|
Thông báo
Thông tin tuyên truyền
. V/v đề nghị báo giá kiểm tra, bơm lại các bình chữa cháy của Bệnh viện
. V/v đề nghị báo giá sữa chữa máy Xquang di động của Bệnh viện
. Về việc thông báo chào giá thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH QUÝ II/2024
Văn bản mới
Lịch công tác tuần
Thông tin y tế giáo dục
Bệnh viện tổ chức Lễ Dâng hương kỷ niệm 233 năm ngày mất của Đại danh y, Danh nhân văn hoá thế giới Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (1971-2024)
Sáng ngày 23/02/2024 (ngày 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn) để tỏ lòng tri ân của thế hệ thầy thuốc kế thừa, với lòng tôn sư trọng đạo của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động. Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang long trọng tổ chức Lễ dâng hương nhân lễ giỗ lần thứ 233 (1791 - 2024) nhằm ghi nhớ công ơn Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác) và sự kiện Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông được Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 ngày 21/11 đã thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các "Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2023 - 2024".
(Lãnh đạo và tập thể viên chức Bệnh viện YHCT thực hiện nghi lễ dâng hương trước tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông)
Đại danh y Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, sinh ngày 12 tháng 11 năm Giáp Thìn (tức ngày 12/11/1724) trong một gia đình có 6 tiến sỹ (nguyên quán tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên); mất ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791) ở quê mẹ, xứ Bầu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) thọ 67 tuổi.
(Lãnh đạo Bệnh viện dâng hương, hoa kính tưởng nhớ công lao và những giá trị mà Đại danh y để lại cho hậu thế)
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một đại danh y, nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc. Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, tiêu biểu là bộ "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" - bộ sách được coi là "Bách khoa thư" y học vĩ đại nhất của Việt Nam thời trung đại và còn nguyên giá trị đến hiện tại. Sau khi mất, ông được nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc "Y thánh của Việt Nam". Cuộc đời và sự nghiệp của ông được kết tinh bởi tri thức uyên thâm, tư tưởng tiến bộ, đạo đức trong sáng, thể hiện qua những tác phẩm đồ sộ mà giá trị còn mãi đến ngày nay. Ông đã để lại cho hậu thế một tàng thư y học, một tấm gương sáng về y đức, y lý, y thuật... vô giá trong di sản văn hoá Việt Nam và được coi là ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam.Ông có nhiều câu thơ thấm đậm nhân nghĩa ở đời mà các thế hệ thầy thuốc mai sau phải khắc khi, đơn cử như:
"Phải đâu vất vả mong hậu báo,
Cứu người nghĩa trọng dám khinh phiền"
Hoặc:
"Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương".
(Tập thể viên chức Bệnh viện dâng hương Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông)
(Tập thể viên chức Bệnh viện chụp hình lưu niệm tại lễ dâng hương Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông)
Kế thừa, phát huy những di sản quý giá của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác); những năm qua, Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang luôn khẳng định là đơn vị "đầu tàu" ngành Y học cổ truyền của tỉnh Tiền Giang đã không ngừng phát huy, phát triển tinh hoa của nền y học cổ truyền kết hợp tiến bộ y học hiện đại để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh và góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Tin, bài: Thành Trung
Tin nổi bật
Chiều ngày 11/12/2024, Công đoàn cơ sở Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai phương...
Nhằm tiếp tục triển khai việc thực hiện Quy định 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, đồng...
Vị thuốc quanh ta
Danh mục kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật
Phác đồ điều trị
Góp ý & Thư viện