|
Thông báo
. Thông báo danh sách thí sinh tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024
. Thông báo nội dung ôn tập, hình thức tiến hành xét tuyển viên chức Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang đợt 2 năm 2024.
. Quyết định về việc ban hành Nội quy xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể các đơn vị trực thuộc năm 2024
. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức
Thông tin tuyên truyền
. V/v đề nghị báo giá kiểm tra, bơm lại các bình chữa cháy của Bệnh viện
. V/v đề nghị báo giá sữa chữa máy Xquang di động của Bệnh viện
. Về việc thông báo chào giá thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH QUÝ II/2024
Văn bản mới
Lịch công tác tuần
Thông tin y tế giáo dục
. ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
. Bệnh mùa nắng nóng
. Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới
. Thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị đông y hay tây y
. Phát sóng TVC tuyên truyền an toàn giao thông
. Lễ giỗ lần thứ 228 Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông
. Bệnh viện y học Cổ Truyền Tiền Giang nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Nội dung
KHOA NỘI
- SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH:
Năm 1981, Bệnh viện nâng cao hoạt động, triển khai điều trị nội trú, thành lập khoa lâm sàng. Qua 6 tháng hoạt động, căn cứ tình hình thực tế người bệnh điều trị nội trú, BGĐ bệnh viện đã quyết định tách khoa điều trị nội trú ban đầu thành lập thành 02 khoa: Khoa Nội cán bộ, Khoa Nội nhân dân.
Năm 1983, căn cứ tình hình thục tế hoạt động bệnh viện phải sáp nhập 2 khoa Nội cán bộ và Nội nhân dân thành Khoa nội và hoạt động của khoa Nội được duy trì cho đến ngày nay.
- Địa điểm: Tầng 1 và tầng 2 thuộc tòa nhà 4 tầng Bệnh viện Y học cổ truyền.
- Số điện thoại: 02733.970588
- Những đặc điểm chính của Khoa:
Lãnh đạo Khoa qua các thời kỳ:
- Trưởng khoa:
+ Năm 1981:
Lương Y Huỳnh Văn Ngạn, Trưởng khoa Nội cán bộ
Lương Y Nguyễn Văn Liêm, Trưởng khoa Nội nhân dân
+ Năm 1983: Lương Y Nguyễn Văn Liêm, Trưởng khoa Nội
+ Năm 1991: Bác sĩ Trần Việt Yến
+ Năm 1997: Bác sĩ Ngô Thị Hiền
+ Năm 2004: Bác sĩ Ngô Thị Hiền
+ Năm 2013: Bác sĩ CK1 Nguyễn Văn Phong
- Phó khoa:
+ Năm 1983: Lương Y Huỳnh Văn Ngạn
+ Năm 1991: Bác sĩ Ngô Thị Hiền
+ Năm 2004: Bác sĩ Nguyễn Văn Phong
+ Năm 2013: Bác sĩ Hồ Duy Thanh
- Điều dưỡng trưởng: YS Phạm Thị Mai
Lãnh đạo Khoa đương nhiệm:
- Trưởng Khoa: BSCK1 Huỳnh Thị Kim Dâng
- Phó Khoa: chưa có
- Điều Dưỡng Trưởng Khoa: ĐD Nguyễn Thị Thu Hằng
Nhân lực hiện tại của Khoa Nội:
- BS Phan Văn Xiếu
- BS Trần Thị Hồng Tươi
- BS Trần Lê Trang Hạ
- BS Nguyễn Thị Hoài Thanh
- BS Nguyễn Văn Nhân
- ĐD Đoàn Thị Thanh Hà
- ĐD Dương Tường Y Phụng
- ĐD Nguyễn Minh Thu
- YS Nguyễn Thị Lê Quý
- YS Đặng Thị Kim Yến
- HL Nguyễn Thị Xuân Hương
Tập thể Khoa Nội
Thành tích:
- Giấy khen của Sở Y tế Tiền Giang: Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong 2 năm (2008-2009).
- Giấy khen Sở Y tế Tiền Giang: Đạt thành tích điển hình, tiên tiến của ngành Y tế Tiền Giang giai đoạn (2006-2009).
- Từ đó đến nay mỗi năm Khoa nội đều đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.
Một số hình ảnh hoạt động tại Khoa
Ứng dụng VNPT-HIS trong khám chữa bệnh
Điều dưỡng thực hiện đo ECG cho bệnh nhân nội trú
Vị thuốc quanh ta
ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP TỪ RỄ CÂY NHÀU
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, quả nhàu có chứa prosertonin nhiều gấp 40 lần so với quả dứa. Khi chất này kết hợp với một enzyme nội bào sinh ra xeronin có khả năng giúp tế bào tự sửa chữa và tái tạo.
Trong quả nhàu có chứa nhiều tinh bột, chất xơ, nhiều vitamin A, E, B1, B6, B12, niacin B3, đặc biệt là vitamin C. Nhiều khoáng tố như: Fe, Ca, K, Na… Có tác dụng nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, phù thũng, đau gân, tiểu đường, chữa lỵ, hỗ trợ miễn dịch, chống viêm. Lá nhàu có tác dụng hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non hoặc sắc uống chữa đi lỵ và làm thuốc bổ. Vỏ cây nhàu dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sanh uống bổ máu.
Dân gian thường lấy quả nhàu gần chín rửa sạch, để ráo, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1kg nhàu với 200g đường cát. Sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa uống chừng 2 ly nhỏ, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào thương tổn, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức cơ thể. Cách sử dụng đơn giản nhất là ăn quả nhàu chấm muối, rất tốt cho người bị táo bón.
Sau khi phân tích dược tính của rễ Nhàu (chứa nhiều hợp chất thiên nhiên như lignin, pholysaccharide, flavonoid, irridoid, chất béo, scoppletin, catechin, betasitosterol, damnacanthal, alkaloid và nhiều khoáng tố vi lượng như trong dịch quả), giáo sư Caujolle - Giám đốc Trung Tâm khảo cứu Quốc gia Pháp về độc tính của các chất, giáo sư Youngken thuộc Trường Đại Học Dược khoa Massachusette, giáo sư Ikeda thuộc Trung Tâm Nghiên cứu vệ sinh quốc gia của Nhật Bản, đã thí nghiệm trên vật nuôi của phòng thí nghiệm và nhận thấy tinh chất rễ Nhàu có dược tính sau:
• Có tác dụng nhuận trường nhẹ và lợi tiểu nhẹ.
• Làm êm dịu thần kinh.
• Hạ huyết áp kéo dài.
• Rất ít độc và không làm nghiện.
Sách "Gia y trị nghiệm" của Lương y Việt Cúc có ghi "rễ Nhàu vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp". Trên thực tế, khi dùng độc vị hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, rễ Nhàu có hai tác dụng đáng lưu ý là dưỡng tâm an thần và thông kinh hoạt huyết.
Rễ nhàu giúp hạ huyết áp
Vào những năm 1980 – 1985, GS Bùi Chí Hiếu và cộng sự tại viện y học dân tộc đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng bài thuốc hạ áp có rễ nhàu (16g), đã chứng minh tác dụng hạ áp rất tốt ở liều điều trị và ổn định huyết áp ở liều duy trì. Đặc biệt là với những người thường hay căng thẳng tâm lý, dễ bực bội, cáu gắt, khó ngủ khi dùng rễ nhàu cảm thấy tinh thần thoải mái, dễ ngủ.
Các chất dẫn anthraquinon (damnacathal, nordamnacathal… ) là một trong những nhóm hoạt chất chính chiếm tỷ lệ cao trong rễ nhàu, thường được dùng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa trị các chứng cao huyết áp do bất kỳ nguyên nhân nào.
Các hoạt chất trong rễ nhàu còn có khả năng chống oxy hóa tế bào, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Đồng thời nó còn có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên, giúp tăng lưu lượng máu nhờ đó góp phần làm hạ huyết áp.
Bài thuốc chữa cao huyết áp
Bài 1: Rễ nhàu thái nhỏ, phơi khô, mỗi lần sử dụng 20 – 40g nấu đậm, uống thay nước cả ngày. Sau một đợt uống, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục trên 2 tháng huyết áp sẽ ổn định.
Bài 2: Rễ nhàu 20g, ngưu tất 10g, sinh địa hoặc thục địa 20g, mã đề 20g, hoa hòe 10g, trạch tả 10g, táo nhân 10g. Tất cả sắc trong 1 lít nước, đun cạn còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Các bài thuốc khác có rễ nhàu
Bài 1: Chữa đau lưng nhức mỏi, tê bại: rễ nhàu chặt nhỏ phơi khô, sao vàng chừng ½ kg ngâm với 2 lít rượu 45 độ trong nửa tháng, trước bữa ăn uống 1 ly nhỏ.
Bài 2: Chữa phong thấp: rễ nhàu 20g, dây đau xương 20g, thổ phục linh 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 3: Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao: Rễ nhàu 24g, thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, gừng củ 3 lát nấu cùng ½ lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống khi nóng.
Bài 4: Chữa đau lưng do thận: Rễ nhàu 12g, tầm gửi cây dâu 6g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g. Cho ½ lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
Lưu ý: Vì rễ nhàu có tác dụng hạ huyết áp, do đó bệnh nhân đang dùng thuốc hạ áp hoặc người bị viêm thận trước khi dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Bs. Huỳnh Thị Kim Dâng
Danh mục kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật
Phác đồ điều trị
Góp ý & Thư viện