|
Thông báo
. Thông báo danh sách thí sinh tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024
. Thông báo nội dung ôn tập, hình thức tiến hành xét tuyển viên chức Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang đợt 2 năm 2024.
. Quyết định về việc ban hành Nội quy xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể các đơn vị trực thuộc năm 2024
. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức
Thông tin tuyên truyền
. V/v đề nghị báo giá kiểm tra, bơm lại các bình chữa cháy của Bệnh viện
. V/v đề nghị báo giá sữa chữa máy Xquang di động của Bệnh viện
. Về việc thông báo chào giá thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH QUÝ II/2024
Văn bản mới
Lịch công tác tuần
Thông tin y tế giáo dục
. ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
. Bệnh mùa nắng nóng
. Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới
. Thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị đông y hay tây y
. Phát sóng TVC tuyên truyền an toàn giao thông
. Lễ giỗ lần thứ 228 Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông
. Bệnh viện y học Cổ Truyền Tiền Giang nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Ban giám đốc
BAN GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG Giám đốc BS CKI Phan Văn Hồng Phó Giám đốc BS CKI Lê Quốc Trường Phó Giám đốc BS CKI...
Vị thuốc quanh ta
Danh mục kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật
Phác đồ điều trị
1. Phác đồ điều trị Tăng huyết áp
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Định nghĩa
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
2. Nguyên nhân
Phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân (THA nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (THA thứ phát) đó là:
- Viêm cầu thận cấp/mạn, sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thận, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận.
- Cường Aldosterone tiên phát, hội chứng Cushing, bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên.
- Hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén.
- Do thuốc: kháng viêm, tránh thai, cam thảo,…
3. Chẩn đoán
PHÂN ĐỘ TĂNG HUYẾT ÁP THEO WHO/ISH 1999
Phân độ huyết áp | Huyết áp tâm thu (mmHg) |
| Huyết áp tâm trương (mmHg) |
Huyết áp tối ưu | < 120 | và | < 80 |
Huyết áp bình thường | 120 – 129 | và/hoặc | 80 – 84 |
Tiền tăng huyết áp | 130 – 139 | và/hoặc | 85 – 89 |
Tăng huyết áp độ 1 | 140 – 159 | và/hoặc | 90 – 99 |
Tăng huyết áp độ 2 | 160 – 179 | và/hoặc | 100 – 109 |
Tăng huyết áp độ 3 | ≥ 180 | và/hoặc | ≥ 110 |
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc | ≥ 140 | và | < 90 |
BẢNG PHÂN TẦNG NGUY CƠ TIM MẠCH
Bệnh cảnh
| Huyết áp Bình thường
| Tiền THA
| THA Độ 1
| THA Độ 2
| THA Độ 3
|
Trị số Huyết áp | Huyết áp tâm thu 120-129 mmHg và Huyết áp tâm trương 80-84 mmHg | Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương 85-89 mmHg | Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương 90-99 mmHg | Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương 100-109 mmHg | Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg |
Không có yếu tố nguy cơ tim mạch |
|
| Nguy cơ thấp | Nguy cơ trung bình | Nguy cơ cao |
Có từ 1-2 yếu tố nguy cơ tim mạch (YTNCTM) | Nguy cơ thấp | Nguy cơ thấp | Nguy cơ trung bình | Nguy cơ trung bình | Nguy cơ rất cao |
Có ≥ 3 YTNCTM hoặc hội chứng chuyển hóa hoặc tổn thương cơ quan đích hoặc đái tháo đường | Nguy cơ trung bình | Nguy cơ cao | Nguy cơ cao | Nguy cơ cao | Nguy cơ rất cao |
Đã có biến cố hoặc có bệnh tim mạch hoặc có bệnh thận mạn tính | Nguy cơ rất cao | Nguy cơ rất cao | Nguy cơ rất cao | Nguy cơ rất cao | Nguy cơ rất cao |
4. Cận lâm sàng
- CTM, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN,...
- Tổng phân tích nước tiểu
- Điện tim thường, Siêu âm bụng tổng quát, X-quang tim phổi…
* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ tổn thương cơ quan đích.
