|
Thông báo
. Thông báo về việc tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024 (cập nhật)
. V/v đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu mua hóa chất xét nghiệm sử dụng 2024-2025 (Lần 2)
. Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024
. Thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
. Về việc thông báo chào giá hóa chất xét nghiệm.
Thông tin tuyên truyền
. V/v đề nghị báo giá kiểm tra, bơm lại các bình chữa cháy của Bệnh viện
. V/v đề nghị báo giá sữa chữa máy Xquang di động của Bệnh viện
. Về việc thông báo chào giá thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH QUÝ II/2024
Văn bản mới
Lịch công tác tuần
Thông tin y tế giáo dục
. ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
. Bệnh mùa nắng nóng
. Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới
. Thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị đông y hay tây y
. Phát sóng TVC tuyên truyền an toàn giao thông
. Lễ giỗ lần thứ 228 Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông
. Bệnh viện y học Cổ Truyền Tiền Giang nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Vị thuốc quanh ta
Danh mục kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật
Phác đồ điều trị
8. Phác đồ điều trị Đau thần kinh tọa
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Định nghĩa
Đau dây thần kinh tọa được định nghĩa là một hội chứng (thần kinh hông to) có đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của đôi dây thần kinh tọa và các nhánh của nó, nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.
2. Nguyên nhân
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (CSTL).
- Bệnh của CSTL (Thoái hóa cột sống, trượt đốt sống L4-L5, L5- S1…..)
- Bệnh của tuỷ sống.
- Không tìm được nguyên nhân.
3. Chẩn đoán
a. Triệu chứng cơ năng
* Đau: có thể xuất hiện cả 2 chân
* Rối loạn cảm giác:
- Tê.
- Cảm giác nóng rát, như kiến bò hoặc tê lạnh…
b. Triệu chứng thực thể
Quan sát bệnh nhân khi đi hoặc đứng: Bên bệnh hạ thấp, dáng đi khập khểnh ,nghiêng về bên bệnh,…
* Các nghiệm pháp: (làm căng dây thần kinh toạ)
- Valleix
- Bonnet
- Lasègue < 600
- Dấu nhấn chuông (+).
* Triệu chứng thần kinh:
* Khám vận động:
- Nếp mông bên bệnh thấp hơn (tư thế đứng)
- Cơ bắp chân nhão.
- Ấn mạnh vào gân gót bên bệnh lõm hơn.
- Yếu cơ.
- Co cứng cơ cạnh sống
- Rối loạn cơ tròn (chèn ép chùm đuôi ngựa)
4. Cận lâm sàng
- CTM, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN,…
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Điện tim thường, Siêu âm bụng tổng quát, X-quang CSTL…
* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Theo YHCT được đề cập trong phạm trù chứng Toạ cốt thống.
Thường gồm 03 thể lâm sàng chủ yếu.
- Phong Hàn ứ trệ Kinh Lạc
Đau thắt lưng lan mông đùi, cẳng chân. Đau kèm tê lạnh, sợ lạnh, đau tăng khi lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Hoãn.
- Phong Thấp Nhiệt ứ trệ Kinh Lạc
Đau thắt lưng lan mông đùi cẳng chân, đau cảm giác nóng rát, sốt, sợ gió, rêu lưỡi vàng,mạch Phù Sác.
- Phong Hàn Thấp + Can Thận hư
Đau thắt lưng lan mông, đùi, cẳng chân. Tái đi tái lại, teo cơ, biến dạng khớp, vận động khó, đau tăng khi lạnh, ăn ngủ kém, mệt mỏi, gầy ốm, xanh tái, mạch Trầm Nhược.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Theo Y học hiện đại
- Kháng viêm – Giảm đau (Theo bậc thang giảm đau của WHO).
- Nghỉ ngơi tại giường, nằm trên mặt phẳng cứng trong giai đoạn cấp.
- Vật lý trị liệu.
2. Theo Y học cổ truyền
a. Phong Hàn ứ trệ Kinh Lạc
- Phép trị: Khu phong, tán hàn, hoạt huyết, thông kinh lạc.
- Bài thuốc: PT5 (GS Bùi Chí Hiếu)
Lá lốt 10g
Quế chi 08g
Mắc cỡ 12g
Thiên niên kiện 08g
Cỏ xước 12g
Thổ phục linh 08g
Sài đất 10g
Hà thủ ô 08g
Sinh địa 08g
b. Phong Thấp Nhiệt ứ trệ Kinh Lạc
- Phép trị: Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc.
- Bài thuốc: PT5 (GS Bùi Chí Hiếu)
Lá lốt 10g
Quế chi 06g
Mắc cỡ 12g
Thiên niên kiện 08g
Cỏ xước 12g
Thổ phục linh 12g
Sài đất 12g
Hà thủ ô 08g
Sinh địa 16g
c. Phong Hàn Thấp + Can Thận hư
- Phép trị: Khu Phong, tán Hàn, trừ Thấp, Bổ Khí Huyết, Bổ Can Thận, thông kinh lạc.
- Bài thuốc 1: Độc hoạt ký sinh thang gia giảm
Độc hoạt 08g
Tang ký sinh 12g
Tần giao 08g
Phòng phong 08g
Tế tân 02g
Xuyên khung 08g
Đương qui 08g
Thục địa 12g
Bạch thược 08g
Quế chi 06g
Bạch linh 12g
Đỗ trọng 10g
Ngưu tất 12g
Đảng sâm 08g
Cam thảo (chích) 02g
- Bài thuốc 2: PT5 (GS Bùi Chí Hiếu)
Lá lốt 10g
Quế chi 06g
Mắc cỡ 12g
Thiên niên kiện 12g
Cỏ xước 16g
Thổ phục linh 12g
Hà thủ ô 16g
Sinh địa 16g
* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp các thành phẩm YHCT có tác dụng điều trị các thể bệnh như trên.
3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc: theo quy trình kỹ thuật của Bệnh viện.
* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Điện châm.
- Laser châm.
- Cấy chỉ (Nhu châm).
- Thủy châm.
- Xoa bóp bấm huyệt.
- Điều trị bằng tia hồng ngoại.
- Điều trị bằng laser công suất thấp.
- Điều trị bằng laser công suất thấp nội mạch.
- Điều trị bằng sóng ngắn.
- Điều trị bằng dòng điện xung.
- Điều trị bằng sóng siêu âm.
- Điều trị bằng Parafin.
- Điều trị bằng kéo nắn cột sống.
- Điều trị bằng từ trường.
- Điều trị bằng xung kích.
- Điều trị bằng điện phân.
- Kết hợp điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Bệnh học nội khoa, Trung cấp YHCT Tuệ Tĩnh II.
- Bệnh học và điều trị nội khoa ( Kết hợp Đông Tây Y), NXB Y học, 2007.
- Dược lý trị liệu thuốc Nam, GS. Bùi Chí Hiếu.
- Quy trình kỹ thuật Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang.
Góp ý & Thư viện