Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Thông tin tuyên truyền Thông tin tuyên truyền

Có nên uống thuốc Đông y và Tây y cùng lúc?

Có nên uống thuốc Đông y và Tây y cùng lúc?

(VOH) - Dùng thuốc là cách chữa bệnh đơn giản nhất, nhưng nhiều người sợ thuốc Tây dùng nhiều sẽ nhờn thuốc, gây nóng nên dùng thêm thuốc Đông y. Vậy dùng thuốc Đông và Tây y cùng lúc có nên không?

Thắc mắc của thính giả:

Chào PGS.TS bác sĩ Bay!

Tôi có thắc mắc như thế này, tôi thì mắc đủ thứ bệnh hết. Nếu mà tôi dùng thuốc Tây và Đông y, uống cùng một lần thì có được hay không, nếu cần uống thuốc cách khoảng thì thời gian cách khoảng là bao lâu vậy ạ?

PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) giải đáp:

Chào bác!

Câu trả lời đầu tiên là bác phải uống thuốc Tây y và thuốc Đông y cách thời gian ra, không được uống chung. Xin nói rộng thêm, kể cả bác uống 2 loại thuốc Tây cũng đừng uống chung cùng lúc. Bởi vì một số loại thuốc nó có thể có tính cạnh tranh hoặc tương kỵ, từ đó làm ảnh hưởng đến tác dụng của nhau. Chính vì vậy, bác phải uống thuốc tách ra, trừ khi các bác sĩ cho phép bác uống 2 loại thuốc cùng lúc, thì lúc bấy giờ bác mới nên uống. 

Riêng với thuốc Đông và thuốc Tây càng phải được uống tách nhau ra. Thông thường, 1 loại thuốc khi vào trong dạ dày, sau 45 phút đến 1 giờ sẽ ra khỏi dạ dày đến ruột, sau đó hấp thu vào máu để phát huy tác dụng. Như vậy, thời gian uống thuốc cách nhau tối thiểu là 1 tiếng đồng hồ, sau đó mới có thể sử dụng loại thuốc khác.

Có nên uống thuốc Đông và Tây y cùng lúc? (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, việc nghiên cứu người ta chưa nói rõ từng loại 1, có thể đối với loại này thì cách khoảng thời gian ngắn, nhưng đối với loại kia thì phải uống cách lâu hơn. Vì thời gian hấp thu nhanh hay chậm ở mỗi loại thuốc cũng khác nhau nên người ta thường quy định khoảng thời gian uống cách nhau thường lâu để không xảy ra điều gì đáng tiếc. Như vậy, thời gian uống thuốc cách nhau 1 tiếng hay 2 tiếng hay nhiều tiếng là quyết định của người bác sĩ. 

Nếu chúng ta sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của ai đó thì tốt nhất nên uống cách khoảng là 2 tiếng đồng hồ. Như trường hợp của bác, bác nói bác bị đủ thứ bệnh thì bác nên uống thuốc Tây y và Đông y cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ cho an toàn.

NGUỒN THAM KHẢO

1.        Bác sĩ Nguyễn Thị Bay - Chương trình Phòng mạch FM, phát sóng ngày 14/11/2015 - Đài Tiếng Nói Nhân dân TPHCM (Cập nhật ngày 27/11/2019)

Người tổng hợp: kieunu

Tham vấn chuyên gia: Nguyễn Thị Bay


Tin liên quan
Về việc đề nghị báo giá sửa chữa máy Laser nội mạch, Điện xung của Bệnh viện.    17/04/2024
Về việc đề nghị báo giá máy Laser nội mạch.    17/04/2024
Về việc đề nghị báo giá thiết bị công nghệ thông tin cho Bệnh viện sử dụng    08/04/2024
Về việc đề nghị báo giá thuộc generic.    04/04/2024
HƯỚNG DẪN CÁCH SẮC THUỐC ĐÔNG Y ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ    04/05/2021
Thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị đông y hay tây y    31/03/2021
Có nên uống thuốc Đông y và Tây y cùng lúc?    29/03/2021
CHUNG SỐNG AN TOÀN VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19    29/03/2021
GỪNG - VỊ THUỐC DÂN GIAN TRỊ BÁCH BỆNH    24/03/2021
CÁ THÁT LÁT - MÓN NGON, THUỐC QUÝ    24/03/2021

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu "Mua vị thuốc cổ truyền sử dụng năm 2023-2024" của Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện

Lịch công tác tuần Lịch công tác tuần

Nội dung Nội dung

KHOA KHÁM BỆNH

      1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN:

        Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện  Y học cổ truyền Tiền Giang là một trong 4 khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện – thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người dân trong tỉnh nhà cũng như các tỉnh bạn cận kề. Được thành lập từ năm 1981, đến nay trải qua quá trình cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị thuộc Khoa Khám Bệnh được nâng cao. Đội ngũ Điều dưỡng, Y Bác sĩ không ngừng được nâng tầm, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám và điều trị bệnh, phòng ngừa bệnh tật cho nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực Y học cổ truyền. Đến nay khoa gồm 7 buồng khám, 6 buồng hoạt động thường trực, 1 buồng khám dự phòng. Nhân lực cơ hữu gồm 8 nhân viên là Y bác sĩ và các Bác sĩ tăng cường từ các khoa phòng trong bệnh viện nhằm đáp ứng công tác khám và điều trị bệnh khi đến Khoa Khám bệnh.

           Hiện tại khu vực làm việc của Khoa Khám bệnh được bố trí tại tầng trệt gần cổng ra vào của Bệnh viện, thuộc tòa nhà 4 tầng nằm trong khuôn viên Bệnh viện. Với cơ sở vật chất đầy đủ  khang trang, tiện nghi. Các bộ phận trong  khoa gồm các buồng: khám bệnh,  cấp cứu,  đo loãng xương, điện tâm đồ.

                            

2. LÃNH ĐẠO KHOA.

. Phó Trưởng Khoa: Bs CKI Hồ Thanh Quang

. Điều dưỡng Trưởng Khoa: Ys Hồ Thị Phương Nhi

 

   3. NHÂN SỰ:

. Bs. Võ Quốc Thắng: Bs khám bệnh

. Bs. Huỳnh Trần Hoàng Lan: Bs khám bệnh

. Bs. Nguyễn Thị Cẩm Loan: Bs khám bệnh

. Ys. Đoàn Thị Kim Thơ: nhận bệnh, điều dưỡng buồng bệnh.

. Ys . Trương Minh Loan Anh: nhận bệnh, điều dưỡng buồng bệnh

. Ys. Lý Thị Mỹ Tiên: (Học dài hạn)

Tập thể Khoa Khám bệnh

 

4. ĐẢNG – ĐOÀN THỂ:

  • Tổ Đảng Khoa Khám – Kế hoạch tổng hợp thuộc Chi bộ Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang: gồm 06 đồng chí
  • Tổ công đoàn Khoa Khám  trực thuộc Công đoàn cơ sở Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang: gồm 08 công đoàn viên.

MỘT SÔ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TẠI KHOA KHÁM

Khu chờ tiếp nhận khám bệnh tại Khoa Khám bệnh

Khu chờ khám bệnh tại Khoa Khám bệnh

Bác sĩ đang Khám Bệnh nhân

Bác sĩ đang siêu âm Bệnh nhân

 Điều dưỡng đang thực hiện Đo Điện Tim

Điều dưỡng đang thực hiện Đo Loãng Xương 

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện