|
Thông báo
. Thông báo Thay đổi danh mục giá thu các loại dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; không bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
. Quyết định v/v thay đổi danh mục giá thu các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT; Không BHYT tại Bệnh viện YHCT Tiền Giang
. Thông báo danh sách thí sinh tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024
. Thông báo nội dung ôn tập, hình thức tiến hành xét tuyển viên chức Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang đợt 2 năm 2024.
. Quyết định về việc ban hành Nội quy xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
Thông tin tuyên truyền
. V/v đề nghị báo giá kiểm tra, bơm lại các bình chữa cháy của Bệnh viện
. V/v đề nghị báo giá sữa chữa máy Xquang di động của Bệnh viện
. Về việc thông báo chào giá thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH QUÝ II/2024
Văn bản mới
Lịch công tác tuần
Thông tin y tế giáo dục
. ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
. Bệnh mùa nắng nóng
. Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới
. Thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị đông y hay tây y
. Phát sóng TVC tuyên truyền an toàn giao thông
. Lễ giỗ lần thứ 228 Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông
. Bệnh viện y học Cổ Truyền Tiền Giang nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Quy trình kỹ thuật
Xem nội dung tại đây. Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây.
Xem nội dung chi tiết tại đây. Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây.
Xem nội dung tại đây. Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây
Xem nội dung chi tiết tại đây. Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây.
Nội dung chi tiết xem tại đây. Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây .
Xem chi tiết nội dung tại đây. Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây
Xem Nhi khoa Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây
Nội dung chi tiết xem tại đây. Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây.
Xem nội dung chi tiết xem tại đây. Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây.
Vị thuốc quanh ta
Danh mục kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật
Phác đồ điều trị
3. Phác đồ điều trị Rối loạn Lipid máu
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPPID MÁU
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang).
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Đại cương
- Rối loạn lipid (RLLP) máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể dẫn đến nồng độ chất mỡ trong huyết tương vượt qua khỏi phạm vi cho phép.
- Đại bộ phận chất mỡ kết hợp với protein huyết thanh để vận chuyển khắp toàn thân nên RLLP máu thường phản ánh bằng rối loạn lipoprotein máu.
- RLLP máu có mối quan hệ mật thiết với xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, bệnh béo phì và bệnh đái tháo đường.
- RLLP máu thường phát hiện cùng lúc với một số bệnh lý tim mạch - nội tiết chuyển hóa. Đồng thời RLLP máu cũng là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý này.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân RLLP có thể nguyên phát do di truyền hoặc thứ phát do lối sống không hợp lý.
a. Thứ phát
- Ăn quá nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, mỡ, trứng, bơ, sữa...
- Béo phì.
- Hút thuốc lá.
- Uống nhiều rượu.
- Đái tháo đường.
- Lười tập thể dục.
- Sử dụng thuốc ức chế beta kéo dài, Cường cortisol (Hội chứng Cushing) sử dụng estrogen, bệnh thận,..
b. Tiên phát
- Di truyền.
- Đột biến gen.
- Thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi.
- Yếu tố nguy cơ quan trọng bệnh mạch vành (BMV)
- Nam >45t Nữ > 55t
- Có tiền sử gia đình bị bệnh động mạch vành (xuất hiện sớm nam < 55tuổi, nữ < 65t).
- Hút thuốc lá nhiều.
- Tăng huyết áp > 140/90 mmHg hoặc đang sử dụng thuốc hạ áp.
- HDL_c < 0,9 mmol/l ( < 35 mg/dl )
* Bệnh mạch vành:
- Tiền sử Nhồi máu cơ tim.
- Đau thắt ngực ổn định và không ổn định.
- Bệnh mạch vành tiến triển và bằng chứng thiếu máu cơ tim.
* Bệnh lý tương đương bệnh mạch vành:
- Đái tháo đường.
- Bệnh mạch máu ngoại vi.
- Phình động mạch chủ bụng.
- Bệnh động mạch cảnh có triệu chứng lâm sàng.
- Chẩn đoán
4.1 Lâm sàng
Phần lớn triệu chứng RLLP máu chỉ được phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu cao và kéo dài hoặc gây ra các biến chứng ở các cơ quan như : XVĐM, NMCT,TBMMN, các ban vàng ở mi mắt, khuỷu tay, đầu gối, RLLP máu có thể gây viêm tụy cấp và thường được phát hiện muộn trong nhiều bệnh lý khác nhau của bệnh tim mạch- nội tiết- chuyển hóa khác.
Một số dấu chứng đặc hiệu ở ngoại biên của tăng lipid máu
- Cung giác mạc.
- Ban vàng.
- U vàng gân.
- U vàng dưới màng xương.
- U vàng da.
- Dạng ban lòng bàn tay.
Một số dấu chứng nội tạng của tăng lipid máu.
- Nhiễm lipid võng mạc.
- Gan nhiễm mỡ.
- Viêm tụy cấp.
- Xơ vữa động mạch.
4.2 Cận lâm sàng
RLLP máu được xác định khi: thay đổi có tính chất bệnh lý của 1 hay nhiều thành phần lipid máu như: cholesterol, triglyceride, LDL_c, HDL_c
a. Tăng cholesterol huyết tương:
- Bình thường: < 5,2 mmol/l ( < 200 mg/dl)
- Tăng giới hạn: từ 5,2 – 6,2 mmol/l ( 200 – 239 mg/dl)
- Tăng cholesterol khi > 6,2 mmol/l ( > 240 mg/dl)
b. Tăng TG:
- Bình thường: < 2,26 mmol/l ( < 200 mg/dl)
- Tăng giới hạn: từ 2,26 – 4,5 mmol/l ( 200 – 400 mg/dl)
- Tăng TG: 4,5 – 11,3 mmol/l ( 400 – 1000 mg/dl)
c. Tăng LDL_c:
- Bình thường: < 3,4 mmol/l ( < 130 mg/dl)
- Tăng giới hạn: từ 3,4 – 4,1 mmol/l ( 130 – 159 mg/dl)
- Tăng nhiều khi > 4,1 mmol/l ( > 160 mg/dl)
d. Giảm HDL_c:
- Bình thường: > 0,9 mmol/l ( > 35 mg/dl)
- Giảm khi < 0,9 mmol/l ( < 35 mg/dl)
e. Rối loạn lipid máu kiểu hổn hợp:
Khi cholesterol > 6,2 mmol/l và TG trong khoảng từ 2,26 – 4,5 mmol/l
* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.
- CTM, Đường huyết đói, AST, ALT, Creatinine, BUN,...
- Tổng phân tích nước tiểu
- Điện tim thường, Siêu âm bụng tổng quát, X-quang tim phổi…
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y học cổ truyền (YHCT) vốn không có bệnh danh RLLP máu. Tùy theo biểu hiện chủ yếu của mỗi bệnh nhân mà đặt chẩn đoán thuộc 1 trong các bệnh danh sau: chứng đàm, đờm thấp, trọc trở, huyễn vựng hoặc hung tý.
Nguyên nhân:
- Ăn nhiều thức ăn béo, ngọt, uống rượu,… tỳ không vận hóa hết mà đọng lại thành bệnh.
- Ăn nhiều đồ ăn sống lạnh, tỳ không vận hóa thủy thấp, các chất đọng lại gây béo phì.
- Tình chí bị tổn thương (stress kéo dài) → can khí bị uất trệ, huyết bị ứ. Can khí uất ảnh hưởng tỳ vị, tỳ mất chức năng vận hóa, lương mỡ không chuyển hóa được mà gây bệnh.
- Thận khí suy: người cao tuổi cơ thể suy yếu, thận khí suy, không đủ sức vận hóa thủy thấp đọng lại thành bệnh.
- Đờm ngưng huyết kết gây khí huyết ứ trệ → tắc nghẽn mạch.
Các thể lâm sàng:
1.Thể Đờm thấp:
- Thể trạng béo bệu, tay chân nặng nề, bụng trướng, miệng dính, khó nuốt, cảm giác buồn nôn.
- Lưỡi dính nhớt. Mạch huyền hoạt.
2.Thể Tỳ hư thấp trệ:
- Người mệt mỏi, tay chân uể oải, chán ăn đầy bụng, buồn nôn, tiêu phân lỏng hoặc sệt
- Rêu lưỡi trắng dầy. Mạch hoạt.
3.Thể Can uất khí trệ:
- Người mệt mỏi, ăn kém, tinh thần bất định, đau 2 hông sườn, đau không cố định. Đại tiện lỏng nát, kinh nguyệt không đều.
- Rêu lưỡi mỏng nhờn. Mạch huyền.
4.Thể Can Thận âm hư:
- Người gầy ốm, cảm giác nóng bứt rứt, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay nóng.
- Lưỡi đỏ, ít rêu. Mạch trầm sác vô lực.
5.Thể Khí trệ Huyết ứ:
- Hay đau mỏi vùng trước ngực, đoản hơi.
- Lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết. Mạch huyền.
6.Thể Thận tinh bất túc:
- Người mệt mỏi, vô lực, hoa mắt, chóng mặt, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng gối mỏi yếu. Tiểu nhiều lần, nước tiểu nhiều.
- Chất lưỡi nhợt, rêu trắng dày. Mạch trầm tế.
III. ĐIỀU TRỊ
- Theo Y học hiện đại
- Nguyên tắc điều trị chung
- Điều trị RLLP máu phải kết hợp với thay đổi lối sống và dùng thuốc.
- Thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên bao gồm: tiết chế ăn uống, tập luyện thể dục,thay đổi các thói quen có hại như thuốc lá , rượu bia,…
- Mục tiêu điều trị
- LDL_c tăng:
Nhóm nguy cơ | LDL mục tiêu (mg/dL) | Mức LDL bắt đầu thay đổi nếp sống | Mức LDL bắt đầu phải dùng thuốc |
Nguy cơ cao: BMV hoặc bệnh tương đương BMV (nguy cơ 10 năm > 20%) | < 100mg/dL (có thể < 70mg/dL đối với BN có BMV kèm ĐTĐ) |
> 100mg/dL |
> 100mg/dL |
Nguy cơ trung bình cao: > 2 yếu tố nguy cơ (nguy cơ 10 năm 10-20%) |
< 130 mg/dL |
> 130 mg/dL |
> 130 mg/dL |
Nguy cơ trung bình: > 2 yếu tố nguy cơ (nguy cơ 10 năm < 10%) |
< 130 mg/dL |
> 130 mg/dL |
> 160 mg/dL |
Nguy cơ thấp: có 0-1 yếu tố nguy cơ, không có BMV hay bệnh tương đương BMV |
< 160 mg/dL |
> 160 mg/dL | > 190 mg/dL (160-189mg/dL có thể dùng thuốc giảm LDL tùy chọn của bác sĩ) |
- Triglycerid tăng:
Phân loại tăng TG | Xử trí |
Giới hạn cao:150 -199 mg/dL | Giảm LDL_c. Giảm cân nặng, tăng cường hoạt động thể lực |
Cao: 200-299 mg/dL | Giảm LDL_c bằng Statin hoặc thêm Nicotinic acid hoặc thêm Fenofibrat 1 cách thận trọng. |
Rất cao: > 500 mg/dL | Cần điều trị giảm nhanh để tránh viêm tụy cấp. Sau khi TG < 500 mg/dL thì mục tiêu điều trị chính là LDL_c. |
- Thay đổi lối sống và tập luyện
1.3.1.Tiết chế ăn uống
- Hạn chế ăn những thức ăn chứa nhiều chất béo. Không ăn quá 3 quả trứng/tuần. kiêng ăn tạng phủ và da động vật. tránh ăn những thức ăn nhanh.
· Khẩu phần ăn có sự cân đối giữa glucid, lipid và protid. Tránh dùng nhiều glucid (năng lượng do glucid cung cấp khoảng 50% năng lượng của phần ăn, lipid khoảng 30% và protid khoảng 20%).
· Hạn chế bia – rượu.
· Bổ sung chất xơ, vitamin, yếu tố vi lượng từ các loại rau, củ và hoa quả.
· Bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu, kiểm soát stress.
1.3.2. Tập luyện – vận động thể lực
· Giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng.
· Giảm TC, TG, LDL-c và Tăng HDL-c
· Góp phần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp
- Thời gian tập luyện – vận động thể lực khoảng 30 đến 45 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần, cường độ và thời gian tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe nhất là những người có bệnh lý huyết áp, mạch vành, suy tim.
1.4. Điều trị bằng thuốc
Sau khi đã sử dụng phương pháp không dùng thuốc 6 tháng điều trị tích cực không có hiệu quả thì chúng ta bắt đầu điều trị bằng thuốc.
Tuy nhiên có thể sử dụng thuốc sớm hơn trong 1 số trường hợp đặc biệt như: LDL tăng quá cao (> 200 mg%) và nguy cơ tim mạch cao thì dùng thuốc điều trị phối hợp ngay từ đầu. Khi đã dùng thuốc thì cũng phải duy trì nghiêm túc biện pháp không dùng thuốc.
Các nhóm thuốc hạ lipid máu:
- Thuốc ức chế tổng hợp Lipid: dẫn xuất statin và acid fibric
- Các thuốc khác
- Nhóm Statin: Nhóm điều trị tăng Cholesterol TP và tăng LDL.
Chống chỉ định:
+ Người mang thai hoặc đang cho con bú.
+ TE< 18 tuổi.
+ Suy gan, thận.
+ Transaminase tăng cao.
Tác dụng không mong muốn:
- Đau, tiêu cơ vân do tăng phân giải cơ-> myoglobulin niệu, đau khớp, ban da
- Tăng transaminase ( nếu> 3 lần so với bình thường thì ngưng sử dụng hoặc giảm liều), tăng CK ( creatininkinase).
- Rối loạn tiêu hóa.
- Suy thận
- Thần kinh trung ương: đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, mất ngủ, suy nhược.
Chú ý: Phải theo dõi chức năng gan và bệnh cơ ( bằng dấu hiệu lâm sàng có đau cơ và xét nghiệm CPK), XN nên làm mỗi 6 tuần và sau 12 tuần thì mỗi 6 tháng. Nếu tăng gấp 3 lần trên giới hạn bình thường thì ngưng thuốc.
- Nhóm Fibrates: giảm TG, tăng HDL.
Chống chỉ định: rối loạn chức năng gan, thận; phụ nữ mang thai, trẻ em.
Tác dụng phụ: rối loạn chức năng gan (5%), bắt buộc phải theo dõi transaminase; hiếm khi gây bệnh cơ; rối loạn tiêu hóa; làm nặng thêm suy thận.
1.5. Theo dõi điều trị: thường 2 -3 tháng hoặc sau mỗi lần thay đổi thuốc và kiểm tra mỗi 1 – 2 năm từ khi lipid máu ổn định.
♦ Tóm tắt:
- RLLP máu với tăng LDL_c là chủ yếu: Statin.
- RLLP máu với tăng TG là chủ yếu: Fibrate, không đáp ứng thêm Statin.
- RLLP máu với tăng Cholesterol và tăng TG: dùng Statin + Fibrate.
- Theo Y học cổ truyền
- Đờm thấp:
- Pháp trị: Hóa đờm – trừ thấp – giáng chỉ.
- Bài thuốc 1: Ôn đởm thang gia giảm.
Qua lâu nhân 10g
Trần bì 08g
Chỉ thực 10g
Bán hạ 08g
Bạch linh 12g
Hoàng cầm 08g
- Bài thuốc 2: Nhị trần thang gia giảm
Trần bì 12g
Bán hạ 06g
Bạch linh 08g
Cam thảo (chích) 04g
- Tỳ hư thấp trệ:
- Pháp trị: Ích khí – kiện tỳ - thẩm thấp – giáng chỉ.
- Bài thuốc: Sâm linh bạch truật tán gia giảm
Đảng sâm 16g
Bạch linh 08g
Ý dĩ 12g
Sa nhân 06g
Trần bì 06g
Cam thảo (chích) 04g
Bạch truật 12g
Hoài sơn 12g
Lục Thần khúc 12g
Sơn tra 10g
Cát cánh 08g
- Can uất khí trệ:
- Pháp trị: Sơ can – lý khí – hòa vị - giáng chỉ.
- Bài thuốc 1: Sài hồ sơ can tán gia giảm
Sài hồ 08g
Bạch thược 12g
Chỉ xác 08g
Cam thảo (chích 04g
Xuyên khung 08g
Sơn tra 10g
- Bài thuốc 2: Đơn chi tiêu dao gia giảm
Sài hồ 08g
Bạch truật 08g
Bạch thược 08g
Bạch linh 08g
Uất kim 06g
Cam thảo (chích) 02g
Đương quy 08g
Sinh khương/Can khương 04g
Bạc hà 04g
Đơn bì 04g
Chi tử 04g
2.4. Can thận âm hư:
- Pháp trị: dưỡng huyết – bổ can thận – giáng chỉ.
- Bài thuốc 1: Kỷ cúc địa hoàng gia giảm.
Câu kỷ tử 12g
Cúc hoa 12g
Thục địa 32g
Hoài sơn 12g
Sơn thù 16g
Đơn bì 12g
Trạch tả 12g
Đan sâm 16g
Hà thủ ô 12g
Tang ký sanh 20g
Hoàng tinh 10g
- Bài thuốc 2: Thiên ma câu đằng thang gia giảm.
Thiên ma 08g
Câu đằng 12g
Hoàng cầm 10g
Chi tử 12g
Hà thủ ô 10g
Tang ký sanh 12g
Bạch linh 12g
Đổ trọng 10g
Thạch quyết minh 20g
Ích mẫu 12g
Ngưu tất 12g
2.5. Khí trệ huyết ứ:
- Pháp trị: hoạt huyết – hóa ứ - thông huyết - giáng chỉ.
- Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang gia giảm
Đào nhân 16g
Hồng hoa 16g
Đương quy 12g
Xuyên khung 06g
Sinh địa 12g
Xích thược 12g
Cát cánh 06g
Sơn tra 10g
Cam thảo (chích) 04g
Chỉ xác 08g
- Thận tinh bất túc
- Pháp trị: Bổ ích thận tinh – sung điền não tủy.
- Bài thuốc: Bát vị gia giảm
Thục địa 32g
Hoài sơn 08g
Sơn thù 16g
Đơn bì 12g
Bạch linh 12g
Trạch tả 12g
Quế Nhục 06g
Phụ tử 02g
* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng điều trị phù hợp với các thể bệnh.
3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc: theo quy trình kỹ thuật của Bệnh viện.
* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Điện châm.
- Laser châm.
- Cấy chỉ (Nhu châm).
- Thủy châm.
- Xoa bóp bấm huyệt.
- Điều trị bằng tia hồng ngoại.
- Điều trị bằng laser công suất thấp nội mạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Bệnh học và điều trị Nội khoa (kết hợp Đông – Tây y), NXB Y học 2007.
- Nội tiết học đại cương, Mai Thế Trạch – Nguyễn Thy Khuê, NXB Y học 2007.
- Bài giảng RLLP máu theo YHCT, TS.BSCKII Trần Quốc Bình, Khoa YHCT Trường ĐH Y Hà Nội.
- Tài liệu chuyển giao theo đề án 1816 của VYDHDT TP.HCM.
- Danh mục dùng chung dịch vụ kỹ thuật BV YHCT_TG.
6. Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa (2010), trang 1-5.
7. Nguyễn Hải Thủy (2008), Rối loạn lipid máu, Giáo trình sau đại học chuyên ngành Nội tiết-chuyển hóa, trang 246-303.
8. Williams textbook of endocrinology (10th Edition), Disorders of lipid metabolism, Section 8, pp 1642-1706.
9. Harrison's (18th Editon), Endocrinology and Metabolic, Part 16, chapter 356.Góp ý & Thư viện