|
Thông báo
. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể các đơn vị trực thuộc năm 2024
. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức
. Thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024.
. Quyết định Về việc ban hành danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 Kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024
. Quyết định ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức, người lao động tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
Thông tin tuyên truyền
. V/v đề nghị báo giá kiểm tra, bơm lại các bình chữa cháy của Bệnh viện
. V/v đề nghị báo giá sữa chữa máy Xquang di động của Bệnh viện
. Về việc thông báo chào giá thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH QUÝ II/2024
Văn bản mới
Lịch công tác tuần
Thông tin y tế giáo dục
. ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
. Bệnh mùa nắng nóng
. Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới
. Thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị đông y hay tây y
. Phát sóng TVC tuyên truyền an toàn giao thông
. Lễ giỗ lần thứ 228 Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông
. Bệnh viện y học Cổ Truyền Tiền Giang nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Khoa dược
Vị thuốc quanh ta
Danh mục kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật
Phác đồ điều trị
4. Phác đồ điều trị Viêm phế quản mạn
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN MẠN
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Định nghĩa
Viêm phế quản là một bệnh viêm nhiễm niêm mạc cây phế quản do nhiều nguyên nhân. Gọi là viêm phế quản mạn khi bệnh nhân ho khạc kéo dài ít nhất 90 ngày trong một năm và trong hai năm liên tục và cần phải phân biệt ho khạc này không do các bệnh khác như: lao, áp xe ,giãn phế quản.
2. Nguyên nhân
- Do nhiễm khuẩn:
- Viêm hệ thống đường thở, viêm phế quản cấp, không được điều trị đúng mức.
- Có 2 loại vi khuẩn thường thấy phổ biến khi soi cấy đàm của viêm phế quãn mạn là Hemophillus Influenzae và Streptococcus Pneumoniae. Ngoài ra còn có thể gặp Klebsiella Pneumoniae, và trực khuẩn gram âm.
- Virus.
- Do khói thuốc lá.
- Ô nhiễm không khí, thời tiết khí hậu.
- Do dị ứng.
- Di truyền: thiếu hụt globulin miễn dịch hoặc bất thường về gen.
3. Chẩn đoán
a. Triệu chứng cơ năng
- Ho là triệu chứng bao giờ cũng có từ trên 2 năm, ho thường xuyên hay ho từng đợt dài. Ho nhiều lần trong ngày, hay ho vào buổi sáng, ho từng cơn nặng nhọc và đây thường là lý do làm bệnh nhân đến khám.
- Khạc đàm: giai đoạn đầu có thể ít, thường xuất hiện đồng thời với ho; số lượng và màu sắc tùy thuộc vào loại vi khuẩn, mức độ nặng nhẹ và tùy giai đoạn viêm nhiễm.
- Khó thở: không hằng định. Có thể khó thở lúc gắng sức, khi nằm hoặc kịch phát, đôi khi giống hen do tình trạng phế quản co thắt.
- Triệu chứng thực thể
- Giai đoạn đầu, nếu không có bội nhiễm nghe phổi có thể thấy bình thường.
- Giai đoạn sau có thể thấy lồng ngực căng, biên độ hô hấp giảm.
+ Nếu có ứ khí phế nang, gõ trong, rì rào phế nang giảm nhất là đỉnh phổi.
+ Ở đáy phổi có thể thấy ran ngáy, ran rít đôi khi cả ran ẩm. Có thể có ngón tay dùi trống.
+ Tim mạch: T2 vang ở động mạch phổi, nghe thấy tiếng ngựa phi khi có suy thất (P) kèm gan to, phản hồi gan - tĩnh mạch cổ (+), phù chi dưới, tiểu ít.
- Các biến chứng
- Tâm phế mạn.
- Khí phế thủng.
- Giãn phế nang.
4. Cận lâm sàng
- CTM, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN,…
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Điện tim thường, Siêu âm bụng tổng quát, X-quang tim phổi…
* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
- Viêm phế quản là bệnh danh của YHHĐ và không có từ đồng nghĩa trong YHCT. Từ đồng nghĩa dễ gặp giữa hai nền y học là mô tả các triệu chứng trên lâm sàng (Ho – Khái thấu, khó thở - Háo suyễn, sốt – Phát nhiệt,…).
- Nguyên nhân sinh ra 3 chứng trên được mô tả do ngoại cảm và nội thương.
+ Ngoại cảm: do lục dâm, tà khí tác động gây bệnh.
- Gây chứng khái thấu: tất cả phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả đều có thể gây bệnh.
- Gây chứng háo suyễn: chỉ do phong, hàn.
- Gây chứng đàm ẩm: do phong, hàn, thấp.
+ Nội thương: có nhiều nguyên nhân do nội thương mà sinh ra các chứng trên.
- Ăn uống không chừng mực, Tỳ bị tổn thương ảnh hưởng đến Phế Thận.
- Lao nhọc thường xuyên, ăn uống thiếu thốn làm tỳ hư.
- Tửu sắc vô độ làm Tỳ Thận hư.
- Các thể lâm sàng:
A. Nhóm thực chứng:
- Phong hàn: Thường gặp trong viêm phế quản, hen phế quản, viêm thanh quản,..
- Phong nhiệt: Thường gặp trong viêm phế quản cấp, hen phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, áp xe phổi giai đoạn đầu.
- Khí táo: Thường gặp ở bệnh viêm phế quản cấp, viêm họng hoặc các bệnh nhiễm khuẩn.
- Đàm nhiệt: Ho đàm vàng đặc dính, khó thở, đau ngực. Họng khô, rêu lưỡi vàng, miệng đắng. Mạch hoạt sác.
- Đàm thấp: Tức ngực, ho, hen suyễn, đờm dễ khạc. Nôn, lợm giọng, rêu lưỡi dính. Mạch hoạt.
B. Nhóm hư chứng:
- Phế khí hư: Khó thở, tiếng nói nhỏ, sắc mặt trắng bệch, người mệt mỏi. Mạch hư nhược. Thường gặp trong bệnh HPQ mạn, Tâm phế mạn tính…
- Phế âm hư: Ho khan, đờm ít, đờm dính, ngứa họng, tiếng nói khàn, lưỡi đỏ, ít rêu. Mạch tế. Thường gặp trong bệnh HPQ, VPQ mạn tính,…
- Phế Tỳ hư: Ho lâu ngày, nhiều đờm, dễ khạc, ăn kém, đầy bụng, tiêu lỏng. Người mệt mỏi. Lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng. Mạch tế nhược. Thường gặp trong bệnh HPQ, VPQ mạn,…
- Phế Thận dương hư: Triệu chứng giống Phế khí hư, kèm thêm; đau lưng, mỏi gối, tay chân lạnh, liệt dương, sợ lạnh, tiểu tiện nhiều lần. Lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng trơn. Mạch tế nhược.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Theo Y học cổ truyền:
A. Nhóm thực chứng
a. Phong hàn
- Pháp trị: Phát tán phong hàn và hoá đàm.
- Bài thuốc : Tô tử giáng khí thang gia giảm.
Bán hạ 12g
Tô tử 16g
Hậu phác 08g
Đương quy 12g
Tiền hồ 08g
Sinh khương/Can khương 06g
Cam thảo (chích) 04g
Trần bì 08g
Quế nhục 04g
b. Phong nhiệt
- Pháp trị: Phát tán phong nhiệt, sơ phong thanh nhiệt, trừ đờm.
- Bài thuốc: Tang cúc ẩm thang gia giảm.
Tang diệp 20g
Cam thảo (chích) 08g
Hạnh nhân 16g
Liên kiều 12g
Cát cánh 16g
Bạc hà 08g
Cúc hoa 10g
Long nhãn 16g
c. Khí táo:
- Pháp trị: Thanh phế nhuận táo.
- Bài thuốc 1: Huỳnh kỳ Miết giáp thang.
Hoàng kỳ (chích) 12g
Sài hồ 08g
Miết giáp 12g
Tri mẫu 08g
Địa cốt bì 08g
Thục địa 08g
Tần giao 08g
Bạch thược 08g
Tử uyển 08g
Thiên môn đông 08g
Đảng sâm 08g
Mạch môn 08g
Bạch linh 08g
Quế nhục 06g
Bán hạ 04g
Đại hoàng 08g
- Bài thuốc 2: Hoàng liên giải độc thang gia giảm (dùng khi mới mắc bệnh)
Hoàng liên 30g
Hoàng cầm 20g
Hoàng bá 20g
Chi tử 20g
d. Đàm nhiệt:
- Pháp trị: Thanh hoả nhiệt đàm và nhuận táo hoá đàm.
- Bài thuốc: Nhị trần thang gia giảm.
Trần bì 06g
Mạch môn 08g
Bán hạ 06g
Thiên môn đông 08g
Bạch linh 08g
Bạch thược 08g
Cam thảo (chích 06g
Huyền sâm 08g
Thục địa 12g
Tri mẫu 08g
Cát cánh 08g
e. Đàm thấp
- Pháp trị: táo thấp, hoá đàm, chỉ khái, ôn hoá thấp đàm.
- Bài thuốc 1: Nhị trần thang gia giảm.
Trần bì 10g
Bán hạ 08g
Bạch linh 10g
Bạch truật 12g
Thương truật 08g
Cam thảo (chích) 10g
Hạnh nhân 12g
Sinh khương/Can khương 06g
- Bài thuốc 2: Lục quân tử thang gia giảm (dùng khi tỳ hư không chế được thấp, không vận hóa được thủy cốc)
Đảng sâm 10g
Phục linh 08g
Bạch truật 08g
Cam thảo (chích) 04g
Bán hạ 12g
Trần bì 08g
* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc phối hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng điều trị phù hợp với các thể bệnh.
B. Nhóm hư chứng
a. Phế khí hư
- Pháp trị: Bổ ích phế khí
- Bài thuốc
Bạch truật 08g
Phòng phong 08g
Hoàng kỳ (chích) 12g
Nhục quế 06g
Cam thảo (chích) 02g
Trần bì 06g
Bán hạ 06g
Bạch linh 08g
Đảng sâm 08g
b. Phế âm hư
- Pháp trị: Tư âm - nhuận Phế
- Bài thuốc
Bách hợp 08g
Huyền sâm 06g
Cam thảo (chích) 02g
Địa cốt bì 08g
Mạch môn 08g
Thục địa 08g
Đơn bì 08g
Tri mẫu 08g
Thiên môn đông 08g
Sinh địa 10g
c. Phế Tỳ hư
- Pháp trị: Kiện Tỳ - ích khí
- Bài thuốc 1: Sâm linh bạch truật tán gia giảm.
Đảng sâm 10g
Bạch truật 08g
Cát cánh 08g
Hạt sen(Liên tâm) 06g
Sa nhân 06g
Bạch linh 08g
Hoài sơn 08g
Ý dĩ 20g
Cam thảo (chích) 04g
- Bài thuốc 2: Bổ trung ích khí thang gia giảm.
Hoàng kỳ (chích) 12g
Bạch truật 12g
Đương quy 12g
Đảng sâm 10g
Trần bì 06g
Sài hồ 06g
Thăng ma 04g
Cam thảo (chích) 04g
Sinh khương/Can khương 04g
d. Phế thận dương hư
- Pháp trị: Bổ Phế khí, ôn Thận nạp khí
- Bài thuốc 1: Hữu quy ẩm gia giảm.
Phụ tử 02g
Ngưu tất 10g
Quế nhục 06g
Đỗ trọng 10g
Đảng sâm 08g
Hoài sơn 10g
Thục địa 12g
Cam thảo (chích) 10g
Câu kỷ tử 08g
- Bài thuốc 2: Bát vị gia giảm.
Thục địa 32g
Hoài sơn 08g
Sơn thù 16g
Đơn bì 12g
Bạch linh 12g
Trạch tả 12g
Quế nhục 06g
Phụ tử 02g
* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc phối hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng điều trị phù hợp với các thể bệnh.
2. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc: theo quy trình kỹ thuật của Bệnh viện.
* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Điện châm.
- Laser châm.
- Cấy chỉ (Nhu châm).
- Thủy châm.
- Xoa bóp bấm huyệt.
- Điều trị bằng tia hồng ngoại: Trừ các thể nhiệt.
- Điều trị bằng laser công suất thấp.
- Tập luyện dưỡng sinh: chỉ định trong viêm phế quản mạn, người bệnh có thể tập luyện mọi động tác dưỡng sinh không hạn chế và tùy theo sức khỏe cơ thể.
- Luyện thở sâu.
- Luyện thở ra tối đa: thở 3 thì, thổi chai.
- Luyện thở: thở 4 thì và có kê mông.
- Xoa tam tiêu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Bệnh học và điều trị - Bộ môn YHCT- ĐHYDTP Hồ Chí Minh.
2. Bệnh học nội khoa - Bộ môn Nội - ĐHYDTP Hồ Chí Minh.
3. Danh mục thuốc và danh mục kỹ thuật sử dụng tại bệnh viện YHCT Tiền Giang.
Góp ý & Thư viện