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Theo Y học Cổ Truyền (YHCT) Tăng huyết áp (THA) được xem như là một hội chứng bao gồm:
- Hoa mắt, chóng mặt được xếp vào chứng Huyễn vựng.
- Đau đầu được xếp vào chứng Đầu thống.
- Hồi hộp, đánh trống ngực được xếp vào chứng Tâm úy, Chính xung.
- Đau ngực được xếp vào chứng Tâm thống, nếu đau ngực có kèm khó thở thì gọi là Tâm tý, Tâm trướng.
- Hôn mê, liệt nửa người xếp vào chứng Trúng phong.
Nguyên nhân của bệnh THA theo YHCT có thể là:
- Do thất tình như giận, lo sợ gây tổn thương 2 tạng Can và Thận âm.
- Do bệnh lâu ngày, thể chất suy yếu, thận âm và thận dương suy. Thận âm suy hư hỏa bốc lên, thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.
- Do đàm thấp ủng trệ gây tắc trở thanh khiếu. Đàm thấp có thể do ăn uống không đúng cách gây tổn hại tỳ vị hoặc do thận dương suy không khí hóa được nước mà sinh đàm.
Các thể lâm sàng:
- Thể Can dương xung:
- Trong thể bệnh cảnh này trị số huyết áp cao thường hay dao động.
- Người bệnh thường đau đầu với những tính chất:
+ Tính chất: căng hoặc như mạch đập.
+ Vị trí: đỉnh đầu hoặc một bên đầu.
+ Thường kèm cơn nóng phừng mặt, hồi hộp trống ngực, người bứt rứt.
- Mạch đi nhanh và căng (huyền).
- Thể Thận âm hư:
Triệu chứng nổi bật trong thể này, ngoài trị số huyết áp cao là
- Tình trạng uể oải, mệt mỏi thường xuyên.
- Đau nhức mỏi lung âm ỉ.
- Hoa mắt chóng mặt, ù tai, đầu nặng hoặc đau âm ỉ.
- Cảm giác nóng trong người, bứt rứt, thỉnh thoảng có cơn nóng phừng mặt, ngũ tâm phiền nhiệt, ngủ kém, có thể có táo bón.
- Mạch trầm, huyền, sác, vô lực.
- Thể Đàm thấp:
Triệu chứng nổi bật trong thể bệnh lý này:
- Người béo, thừa cân.
- Lưỡi dầy, to.
- Bệnh nhân thường ít than phiền về triệu chứng đau đầu (nếu có, thường là cảm giác nặng đàu) nhưng dễ than phiền về tê nặng chi dưới.
- Thường hay kèm tang cholesterol máu.
- Mạch hoạt.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Theo Y học hiện đại
1.1. Nguyên tắc chung
- Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài.
- Mục tiêu điều trị là đạt "huyết áp mục tiêu" và giảm tối đa "nguy cơ tim mạch".
- "Huyết áp mục tiêu" cần đạt là < 140/90mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.
- Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu.
1.2. Các biện pháp thay đổi lối sống
- Chế độ ăn hợp lý:
+ Giảm ăn mặn (< 6g muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày)
+ Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi.
+ Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no.
- Tích cực giảm cân nếu dư cân, duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 đến 22,9 kg/m2
- Cố gắng duy trì vòng bụng: nam <90cm, nữ <80cm.
- Hạn chế rượu, bia, không hút thuốc.
- Tập thể dục, đi bộ đều đặn 30-60 phút mỗi ngày.
- Thư giản, nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh bị stress, lạnh đột ngột.
- Nếu vẫn không đạt huyết áp mục tiêu hoặc có biến cố: cần chuyển tuyến trên hoặc gửi khám chuyên khoa tim mạch.
1.3. Điều trị bằng thuốc:
- Lợi tiểu.
- Nhóm ức chế men chuyển.
- Nhóm ức chế canxi.
- Nhóm chẹn β.
- Điều trị bệnh lý tim mạch (nếu có bệnh lý tim mạch kèm theo).
- Ổn định đường huyết (nếu có bệnh lý ĐTĐ kèm theo).
- Ổn định Lipid máu (nếu có bệnh lý Rối loạn Lipid máu kèm theo).
1.4. Các lý do để chuyển tuyến trên hoặc chuyên khoa tim mạch
Cân nhắc chuyển đến các đơn vị quản lý THA tuyến trên hoặc chuyên khoa tim mạch trong các trường hợp sau:
- Tăng huyết áp tiến triển: THA đe doạ có biến chứng (như tai biến mạch não thoáng qua, suy tim...) hoặc khi có các biến cố tim mạch.
- Nghi ngờ tăng huyết áp thứ phát hoặc THA ở người trẻ hoặc khi cần đánh giá các tổn thương cơ quan đích.
- Tăng huyết áp kháng trị mặc dù đã dùng nhiều loại thuốc phối hợp (3 thuốc, trong đó ít nhất có 1 thuốc lợi tiểu) hoặc không thể dung nạp với các thuốc hạ áp, hoặc có quá nhiều bệnh nặng phối hợp.
- THA ở phụ nữ có thai hoặc một số trường hợp đặc biệt khác.
QUI TRÌNH ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
2. Theo Y học cổ truyền
2.1. Thể can dương xung
- Pháp trị: Bình can giáng nghịch.
Bình can tức phong (nếu là cơn tăng huyết áp)
- Bài thuốc: Thiên Ma Câu Đằng ẩm gia giảm.
Thiên ma 08g
Câu đằng 12g
Hoàng cầm 10g
Chi tử 12g
Hà thủ ô 10g
Tang ký sanh 12g
Bạch linh 12g
Đổ trọng 10g
Thạch quyết minh 20g
Ích mẫu 12g
Ngưu tất 12g
2.2. Thể thận âm hư
- Pháp trị: Tư âm ghìm dương, tư bổ can thận
- Bài thuốc 1: Bài hạ áp gia giảm.
Thục địa 20g
Ngưu tất 10g
Rễ nhàu 10g
Trạch tả 10g
Thảo quyết minh 12g
Táo nhân 10g
Mã đề 20g
Hoa hòe 10g
- Bài thuốc 2: Lục vị địa hoàng gia Quy Thược.
Thục địa 20g
Trạch tả 08g
Hoài sơn 15g
Bạch linh 12g
Sơn thù 15g
Đương quy 12g
Đơn bì 12g
Bạch thược 08g
- Bài thuốc 3: Bổ can thận gia giảm.
Hà thủ ô 10g
Trạch tả 12g
Thục địa 15g
Đương quy 12g
Sài hồ 10g
Hoài sơn 15g
Thảo quyết minh 10g
2.3. Thể đàm thấp
- Pháp trị: Hóa đờm, trừ thấp.
- Bài thuốc 1: Bài hạ áp gia giảm.
Thục địa 20g
Ngưu tất 10g
Rễ nhàu 10g
Trạch tả 10g
Thảo quyết minh 12g
Táo nhân 10g
Mã đề 20g
Hoa hòe 10g
- Bài thuốc 2: Nhị trần thang gia giảm
Bán hạ 12g
Trần bì 12g
Bạch linh 12g
Cam thảo (chích) 04g
Can khương 04g
Đại táo 12g
- Bài thuốc 3: Bán hạ Thiên ma Bạch truật thang gia giảm.
Bán hạ 12g
Bạch truật 12g
Trần bì 12g
Thiên ma 08g
Bạch linh 12g
Sinh cương/Can khương 04g
Cam thảo 04g
Đại táo 12g
Đảng sâm 10g
Huỳnh kỳ 12g
Hoàng bá 06g
Trạch tả 08g
Mạch nha 08g
Thương truật 08g
Lục thần khúc 08g
* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp các loại thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng điều trị phù hợp với các thể bệnh.
3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc: theo quy trình kỹ thuật của Bệnh viện.
* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Điện châm.
- Laser châm.
- Cấy chỉ (Nhu châm).
- Thủy châm.
- Xoa bóp bấm huyệt.
- Điều trị bằng laser công suất thấp.
- Điều trị bằng laser công suất thấp nội mạch.
- Điều trị bằng dòng điện xung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp Đông Tây Y), NXB Y học 2007.
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA (ban hành kèm theo quyết định Số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng bộ y tế).
- Quy trình kỹ thuật Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền giang.
- Phương tễ học, NXB Y Học.
Góp ý & Thư viện