|
Thông báo
. Thông báo danh sách thí sinh tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024
. Thông báo nội dung ôn tập, hình thức tiến hành xét tuyển viên chức Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang đợt 2 năm 2024.
. Quyết định về việc ban hành Nội quy xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể các đơn vị trực thuộc năm 2024
. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức
Thông tin tuyên truyền
. V/v đề nghị báo giá kiểm tra, bơm lại các bình chữa cháy của Bệnh viện
. V/v đề nghị báo giá sữa chữa máy Xquang di động của Bệnh viện
. Về việc thông báo chào giá thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH QUÝ II/2024
Văn bản mới
Lịch công tác tuần
Thông tin y tế giáo dục
. ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
. Bệnh mùa nắng nóng
. Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới
. Thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị đông y hay tây y
. Phát sóng TVC tuyên truyền an toàn giao thông
. Lễ giỗ lần thứ 228 Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông
. Bệnh viện y học Cổ Truyền Tiền Giang nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Ban giám đốc
BAN GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG Giám đốc BS CKI Phan Văn Hồng Phó Giám đốc BS CKI Lê Quốc Trường Phó Giám đốc BS CKI...
Vị thuốc quanh ta
Danh mục kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật
Phác đồ điều trị
9. Phác đồ điều trị Liệt thần kinh VII ngoại biên
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LIỆT THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Định nghĩa
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên (Liệt mặt nguyên phát) là bệnh lý thực thể của hệ thần kinh với triệu chứng đặc hiệu là liệt ½ mặt.
2. Nguyên nhân
- Do lạnh.
- Cơ chế do mạch máu.
- Cơ chế do nhiễm trùng.
3. Chẩn đoán
- Bệnh thường khởi phát đột ngột triệu chứng liệt xuất hiện hoàn toàn thường trong vòng 48 giờ.
- Có thể có triệu chứng đau sau tai trước đó 1-2 ngày, đôi khi ù tai, chóng mặt.
- Tổng quát mệt mỏi, tê đau nặng khó chịu một bên mặt.
- Liệt toàn bộ cơ mặt một bên.
- Mất nếp nhăn trán, mất nếp má mũi.
- Mắt nhắm không kín, dấu Charles- Bell(+).
- Vẻ mặt trở nên trơ cứng.
- Mất vị giác 2/3 trước lưỡi.
- Mất những phản xạ có sự tham gia của những cơ vòng quanh mắt.
4. Cận lâm sàng
- CTM, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN,...
- Tổng phân tích nước tiểu
- Điện tim thường, Siêu âm bụng tổng quát, X-quang tim phổi…
* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
- Thuộc phạm trù chứng Khẩu nhãn oa tà: Bệnh phát đột ngột, miệng méo một bên, mắt nhắm không kín kèm với các triệu chứng đi kèm của từng thể bệnh…
- Nguyên nhân: Ngoại nhân, Bất nội ngoại nhân.
- Thường có 03 thể chính.
- Thể Phong Hàn ứ trệ Kinh Lạc:
Ớn gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
- Thể Phong Nhiệt ứ trệ Kinh Lạc:
Phát sốt sợ nóng, rêu trắng dầy, mạch phù sác.
- Thể Khí trệ, Huyết ứ:
Tê nặng mặt, lưỡi có điểm ứ huyết. Mạch trầm sáp.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Theo Y học hiện đại
a. Nguyên tắc điều trị chung :
- Điều trị triệu chứng.
- Nâng cao sức đề kháng.
- Vật lý trị liệu, PHCN.
b. Điều trị cụ thể:
- Vitamin nhóm B cho dài ngày.
- Nhóm thuốc kháng viêm.
- Nhỏ mắt bằng Natriclorua.
- Thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh.
2. Theo Y học cổ truyền
2.1. Thể Phong Hàn ứ trệ Kinh Lạc
- Phép trị: Khu Phong, tán Hàn, hoạt Huyết thông Kinh Lạc.
- Bài thuốc 1:
Ké đầu ngựa 12g
Tang ký sinh 12g
Quế chi 08g
Bạch chỉ 08g
Ngưu tất 12g
Hương phụ 08g
Uất kim 08g
Trần bì 08g
Kê huyết đằng 12g
- Bài thuốc 2: Kinh phòng bại độc gia giảm
Kinh giới 08g
Sài hồ 08g
Phòng phong 08g
Tiền hồ 08g
Thổ phục linh 08g
Khương hoạt 08g
Cam thảo (chích) 04g
Độc hoạt 08g
Chỉ xác 08g
Xuyên khung 08g
Cát cánh 08g
Bạc hà 06g
Bạch chỉ 08g
Đại táo 08g
Sinh cương/Can khương 04g
- Bài thuốc 3: Đại tần giao thang gia giảm.
Khương hoạt 12g
Độc hoạt 12g
Phòng phong 08g
Xuyên khung 10g
Bạch chỉ 12g
Hoàng cầm 08g
Thục địa 08g
Sinh địa 08g
Bạch thược 12g
Tần giao 12g
Thạch cao 12g
Bạch linh 10g
Cam thảo (chích) 04g
Bạch truật 12g
Đương quy 12g
Tế tân 04g
Đảng sâm 12g
2.2. Thể Phong Nhiệt ứ trệ Kinh Lạc
- Phép trị: Khu Phong, thanh Nhiệt, hoạt Huyết, thông Kinh Lạc.
- Bài thuốc 1:
Kim ngân hoa 16g
Bồ công anh 16g
Thổ phục linh 12g
Xuyên khung 12g
Đan sâm 12g
Ngưu tất 12g
- Bài thuốc 2: Kinh phòng bại độc gia giảm.
Kinh giới 08g
Sài hồ 08g
Phòng phong 08g
Tiền hồ 08g
Thổ phục linh 08g
Khương hoạt 08g
Cam thảo (chích) 04g
Độc hoạt 08g
Chỉ xác 08g
Xuyên khung 08g
Cát cánh 08g
Bạc hà 06g
Bạch chỉ 08g
Đại táo 08g
Sinh cương/Can khuơng 04g
2.3. Thể Khí trệ, Huyết ứ
- Phép trị: Hoạt Huyết, hành Khí, thông Kinh Lạc.
- Bài thuốc 1:
Xuyên khung 12g
Đan sâm 12g
Uất kim 08g
Ngưu tất 12g
Chỉ xác 06g
Trần bì 06g
Hương phụ 06g
Tô mộc 08g
- Bài thuốc 2: Tứ vật đào hồng gia giảm
Xuyên khung 12g
Bạch thược 12g
Đương quy 12g
Đào nhân 12g
Thục địa 20g
Hồng hoa 12g
Cam thảo (chích) 04g
- Bài thuốc 3: Huyết phủ trục ứ thang gia giảm
Xuyên khung 12g
Xích thược 12g
Đương quy 12g
Đào nhân 12g
Sinh địa 20g
Hồng hoa 12g
Sài hồ 08g
Ngưu tất 12g
Chỉ xác 08g
Cam thảo (chích) 04g
Cát cánh 08g
* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp các loại thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng tương tự phù hợp với các thể bệnh.
3. Điều trị kết hợp các phương pháp không dùng thuốc: theo quy trình kỹ thuật của Bệnh viện.
* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Hào châm, ôn châm, điện châm:
- Laser châm:
- Cấy chỉ (Nhu châm):
- Thủy châm:
- Xoa bóp bấm huyệt:
- Điều trị bằng tia hồng ngoại: Trừ thể phong nhiệt.
- Điều trị bằng Laser công suất thấp.
- Điều trị bằng Laser công suất thấp nội mạch.
- Điều trị bằng điện phân dẫn thuốc.
- Điều trị bằng các dòng điện xung.
- Điều trị bằng siêu âm.
- VLTL – PHCN cho người bệnh liệt dây VII ngoại biên.
IV. PHÒNG BỆNH:
Phòng bệnh liệt mặt, khi rét tránh mở ca đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt. Vào mùa nóng khi ngủ không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt. Đối với những người làm việc và học tập ban đêm, không nên ngồi gần cửa sổ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài. Ngoài ra, cần điều trị sớm và triệt để các nhiễm khuẩn tai, mũi, họng...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Bệnh học nội khoa ( Trung cấp YHCT Tuệ Tĩnh II).
- Bệnh học và điều trị nội khoa (Kết hợp Đông Tây Y Nxb Y học).
- Dược lý trị liệu thuốc Nam (GS. Bùi Chí Hiếu).
- Quy trình kỹ thuật Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang.
- Phương tễ học, NXB Y học.
Góp ý & Thư viện