Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu "Mua vị thuốc cổ truyền sử dụng năm 2023-2024" của Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện

Lịch công tác tuần Lịch công tác tuần

Nội dung Nội dung

KHOA NỘI

  1. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH:

Năm 1981, Bệnh viện nâng cao hoạt động, triển khai điều trị nội trú, thành lập khoa lâm sàng. Qua 6 tháng hoạt động, căn cứ tình hình thực tế người bệnh điều trị nội trú, BGĐ bệnh viện đã quyết định tách khoa điều trị nội trú ban đầu thành lập thành 02 khoa: Khoa Nội cán bộ, Khoa Nội nhân dân.

Năm 1983, căn cứ tình hình thục tế hoạt động bệnh viện phải sáp nhập 2 khoa Nội cán bộ và Nội nhân dân thành Khoa nội và hoạt động của khoa Nội được duy trì cho đến ngày nay.

  • Địa điểm: Tầng 1 và tầng 2 thuộc tòa nhà 4 tầng Bệnh viện Y học cổ truyền.
  • Số điện thoại: 02733.970588
  • Những đặc điểm chính của Khoa:

Lãnh đạo Khoa qua các thời kỳ:

- Trưởng khoa:

+ Năm 1981:

Lương Y Huỳnh Văn Ngạn, Trưởng khoa Nội cán bộ

Lương Y Nguyễn Văn Liêm, Trưởng khoa Nội nhân dân

+ Năm 1983: Lương Y Nguyễn Văn Liêm, Trưởng khoa Nội

+ Năm 1991: Bác sĩ Trần Việt Yến

+ Năm 1997: Bác sĩ Ngô Thị Hiền

+ Năm 2004: Bác sĩ Ngô Thị Hiền

+ Năm 2013: Bác sĩ CK1 Nguyễn Văn Phong

- Phó khoa:

+ Năm 1983: Lương Y Huỳnh Văn Ngạn

+ Năm 1991: Bác sĩ Ngô Thị Hiền

+ Năm 2004: Bác sĩ Nguyễn Văn Phong

+ Năm 2013: Bác sĩ Hồ Duy Thanh

- Điều dưỡng trưởng: YS Phạm Thị Mai

 

Lãnh đạo Khoa đương nhiệm:

  • Trưởng Khoa: BSCK1 Huỳnh Thị Kim Dâng
  • Phó Khoa: chưa có
  • Điều Dưỡng Trưởng Khoa: ĐD Nguyễn Thị Thu Hằng

Nhân lực hiện tại của Khoa Nội:

  • BS Phan Văn Xiếu
  • BS Trần Thị Hồng Tươi
  • BS Trần Lê Trang Hạ
  • BS Nguyễn Thị Hoài Thanh
  • BS Nguyễn Văn Nhân
  • ĐD Đoàn Thị Thanh Hà
  • ĐD Dương Tường Y Phụng
  • ĐD Nguyễn Minh Thu
  • YS Nguyễn Thị Lê Quý
  • YS Đặng Thị Kim Yến
  •  HL Nguyễn Thị Xuân Hương

 

Tập thể Khoa nội

Tập thể Khoa Nội

Thành tích:

- Giấy khen của Sở Y tế Tiền Giang: Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong 2 năm (2008-2009).

- Giấy khen Sở Y tế Tiền Giang: Đạt thành tích điển hình, tiên tiến của ngành Y tế Tiền Giang giai đoạn (2006-2009).

- Từ đó đến nay mỗi năm Khoa nội đều đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.

Một số hình ảnh hoạt động tại Khoa

 

Ứng dụng VNPT-HIS trong khám chữa bệnh

 

Điều dưỡng thực hiện đo ECG cho bệnh nhân nội trú

 

Vị thuốc quanh ta Vị thuốc quanh ta

Hoa hướng dương làm thuốc.

Người Việt Nam đón Tết Nguyên đán thường trang trí nhiều cây hoa đẹp, đem lại sắc màu rực rỡ cho từng gia đình. Ngắm hoa trong không khí xuân mới ta cũng nên biết thêm công dụng phòng chữa bệnh của chúng. Xin giới thiệu một số bài thuốc từ hoa hướng dương - loài hoa tượng trưng cho niềm tin và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp.

Bộ phận dùng làm thuốc: hoa, đài hoa, lá, tủy cành, rễ và hạt. Hoa hướng dương tính ôn, vị ngọt, vào hai kinh can, phế, có công năng khu phong, sáng mắt, thông thoáng, chữa đau đầu, huyễn vựng, mặt má sưng và đau răng...

Trị ho, đờm suyễn, nhuận phế nhất là chữa ho gà, thông yết hầu, đẹp nhan sắc: hoa hướng dương từ 1 - 2 đóa, thêm đường phèn sắc uống.

Trị đầu choáng mắt hoa, đau đầu khó chịu, mặt má sưng đau, ngực đầy, ngắn hơi…: hoa hướng dương 3 - 5g, sắc uống hoặc chưng thành thang rồi thêm 1 - 2 quả trứng gà nấu kỹ.

Chữa viêm khớp, phù thũng không rõ nguyên nhân, viêm tuyến vú: dùng hoa hướng dương lượng thích hợp sắc đặc thành dạng cao, đắp vào chỗ đau.

Chữa tăng huyết áp: hoa hướng dương 60g, râu ngô 30g, đường đỏ 10g. Hoa hướng dương và râu ngô cho cùng nước sắc lấy 200ml, cho đường vào quấy đều chia làm ba lần uống trong ngày, cần uống 3 đợt, mỗi đợt 10 ngày, giữa các đợt cần nghỉ 5 ngày.

Chữa sốt: hoa hướng dương 60g, hà thủ ô 50g, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần, uống nóng trước khi lên cơn sốt 3 giờ. Uống liên tục trong nhiều ngày (khoảng 1 tuần đến 10 ngày).

Chữa mờ mắt: đài hoa hướng dương lượng đủ dùng, đập vào 1 quả trứng gà, đổ thêm nước nấu chín nhừ, ăn cái uống nước.

Chữa nhức răng: đài hoa hướng dương 1 cái, rễ câu kỷ 1 nhúm, luộc chung với 1 quả trứng gà, khi trứng chín bóc bỏ vỏ, dùng tăm đâm vào trứng cho ngấm thuốc rồi nấu tiếp 1 lúc thì vớt trứng ăn.

Chữa đau dạ dày: đài hoa hướng dương 1 cái, dạ dày heo 1 cái. Dạ dày heo rửa kỹ, nấu chung với đài hoa, khi dạ dày heo chín thì ăn được.

BS. Phó Đức Thuần

Theo nguồn https://suckhoedoisong.vn/hoa-huong-duong-lam-thuoc-n21943.html


Tin liên quan
Cần tây hạ áp    08/04/2021
Món ăn - bài thuốc cho người huyết áp thấp    07/09/2020
ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP TỪ RỄ CÂY NHÀU    03/06/2020
Bài thuốc trị chứng khô miệng    15/11/2018
Hoa hướng dương làm thuốc.    26/10/2018
Cỏ hôi trị viêm xoang    21/03/2018

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện