Anti- CCP (+) tỷ giá cao, có các biểu hiện ngoài khớp, HLADR4 (+)…
2. Theo Y học cổ truyền
2.1. VKDT có đợt triển cấp tương ứng với thể Nhiệt tý.
- Pháp trị: Thanh nhiệt khu phong hoá thấp
- Bài thuốc 1: Bạch hổ quế chi thang gia giảm
Quế chi 06g
Cam thảo (chích) 04g
Tri mẫu 12g
Hoàng bá 12g
Thương truật 08g
Kim ngân hoa 20g
Tang chi 12g
- Bài thuốc 2: Ngân kiều bại độc gia giảm
Kim ngân hoa 08g
Sài hồ 08g
Liên kiều 08g
Tiền hồ 08g
Thổ phục linh 08g
Khương hoạt 08g
Cam thảo (chích) 04g
Độc hoạt 08g
Chỉ xác 08g
Xuyên khung 08g
Cát cánh 08g
Bạc hà 08g
Sinh cương/Can khương 04g
- Nếu có nốt thấp hoặc sưng đỏ nhiều gia thêm Đơn bì 12g, Xích thược 8g.
2.2. VKDT đợt mạn.
- Pháp trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh lạc, bổ can thận.
- Bài thuốc 1: Độc hoạt tang ký sanh thang gia gỉam
Độc hoạt 12g
Ngưu tất 12g
Phòng phong 12g
Đỗ trọng 12g
Tang ký sanh 12g
Quế chi 08g
Tế tân 04g
Thục địa 12g
Tần giao 08g
Bạch thược 12g
Đương quy 08g
Cam thảo (chích) 04g
Đảng sâm 12g
Bạch linh 12g
- Bài thuốc 2: PT5
Lá lốt 10g
Thổ phục linh 08g
Trinh nữ (Xấu hổ) 10g
Sài đất 10g
Quế chi 08g
Hà thủ ô 08g
Thiên niên kiện 08g
Sinh địa 08g
Cỏ xước (Ngưu tất) 08g
2.3. VKDT giai đoạn sớm
a. Thể phong tý:
- Phép trị: Khu phong là chính, tán hàn trừ thấp là phụ - kèm hành khí hoạt huyết.
- Bài thuốc 1: Phòng phong thang gia giảm
Phòng phong 12g
Bạch thược 12g
Đương quy 12g
Khương hoạt 12g
Cam thảo (chích) 06g
Quế chi 08g
Ma hoàng 08g
Bạch linh 08g
Tần giao 08g
- Bài thuốc 2: Quyên tý thang gia giảm
Khương hoạt 12g
Khương hoàng 08g
Phòng phong 08g
Đương quy 08g
Cam thảo (chích) 04g
Xích thược 08g
Huỳnh kỳ (chích) 12g
b. Thể hàn tý:
- Phép trị: Tán hàn là chính, khu phong trừ thấp là phụ, hành khí hoạt huyết.
- Bài thuốc:
Quế chi 08g
Ý dĩ 12g
Can khương 08g
Phụ tử 08g
Thiên niên kiện 08g
Xuyên khung 08g
Ngưu tất 12g
Uy linh tiên 08g
- Thể thấp tý:
- Phép trị: trừ thấp là chính – khu phong tán hàn là phụ, hành khí hoạt huyết.
- Bài thuốc: Ý dĩ nhân thang gia giảm.
Ý dĩ 16g
Ma hoàng 08g
Quế chi 06g
Khương hoạt 08g
Độc hoạt 08g
Phòng phong 08g
Huỳnh kỳ (chích) 12g
Đảng sâm 12g
Cam thảo (chích) 06g
Ngưu tất 08g
Xuyên khung 08g
Thương truật 12g
2.4. Điều trị duy trì để phòng VKDT tái phát
- Bài thuốc 1: Độc hoạt ký sanh thang gia phụ tử chế.
Độc hoạt 08g
Bạch thược 08g
Tang ký sinh 08g
Quế chi 06g
Tần giao 08g
Bạch linh 08g
Phòng phong 08g
Đỗ trọng 10g
Tế tân 02g
Ngưu tất 12g
Xuyên khung 08g
Đảng sâm 08g
Đương quy 08g
Cam thảo (chích) 02g
Thục địa 08g
Phụ tử 04g
- Bài thuốc 2: Tam tý thang gia giảm.
Độc hoạt 08g
Bạch linh 08g
Tần giao 08g
Đỗ trọng 10g
Phòng phong 08g
Ngưu tất 10g
Tế tân 02g
Đảng sâm 08g
Xuyên khung 08g
Hoàng kỳ (chích) 12g
Đương quy 08g
Tục đoạn 08g
Thục địa 08g
Can khương 02g
Bạch thược 08g
Cam thảo (chích) 02g
Quế chi 04g
* Ngoài ra, còn có thể sử dụng hoặc kết hợp các thành phẩm YHCT có tác dụng tương tự các bài thuốc để điều trị các thể bệnh trên.
3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc: theo quy trình kỹ thuật của Bệnh viện.
* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Điện châm.
- Laser châm.
- Cấy chỉ (Nhu châm).
- Thủy châm.
- Xoa bóp bấm huyệt.
- Điều trị bằng tia hồng ngoại: Không dùng với thể Nhiệt tý.
- Điều trị bằng laser công suất thấp.
- Điều trị bằng sóng ngắn.
- Điều trị bằng dòng điện xung.
- Điều trị bằng paraffin.
- Điều trị bằng từ trường.
- Điều trị bằng siêu âm.
- Điều trị bằng điện phân dẫn thuốc.
- Điều trị bằng Laser công suất thấp nội mạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế
- Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp đông Tây y), Bộ Y tế, NXB Y học, 2007.
Góp ý & Thư viện