Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu "Mua vị thuốc cổ truyền sử dụng năm 2023-2024" của Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện

Lịch công tác tuần Lịch công tác tuần

Thông tin y tế giáo dục Thông tin y tế giáo dục

ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP

 

ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP

BSCKI. Huỳnh Thị Kim Dâng

Tăng huyết áp (THA) được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" bởi người bị THA có thể không thấy bất cứ dấu hiệu cảnh báo gì, từ đó dẫn tới tâm lý chủ quan.

Tăng huyết áp là bệnh diễn biến thầm lặng qua nhiều năm tháng, đa phần phát hiện tình cờ hoặc chỉ khi bệnh nhân có biến chứng mới được phát hiện. Tại Việt Nam, kết quả khảo sát cho thấy 25% người dân mắc bệnh THA, trong đó 40% không được điều trị. Khi không được điều trị thường xuyên và theo dõi hằng ngày, tình trạng THA có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận… Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có hơn 1,5 tỉ người mắc phải căn bệnh THA. Sau đây là những kiến thức giúp bạn nhận biết sớm bệnh THA và sơ cứu khi gặp người đột quỵ.

Các biểu hiện của THA

Nhức đầu: Đau nhức phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày.

Chóng mặt: cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.

Mệt: cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở; Ù tai, mất ngủ, mắt mờ, miệng lệch, phát âm khó, yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút, chảy máu cam tái phát nhiều lần…

                      Nhức đầu                                 Chóng mặt                                              

Theo khuyến cáo hiện nay của Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (Hội Tim mạch Hoa Kỳ coi huyết áp ≥130/80mmHg là tăng huyết áp). Tức là huyết áp bình thường phải nhỏ hơn 140/90mmHg.

Khi người bệnh bị THA, hãy để người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn. Người bệnh không nên nói nhiều vì khi nói không chỉ thanh quản hoạt động mà các cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng làm HA càng tăng cao. Dùng máy đo HA để xác định mức độ tăng và có biện pháp xử lý phù hợp.

Cách sơ cứu người đột quỵ: đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, mặt nghiêng sang một bên,...

 

Đa số bệnh nhân đột quỵ khi chuyển tới bệnh viện đều trong tình trạng muộn, hậu quả là họ phải sống tàn phế suốt đời hoặc tử vong.

Để kịp thời giúp người thân được cứu sống và có cơ hội phục hồi khi bị đột quỵ, thân nhân cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện trong 3 giờ đồng hồ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Face: Nhận biết dấu hiệu đột quỵ qua gương mặt người bệnh. Dựa vào tình trạng mặt bị mất cân đối hoặc một bên miệng bị méo, bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu "cười" để được quan sát rõ hơn.
  • Arm: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu giơ cả hai tay lên, sau khi kiểm tra bên nào yếu hơn hoặc rơi xuống trước thì bên đó được kết luận bị liệt.
  • Speech: Nhận biết sự bất thường trong ngôn ngữ. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nói lặp lại một câu đơn giản nào đó. Nếu giọng nói không được tròn, rõ, không lưu loát hoặc không thể nói được thì đây chính là dấu hiệu bất thường của đột quỵ.
  • Time: Bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ rất cao nếu xảy ra cả 3 dấu hiệu kể trên. Người xung quanh cần khẩn trương đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để kịp thời điều trị.

Nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ bằng quy tắc FAST

Cách sơ cứu đột quỵ

·        Với bệnh nhân chưa rơi vào hôn mê nhưng có biểu hiện: nhức đầu, chóng mặt kèm theo tê nửa người (tê mặt, tê tay chân). Hoặc bệnh nhân nói đớ, nói khó, nuốt nghẹn…, phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

·        Với bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, tiểu tiện không tự chủ, nuốt sặc thì cho người bệnh nằm nghiêng đầu về một bên. Cách này sẽ giúp người bệnh tránh tình trạng trào ngược đờm dãi vào khí quản gây tắc nghẽn đường thở dẫn đến ngưng tim ngưng thở. Lúc này, người bệnh bị liệt hô hấp nên khi đờm dãi tiết ra thì bệnh nhân lại không nuốt được xuống thực quản. Do đó, tuyệt đối không cho người bệnh uống nước.

·        Khi chuyển lên taxi hay xe cấp cứu luôn để bệnh nhân nghiêng đầu một bên. Người nhà không được thoa dầu cạo gió, không sử dụng kim chích vào đầu các ngón tay… Cũng không nên cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp vì tình trạng hạ HA đột ngột sẽ gây tổn thương não nặng hơn. Do đó, cần gọi xe cấp cứu để chuyển bệnh nhân tới trung tâm đột quỵ nhanh nhất. Nếu đưa bệnh nhân đến bệnh viện sau 3 giờ (giờ vàng) thì việc điều trị đột quỵ cho người bệnh sẽ khó khăn hơn.

Lời khuyên của thầy thuốc


Để phòng tránh đột quỵ, người bệnh cần tự bảo vệ mình bằng cách phòng tránh những nguyên nhân làm tăng huyết áp như: xúc động mạnh, căng thẳng thần kinh… Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục hàng ngày, luôn vui vẻ, yêu đời là phương thuốc hiệu quả duy trì huyết áp ổn định. Những người có nguy cơ bị đột quỵ (bệnh tiểu đường, huyết áp, béo phì...) phải uống thuốc theo y lệnh bác sĩ. Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn mặn, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, tránh uống rượu bia, café, hút thuốc lá.


Tin liên quan
ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP    20/04/2021
Bệnh mùa nắng nóng    08/04/2021
Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới    08/04/2021
Thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị đông y hay tây y    31/03/2021
Phát sóng TVC tuyên truyền an toàn giao thông    24/06/2019
Lễ giỗ lần thứ 228 Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông    20/02/2019
Bệnh viện y học Cổ Truyền Tiền Giang nâng cao chất lượng khám chữa bệnh    22/03/2018

Quy trình kỹ thuật Quy trình kỹ thuật

VII. NỘI TIẾT

Xem nội dung chi tiết tại đây.

Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây.


Tin liên quan
III. NHI KHOA    02/12/2019
VII. NỘI TIẾT    27/11/2019
XXII. HUYẾT HỌC - HÓA SINH    27/11/2019
XXI. THĂM DÒ CHỨC NĂNG    27/11/2019
VIII. Y HỌC CỔ TRUYỀN    27/11/2019
II. NỘI KHOA    27/11/2019
I. HỒI SỨC CẤP CỨU CHỐNG ĐỘC    27/11/2019
XVII. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG    25/11/2019
XVIII. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH    25/11/2019

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện