Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu "Mua vị thuốc cổ truyền sử dụng năm 2023-2024" của Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện

Lịch công tác tuần Lịch công tác tuần

Thông tin y tế giáo dục Thông tin y tế giáo dục

ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP

 

ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP

BSCKI. Huỳnh Thị Kim Dâng

Tăng huyết áp (THA) được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" bởi người bị THA có thể không thấy bất cứ dấu hiệu cảnh báo gì, từ đó dẫn tới tâm lý chủ quan.

Tăng huyết áp là bệnh diễn biến thầm lặng qua nhiều năm tháng, đa phần phát hiện tình cờ hoặc chỉ khi bệnh nhân có biến chứng mới được phát hiện. Tại Việt Nam, kết quả khảo sát cho thấy 25% người dân mắc bệnh THA, trong đó 40% không được điều trị. Khi không được điều trị thường xuyên và theo dõi hằng ngày, tình trạng THA có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận… Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có hơn 1,5 tỉ người mắc phải căn bệnh THA. Sau đây là những kiến thức giúp bạn nhận biết sớm bệnh THA và sơ cứu khi gặp người đột quỵ.

Các biểu hiện của THA

Nhức đầu: Đau nhức phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày.

Chóng mặt: cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.

Mệt: cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở; Ù tai, mất ngủ, mắt mờ, miệng lệch, phát âm khó, yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút, chảy máu cam tái phát nhiều lần…

                      Nhức đầu                                 Chóng mặt                                              

Theo khuyến cáo hiện nay của Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (Hội Tim mạch Hoa Kỳ coi huyết áp ≥130/80mmHg là tăng huyết áp). Tức là huyết áp bình thường phải nhỏ hơn 140/90mmHg.

Khi người bệnh bị THA, hãy để người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn. Người bệnh không nên nói nhiều vì khi nói không chỉ thanh quản hoạt động mà các cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng làm HA càng tăng cao. Dùng máy đo HA để xác định mức độ tăng và có biện pháp xử lý phù hợp.

Cách sơ cứu người đột quỵ: đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, mặt nghiêng sang một bên,...

 

Đa số bệnh nhân đột quỵ khi chuyển tới bệnh viện đều trong tình trạng muộn, hậu quả là họ phải sống tàn phế suốt đời hoặc tử vong.

Để kịp thời giúp người thân được cứu sống và có cơ hội phục hồi khi bị đột quỵ, thân nhân cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện trong 3 giờ đồng hồ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Face: Nhận biết dấu hiệu đột quỵ qua gương mặt người bệnh. Dựa vào tình trạng mặt bị mất cân đối hoặc một bên miệng bị méo, bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu "cười" để được quan sát rõ hơn.
  • Arm: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu giơ cả hai tay lên, sau khi kiểm tra bên nào yếu hơn hoặc rơi xuống trước thì bên đó được kết luận bị liệt.
  • Speech: Nhận biết sự bất thường trong ngôn ngữ. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nói lặp lại một câu đơn giản nào đó. Nếu giọng nói không được tròn, rõ, không lưu loát hoặc không thể nói được thì đây chính là dấu hiệu bất thường của đột quỵ.
  • Time: Bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ rất cao nếu xảy ra cả 3 dấu hiệu kể trên. Người xung quanh cần khẩn trương đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để kịp thời điều trị.

Nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ bằng quy tắc FAST

Cách sơ cứu đột quỵ

·        Với bệnh nhân chưa rơi vào hôn mê nhưng có biểu hiện: nhức đầu, chóng mặt kèm theo tê nửa người (tê mặt, tê tay chân). Hoặc bệnh nhân nói đớ, nói khó, nuốt nghẹn…, phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

·        Với bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, tiểu tiện không tự chủ, nuốt sặc thì cho người bệnh nằm nghiêng đầu về một bên. Cách này sẽ giúp người bệnh tránh tình trạng trào ngược đờm dãi vào khí quản gây tắc nghẽn đường thở dẫn đến ngưng tim ngưng thở. Lúc này, người bệnh bị liệt hô hấp nên khi đờm dãi tiết ra thì bệnh nhân lại không nuốt được xuống thực quản. Do đó, tuyệt đối không cho người bệnh uống nước.

·        Khi chuyển lên taxi hay xe cấp cứu luôn để bệnh nhân nghiêng đầu một bên. Người nhà không được thoa dầu cạo gió, không sử dụng kim chích vào đầu các ngón tay… Cũng không nên cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp vì tình trạng hạ HA đột ngột sẽ gây tổn thương não nặng hơn. Do đó, cần gọi xe cấp cứu để chuyển bệnh nhân tới trung tâm đột quỵ nhanh nhất. Nếu đưa bệnh nhân đến bệnh viện sau 3 giờ (giờ vàng) thì việc điều trị đột quỵ cho người bệnh sẽ khó khăn hơn.

Lời khuyên của thầy thuốc


Để phòng tránh đột quỵ, người bệnh cần tự bảo vệ mình bằng cách phòng tránh những nguyên nhân làm tăng huyết áp như: xúc động mạnh, căng thẳng thần kinh… Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục hàng ngày, luôn vui vẻ, yêu đời là phương thuốc hiệu quả duy trì huyết áp ổn định. Những người có nguy cơ bị đột quỵ (bệnh tiểu đường, huyết áp, béo phì...) phải uống thuốc theo y lệnh bác sĩ. Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn mặn, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, tránh uống rượu bia, café, hút thuốc lá.


Tin liên quan
ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP    20/04/2021
Bệnh mùa nắng nóng    08/04/2021
Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới    08/04/2021
Thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị đông y hay tây y    31/03/2021
Phát sóng TVC tuyên truyền an toàn giao thông    24/06/2019
Lễ giỗ lần thứ 228 Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông    20/02/2019
Bệnh viện y học Cổ Truyền Tiền Giang nâng cao chất lượng khám chữa bệnh    22/03/2018

Phác đồ điều trị Phác đồ điều trị

12. Phác đồ điều trị Loãng xương

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang

(Ban hành kèm theo QĐ số  163/QĐ-YHCT ngày  10/7/2020

của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)

 

I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

  1. Định nghĩa

Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương gây tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương bao gồm cả về khối lượng và chất lượng của xương.

  1. Nguyên nhân
  • Loãng xương người già

+ Mất cân bằng hormon sinh dục

+ Giảm hấp thu canxi ở ruột à canxi máu thấp

+ Lão hóa các tế bào tạo xương

  • Loãng xương sau mãn kinh
  • Loãng xương thứ phát: khi có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây:

+ Kém phát triển thể chất khi còn nhỏ: còi xương, suy dinh dưỡng,...

+ Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương.

+ Ít hoạt động thể lực.

+ Thói quen dùng nhiều rượu, bia, thuốc lá,...

+ Bị một số bệnh: thiểu năng tuyến sinh dục nam và nữ( mãn kinh sớm, thiểu năng tinh hoàn...), bệnh nội tiết: cường giáp, ...

+ Do thận: suy thận mạn,...

+Sử dụng thuốc dài hạn: thuốc chống động kinh, kháng viêm Corticosteroid,...

  1. Chẩn đoán

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Tiêu chuẩn chẩn đoán Loãng xương của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) năm 1994, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DXA:

  • Xương bình thường: T core từ -1 SD trở lên
  • Thiếu xương: T core dưới -1 SD đến -2,5 SD
  • Loãng xương: T core dưới 2,5 SD
  • Loãng xương nặng: T core dưới -2,5 SD kèm tiền sử hoặc hiện tại có gãy xương.

* Trường hợp không có điều kiện đo mật độ loãng xương:

Đo mật độ xương bằng phương pháp siêu âm.

-  Có thể chẩn đoán xác định loãng xương khi đã có biến chứng gãy xương dựa vào triệu chứng lâm sàng và X-quang: đau xương, đau lưng, gãy xương sau chấn thương nhẹ, tuổi cao,...

4.   Cận lâm sàng

- CTM, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN,…

- Tổng phân tích nước tiểu.

- Điện tim thường, Siêu âm bụng tổng quát, X-quang tim phổi…

* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.

 

II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

  1. Quan niệm

Thuộc phạm vi chứng Hư lao

  1. Nguyên nhân:
  • Bẩm sinh không đầy đủ: khi thụ thai, do cha mẹ tuổi lớn, sức yếu, tinh huyết kém, hoặc khi mang thai không điều dưỡng giữ gìn, sự dinh dưỡng cho thai nhi kém.
  • Lao thương quá độ: làm việc phải đứng lâu và nhiều, gắng sức, mang nặng quá, ngồi lâu chỗ đất ẩm ướt.
  • Dinh dưỡng không đầy đủ.
  1. Các thể lâm sàng:
    1. Khí huyết hư

-   Đau nhức vùng cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối…

-   Mệt mỏi, uể oải thường xuyên, ăn ngủ kém, ngại nói, thích nằm, chóng mặt, sắc mặt nhợt nhạt, rối loạn kinh nguyệt.

-   Lưỡi nhợt, rêu trắng. Mạch trầm nhược.

3.2 Thận âm hư

-   Đau nhức vùng cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối…

-   Sốt hâm hấp về chiều, đau mỏi lưng âm ỉ, cảm giác nóng trong người, thỉnh thoảng có cơn nóng phừng mặt, ngũ tâm phiền nhiệt, đạo hãn.

-   Lưỡi đỏ, rêu vàng. Mạch trầm tế sác.

3.3 Thận khí hư

-   Đau nhức vùng cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối…

-   Người mệt mỏi, ớn lạnh, tay chân lạnh, tự hãn, ngũ canh tả.

-   Lưỡi nhợt, rêu trắng. Mạch trầm nhược.

 

III. ĐIỀU TRỊ

  1. Theo Y học hiện đại

1.1. Dùng thuốc

  • Thuốc kháng viêm không steroids.
  • Thuốc giảm đau.

1.2. Phương pháp không dùng thuốc

  • Chế độ ăn uống: thức ăn giàu canxi từ 1.000-1.500mg hàng ngày, tránh yếu tố nguy cơ: rượu, thuốc lá,...tránh thừa cân, thiếu cân.
  • Chế độ sinh hoạt: tăng cường vận động, tăng dẻo dai cơ bắp, tránh té ngã,...
  • Sử dụng các dụng cụ, nẹp chỉnh hình giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông.

 

 

  1. Theo Y học cổ truyền:

2.1 Khí Huyết hư

  • Pháp trị: Điều bổ khí huyết.
  • Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm
 

 Hoàng kỳ (chích)    10g

 Sài hồ                      06g

 Bạch truật               10g

 Đảng sâm               08g

 Trần bì                    06g

 Đương quy             08g

 Thăng ma               08g 

 Cam thảo (chích)   04g

 

2.2 Thận âm hư

  • Pháp trị: bổ Thận, ích tinh, tư âm, dưỡng huyết.
  • Bài thuốc: Lục vị địa hoàng thang gia giảm
 

     Thục địa                 12g

     Đơn bì                    12g

     Hoài sơn                 10g 

     Bạch linh                12g

     Sơn thù                   08g

     Trạch tả                  06g

 

2.3 Thận khí hư

  • Pháp trị: bổ Thận, trợ dương
  • Bài thuốc 1: Bát vị thang gia giảm
 

Thục địa                 12g

Hoài sơn                 10g  

Sơn thù                   08g     

Đơn bì                    12g 

Bạch linh                12g

Trạch tả                   06g

Phụ tử                     02g

Quế nhục                04g

 
  • Bài thuốc 2: Hữu quy hoàn thang gia giảm
 

Phụ tử                    02g

Quế nhục               04g

Thục địa                12g

Hoài sơn                10g 

Sơn thù                  08g  

Câu kỷ tử               08g  

Đỗ trọng                12g

Cam thảo (chích)   04g

Thỏ ty tử                08g

Đương quy            08g

 

* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng điều trị  phù hợp với các thể bệnh.

 

3.  Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc: theo qui trình kĩ thuật của Bệnh viện.

* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:

  • Điện châm.
  • Laser châm.
  • Cấy chỉ (Nhu châm).
  • Thủy châm.
  • Xoa bóp bấm huyệt.
  • Điều trị bằng tia hồng ngoại.
  • Điều trị bằng laser công suất thấp.
  • Điều trị bằng laser công suất thấp nội mạch.
  • Điều trị bằng sóng ngắn.
  • Điều trị bằng dòng điện xung.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  2. Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp đông Tây y), Bộ Y tế, NXB Y học.
  3. Chẩn đoán và điều trị đau thắt lưng theo YHHĐ và YHCT, Bộ Y tế, NXB Y học.
Quy trình kỹ thuật Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang.

Tin liên quan
9. Phác đồ điều trị Liệt thần kinh VII ngoại biên    12/10/2020
14. Phác đồ điều trị Bệnh trĩ    12/10/2020
4. Phác đồ điều trị Viêm phế quản mạn    23/09/2020
3. Phác đồ điều trị Rối loạn Lipid máu    23/09/2020
1. Phác đồ điều trị Tăng huyết áp    23/09/2020
2.Phác đồ điều trị Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ    18/09/2020
5. Phác đồ điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng    18/09/2020
6. Phác đồ điều trị Viêm gan mạn    18/09/2020
7. Phác đồ điều trị Tai biến mạch máu não    18/09/2020
8. Phác đồ điều trị Đau thần kinh tọa    18/09/2020

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện