Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu "Mua vị thuốc cổ truyền sử dụng năm 2023-2024" của Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện

Lịch công tác tuần Lịch công tác tuần

Thông tin y tế giáo dục Thông tin y tế giáo dục

Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới

Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới

BSCK1. Huỳnh Thị Kim Dâng

Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh.

Bệnh gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, cảm giác kiến bò, chuột rút về ban đêm,… có thể dẫn đến những biến chứng khó chữa như: chàm da, loét chân không lành, chảy máu, dãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu,…

Theo thống kê có tới 35% người trưởng thành, 50% người nghỉ hưu mắc phải bệnh này. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch thường do rất nhiều nguyên nhân như: đặc thù công việc phải đứng lâu hay ngồi nhiều, dư thừa cân nặng, ít vận động và hoạt động thể chất, thường xuyên đi giày cao gót, cũng có thể do tiền sử gia đình...

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân.

 Ở giai đoạn đầu: các triệu chứng thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh thường có biểu hiện đau, nặng chân, hoặc cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối, cảm giác chân bị châm kim, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Nhiều mạch máu nhỏ li ti ở cổ chân và bàn chân. Những triệu chứng này thường không rõ ràng hoặc mất đi khi nghỉ ngơi, các tĩnh mạch ở chi chưa giãn nhiều, lúc giãn, lúc không nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.

 Giai đoạn tiến triển: gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày sẽ có biểu hiện loạn dưỡng. Cảm giác nặng, đau nhức chân. Hiện tượng này không mất đi khi nghỉ ngơi, nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da một cách thường xuyên, các mảng bầm trên da.

 Giai đoạn biến chứng: gây viêm tĩnh mạch huyết khối nông, chảy máu nặng do dãn vỡ tĩnh mạch, nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.

Nguyên nhân là gì?

- Tư thế sinh hoạt, làm việc: phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, mang vác nặng,…tạo điều kiện máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. khi các van bị suy yếu sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến máu ứ ở hai chân.

- Làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn.

- Người mang thai nhiều lần, sinh đẻ nhiều, béo phì hay thừa cân, táo bón kinh niên, di truyền, nội tiết, sử dụng thuốc ngừa thai, lười thể dục, hút thuốc lá, chế độ ăn ít xơ và vitamin,… cũng làm bệnh trở nên nặng hơn.

- Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu về tim, viêm tĩnh mạch với hình thành huyết khối trrong các tĩnh mạch nông và sâu.

- Khiếm khuyết van do bẩm sinh.

- Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già).

     Theo Y học cổ truyền YHCT: Dãn tĩnh mạch chi dưới được mô tả trong phạm vi Chứng "Cân lựu" của YHCT (Chứng  gân  xanh  tím  xoắn  lại từng  hòn,  kết  thành  như  con giun, nổi lên ở vùng bụng chân).

Bài thuốc điều trị: đương quy 20g, xích thược 20g, hồng hoa 15g, đào nhân 16g, xuyên khung 15g, sinh địa 15g, hoàng kỳ 12g, thục địa 10g, hòe hoa 20g, đan sâm 20g. Bài thuốc có tác dụng hoạt huyết, trục huyết ứ, chống viêm, thông kinh, lợi thấp, giảm đau, thanh nhiệt lương huyết, bổ âm, dưỡng huyết, làm chắc thành mạch, hành khí, lưu thông khí huyết đưa máu về tim. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 20-30 ngày là 1 liệu trình. Uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút. Ngoài ra trong thời gian uống thuốc, không ăn thức ăn cay nóng, khó tiêu, ngủ đủ nhu cầu, ăn nhiều rau củ quả. Công việc phải đứng lâu, ngồi lâu nên có thời gian giải lao để máu bớt ứ đọng, duy trì cân nặng, tập thể dục đều đặn và phù hợp.

Ngoài ra, còn có các biện pháp không dùng thuốc cũng giúp tăng lưu thông tuần hoàn hỗ trợ tốt cho điều trị bệnh dãn tĩnh mạch chi dưới như: Laser công suất thấp nội mạch, oxy cao áp, điều trị bằng máy nén ép trị liệu,…

Biện pháp phòng ngừa như thế nào?

- Một trong những biện pháp thể dục tốt nhất cho người suy giãn tĩnh mạch chính là đi bộ. Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Do đó sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông. Việc đi bộ cũng giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện của bệnh suy tĩnh mạch. Tốt nhất, mỗi ngày, mọi người nên đi bộ ít nhất 10 -30 phút.

Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp tập các bài tập vận động chân như: co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót… để máu lưu chuyển tốt hơn.

Bổ sung đủ bằng chế độ ăn giàu trái cây, rau tươi, hạn chế ăn các đồ ăn nóng, cay và hút thuốc, uống rượu bia và dùng các chất kích thích.

Giảm cân, tránh táo bón.

- Những bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày nên được tập vật lý trị liệu, xoa bóp chi để tránh huyết khối tĩnh mạch…


Tin liên quan
ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP    20/04/2021
Bệnh mùa nắng nóng    08/04/2021
Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới    08/04/2021
Thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị đông y hay tây y    31/03/2021
Phát sóng TVC tuyên truyền an toàn giao thông    24/06/2019
Lễ giỗ lần thứ 228 Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông    20/02/2019
Bệnh viện y học Cổ Truyền Tiền Giang nâng cao chất lượng khám chữa bệnh    22/03/2018

Tin nổi bật Tin nổi bật

Bệnh viện Y học cổ truyền họp mặt kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 Bệnh viện Y học cổ truyền họp mặt kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3
Nhân kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ và 1984 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chiều ngày 08/3/2024, tại Hội trường Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang, Công đoàn cơ sở Bệnh viện Y học cổ...
Đoàn thanh niên tham gia trao 200 phần quà cho người có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện YHCT Đoàn thanh niên tham gia trao 200 phần quà cho người có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện YHCT
Sáng ngày 26/02/2024, tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang. Ban chấp hành Chi đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tham gia hỗ trợ mạnh thường quân trao 200 phần quà, mỗi phần quà gồm: gạo,...
Bệnh viện tổ chức Họp mặt Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024) Bệnh viện tổ chức Họp mặt Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024)
Chiều ngày 23/02/2023, Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang tổ chức Họp mặt kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024). Dự buổi họp mặt có ông Phan Văn Hồng, Giám đốc bệnh...
Bệnh viện tổ chức Lễ Dâng hương kỷ niệm 233 năm ngày mất của Đại danh y, Danh nhân văn hoá thế giới Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (1971-2024) Bệnh viện tổ chức Lễ Dâng hương kỷ niệm 233 năm ngày mất của Đại danh y, Danh nhân văn hoá thế giới Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (1971-2024)
Sáng ngày 23/02/2024 (ngày 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn) để tỏ lòng tri ân của thế hệ thầy thuốc kế thừa, với lòng tôn sư trọng đạo của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động. Bệnh viện Y học...

Phác đồ điều trị Phác đồ điều trị

11. Phác đồ điều trị Thoái hóa khớp

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ  THOÁI HOÁ KHỚP

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang

(Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020

của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)

 

I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Đại cương

Thoái hoá khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và phá hủy sụn và xương dưới sụn, nghiêng về phá hủy.

Bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, chuyển hóa và chấn thương nhưng không do viêm.

Liên quan tới tất cả các mô của khớp động → thay đổ hình thái, phân tử và chức năng sinh học của các tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hóa, bào mỏng, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo các gai xương ở rìa khớp và hốc xương dưới sụn.

2. Nguyên nhân

- Nguyên phát: lão hóa, di truyền, nội tiết và chuyển hóa

- Thứ phát: cơ giới, dị tật bẩm sinh, tăng tải trọng (béo phì, nghề nghiệp…)

Các vị trí thường gặp thoái hóa khớp: cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp bàn ngón tay, ,khớp gối, cổ chân ...

3. Chẩn đoán

- Đau có tính chất cơ giới.

- Hạn chế vận động.

- Biến dạng cột sống, khớp…

4. Cận lâm sàng

- CTM, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN,…

- Tổng phân tích nước tiểu.

- Điện tim thường, Siêu âm bụng tổng quát, X-quang tim phổi, CSTL,…

* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.

 

II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Với mô tả về triệu chứng học trên thì Thoái hóa khớp nói chung khi phân theo vùng bệnh và chứng trạng thuộc phạm trù các chứng: Tý, Kiên Bối thống, Bối thống, Tích Bối thống, Yêu thống, Hạc tất phong, Túc ngân thống…

Thường nguyên nhân gây bệnh là do: Khí Huyết hư bất túc, Can Thận hư, Thương chấn….

  • Chứng tý: đau mỏi, tê, nặng ở khớp. Đau tăng khi vận động, lạnh, đau giảm khi nghỉ ngơi.
  • Kiên bối thống: Đau vùng cổ vai.
  • Chứng Tích Bối thống:

+ Tích thống: đau dọc vùng giữa sống lưng.

+ Bối thống: đau lưng trên.

+ Tích bối thống: đau cả vùng lưng trên.

  • Yêu thống: đau vùng thắt lưng.
  • Hạc tất phong: đau vùng gối.
  • Túc ngân thống: vùng cổ chân, gót chân.

 

III. ĐIỀU TRỊ

  1. Theo Y học hiện đại:

Nếu đau nhiều dùng giảm đau - kháng viêm theo từng bậc (bậc thang giảm đau của WHO): từ 2 đến 3 ngày.

2. Theo Y học cổ truyền:

2.1 Phép điều trị chung : (Bao gồm một hay kết hợp các phép sau tùy theo thể bệnh) Ôn thông Kinh lạc, khu Phong, tán Hàn, trừ Thấp, hành Khí hoạt Huyết, bổ Khí hoạt Huyết, bổ Can Thận,...

  1. Điều trị bằng thuốc:

Bài thuốc chung:

  • Bài thuốc  1: PT5 gia giảm.
 

Lá lốt 10g

Thổ phục linh 08g

Trinh nữ (Xấu hổ) 10g

Sài đất 10g

Quế chi 08g

Hà thủ ô 08g

Thiên niên kiện 08g

Sinh địa 08g

Cỏ xước (Ngưu tất) 08g

 

- Độc hoạt ký sinh thang gia giảm.

 

Độc hoạt 08g

Bạch thược 08g

Tang ký sinh 08g

Quế chi 06g

Tần giao 08g

Bạch linh 08g

Phòng phong 08g

Đỗ trọng 10g

Tế tân 02g

Ngưu tất 12g

Xuyên khung 08g

Đảng sâm 08g

Đương quy 08g

Cam thảo (chích) 02g

Thục địa 08g

 
  • Bài thuốc 3: Lục vị địa hoàng thang gia giảm (Nếu Can Thận hư trội).
 

Thục địa 32g

Trạch tả 06g

Hoài sơn 16g

Phục linh 12g

Sơn thù 08g

Đơn bì 12g

 

* Có thể kết hợp các thành phẩm YHCT có tác dụng Bổ Can Thận, Cân Cốt, Khí Huyết…

* Hoặc sử dụng các cổ phương theo vùng bệnh lý như sau:

a.Thoái hóa vùng eo lưng xuống chân (khớp cột sống thắt lưng, khớp háng, khớp gối, gót chân…)

- Bài thuốc 1: Độc hoạt ký sinh thang gia giảm.

 

Độc hoạt 08g

Bạch thược 08g

Tang ký sinh 08g

Quế chi 06g

Tần giao 08g

Bạch linh 08g

Phòng phong 08g

Đỗ trọng 10g

Tế tân 02g

Ngưu tất 12g

Xuyên khung 08g

Đảng sâm 08g

Đương quy 08g

Cam thảo (chích) 02g

Thục địa 08g

 

- Bài thuốc 2: Tam Tý thang gia giảm.

 

Độc hoạt 08g

Bạch linh 08g

Tần giao 08g

Đỗ trọng 10g

Phòng phong 08g

Ngưu tất 10g

Tế tân 02g

Đảng sâm 08g

Xuyên khung 08g

Hoàng kỳ (chích) 12g

Đương quy 08g

Tục đoạn 08g

Thục địa 08g

Can khương 02g

Bạch thược 08g

Cam thảo (chích) 02g

Quế chi 04g

 

b.Thoái hóa các khớp ở chi trên và các đốt xa bàn tay.

- Bài thuốc: Quyên Tý thang gia giảm.

 

Khương hoạt 10g

Phòng phong 08g

Đương quy 10g

Xích thược 08g

Huỳnh kỳ (chích) 12g

Khương hoàng 12g

Cam thảo (chích) 06g

Đại táo 08g

Sinh khương/Can Khương 04g

 

c.Thoái hóa khớp ở vùng cột sống thắt lưng.

- Bài thuốc 1: Hữu quy hoàn gia giảm.

 

Phụ tử 04g

Quế nhục 04g

Cam thảo (chích) 04g

Sơn thù 08g

Đỗ trọng 12g

Hoài sơn 12g

Cẩu tích 12g

Thục địa 16g

Cốt toái bổ 08g

 

- Bài thuốc 2: Độc hoạt tang ký sinh gia Phụ tử.

 

Độc hoạt 08g

Bạch thược 08g

Tang ký sinh 08g

Quế chi 06g

Tần giao 08g

Bạch linh 08g

Phòng phong 08g

Đỗ trọng 10g

Tế tân 02g

Ngưu tất 12g

Xuyên khung 08g

Đảng sâm 08g

Đương quy 08g

Cam thảo 02g

Thục địa 08g

Phụ tử 04g

 

* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng phù hợp với các thể bệnh.

 

3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc: theo quy trình kỹ thuật của Bệnh viện.

* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:

  • Điện châm.
  • Laser châm.
  • Cấy chỉ (Nhu châm).
  • Thủy châm.
  • Xoa bóp bấm huyệt.
  • Điều trị bằng tia hồng ngoại.
  • Điều trị bằng laser công suất thấp.
  • Điều trị bằng laser công suất thấp nội mạch.
  • Điều trị bằng sóng ngắn.
  • Điều trị bằng dòng điện xung.
  • Điều trị bằng sóng siêu âm.
  • Điều trị bằng Parafin.
  • Điều trị bằng kéo nắn cột sống.
  • Điều trị bằng từ trường.
  • Điều trị bằng xung kích.
  • Điều trị bằng điện phân.
  • Kết hợp điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  2. Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp đông Tây y), Bộ Y tế, NXB Y học, 2007.
  3. Quy trình kỹ thuật Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang.

Tin liên quan
9. Phác đồ điều trị Liệt thần kinh VII ngoại biên    12/10/2020
14. Phác đồ điều trị Bệnh trĩ    12/10/2020
4. Phác đồ điều trị Viêm phế quản mạn    23/09/2020
3. Phác đồ điều trị Rối loạn Lipid máu    23/09/2020
1. Phác đồ điều trị Tăng huyết áp    23/09/2020
2.Phác đồ điều trị Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ    18/09/2020
5. Phác đồ điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng    18/09/2020
6. Phác đồ điều trị Viêm gan mạn    18/09/2020
7. Phác đồ điều trị Tai biến mạch máu não    18/09/2020
8. Phác đồ điều trị Đau thần kinh tọa    18/09/2020

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện