Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu "Mua vị thuốc cổ truyền sử dụng năm 2023-2024" của Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện

Lịch công tác tuần Lịch công tác tuần

Đoàn thanh niên Đoàn thanh niên

HOẠT ĐỘNG CHI ĐOÀN HOẠT ĐỘNG CHI ĐOÀN
Tin bài: Chi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Y học cổ truyền phối hợp chính quyền tổ chức Họp mặt...

Phác đồ điều trị Phác đồ điều trị

6. Phác đồ điều trị Viêm gan mạn

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ  VIÊM GAN MẠN

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang

(Ban hành kèm theo QĐ số   163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020

của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)

 

I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

       1. Định nghĩa

Là một bệnh bao gồm hàng loạt rối loạn chuyển hóa trong gan có nguyên nhân và mức độ trầm trọng khác nhau, trong đó hiện tượng viêm gan và hoại tử kéo dài trên 6 tháng.

2. Nguyên nhân

-    Viêm gan mạn do siêu vi: siêu vi B, siêu vi B+D, siêu vi C...

-    Viêm gan mạn tự miễn hoặc không rõ nguyên nhân.

3. Chẩn đoán:

a. Viêm gan mạn do siêu vi

-    Chẩn đoán siêu vi B

  • HBSAg
  • IgG AntiHBC
  • HbeAg
  • HBV-DNA

-    Chẩn đoán siêu vi C

  • AntiHCV
  • HCV-RNA

-    Chẩn đoán siêu vi D

  • AntiHDV
  • HDV-RNA

b.Viêm gan mạn do tự miễn

Thường xảy ra ở người trẻ hoặc phụ nữ trung niên, gồm: mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, mất kinh, mụn trứng cá, đau khớp, vàng da. Đôi khi lại có viêm khớp, viêm đại tràng, viêm màng phổi, màng tim, thiếu máu, tăng urê máu…

  • Transaminase dao động từ 100-1000UI.
  • Bilirubine tăng 3-10mg%
  • γ Globuline>2,5g%
  • RF(+); Kháng thể kháng nhân (+).

4. Cận lâm sàng

-   CTM, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN,…

-   Tổng phân tích nước tiểu.

-   Điện tim thường, Siêu âm bụng tổng quát, X-quang tim phổi…

* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.

 

 

 

II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Viêm gan được xếp trong phạm trù các chứng Hoàng đản, Hiếp thống đi cùng với các rối loạn tiêu hóa mà nguyên nhân có thể do:

  • Cảm phải thấp nhiệt tà khiến cho Can khí uất kết không sơ tiết được Đởm mà sinh ra vàng da.
  • Do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức cùng với uống rượu khiến cho công năng tiêu hóa của Tỳ Vị bị rối loạn sinh ra thấp, thấp ứ đọng lâu ngày đưa đến nhiệt uất kết sinh ra chứng Hoàng đản.

Các thể lâm sàng:

  1. Thể Can uất Tỳ hư:

Thường gặp trong viêm gan mạn tính tiểu thùy hoặc giai đoạn viêm gan mạn tính tồn tại chuyển sang viêm gan mạn tính tiến triển với những triệu chứng đau tức nặng vùng hông sườn phải, miệng đắng, ăn kém, người mệt mỏi, đại tiện phân nhão, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.

  1. Thể Can âm hư:

Thường gặp trong viêm gan tồn tại hoặc giai đoạn thuyên giảm sau viêm gan mạn tính tiến triển. Triệu chứng gồm có: hồi hộp, ngủ ít, lòng bàn tay bàn chân nóng, sốt âm ỉ 3705 đến 380, khát nước, họng khô hay gắt gỏng, lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, mạch huyền tế sác.

  1. Thể Can nhiệt Tỳ thấp:

Thường gặp trong viêm gan mạn tiến triển với các triệu chứng: miệng đắng, chán ăn, bụng đầy trướng, miệng khô nhớt, đau nhiều vùng gan, da vàng xạm, tiểu tiện vàng, lưỡi đỏ rêu vàng mạch huyền.

 

III. ĐIỀU TRỊ

Theo Y học cổ truyền

       1.  Thể Can uất Tỳ hư

-    Pháp trị: sơ Can kiện Tỳ.

-    Bài thuốc 1: Tiêu dao tán gia giảm.

 

Sài hồ                                         08g  

Bạch truật                                   08g  

Bạch thược                                  08g  

Bạch linh                                     08g     

Uất kim                                       06g   

Cam thảo (chích)                        02g

Đương qui                                  08g  

Sinh khương/Can khương          04g    

Bạc hà                                        04g

 
  • Nếu cảm giác đau tức nặng vùng gan làm BN khó chịu tăng liều Bạch thược 12g, Cam thảo 06g, Xuyên khung 10g, Chỉ thực 10g, Hậu phác 10g.
  • Nếu BN bị VG mạn tính do bệnh tự miễn tăng liều Bạch thược, Cam thảo  lên 20 – 30g.
  • Nếu VG mạn do virus gia thêm Diệp hạ châu 50g, tăng liều Đương quy, Đại táo lên 20g.
  • Bài thuốc 2: Sài thược lục quân gia giảm
 

Sài hồ                      12g   

Cam thảo (chích)    06g  

Bạch thược             12g   

Trần bì                    06g  

Bạch truật               12g    

Bán hạ                    08g 

Đảng sâm               12g  

Bạch linh                08g

 
  • Nếu BN chán ăn, mệt mỏi, đại tiện phân máu: gia thêm Bạch truật, Đảng sâm mỗi vị 10g, phục linh 12g.
  • Nếu lợm giọng, buồn nôn: gia thêm Trần bì, Bán hạ 10g.
  • Nếu VG mạn do virus: gia thêm Diệp hạ châu 50g.
  • Nếu VG mạn do bệnh tự miễn: tăng liều Bạch truật, Đương quy, Đảng sâm, Cam thảo lên 20 – 30g.
  • Nếu VG mạn tính do thuốc hay rượu: tăng liều Cam thảo, Bạch truật lên 20 – 30g.

2. Thể Can âm hư

-    Pháp trị: tư dưỡng Can âm.

-    Bài thuốc: Nhất quán tiễn gia giảm.

 

Sa sâm              12g 

Mạch môn        12g 

Trinh nữ           12g    

Câu kỷ tử         12g  

Bạch thược      12g       

Hà thủ ô          12g   

Sinh địa           12g

 

-    Nếu do siêu vi: gia thêm Câu kỷ tử 30g, Bạch thược 20g, Diệp hạ châu 50g.

-    Nếu VG mạn do rượu: tăng liều Câu kỷ tử lên 30g.

3. Thể Can nhiệt Tỳ thấp

-    Pháp trị: thanh nhiệt trừ thấp.

-    Bài thuốc:

 

Nhân trần                 20g 

Trạch tả                    12g  

Bạch truật                12g   

Xa tiền tử                12g  

Bạch linh                12g     

Trư linh                   08g  

Đảng sâm               16g         

Ý dĩ                        16g      

Sài hồ                     08g    

Bán hạ                    06g   

Cam thảo (chích)   06g    

Quế chi                  06g

 
  • Nếu VG virus: tăng liều Bạch truật, Phục linh lên 20g, thêm Diệp hạ châu 50g.
  • Nếu VG tự miễn: tăng liều Đảng sâm 30g, Cam thảo 30g.

* Ngoài ra, có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng điều trị tương tự để điều trị các thể trên.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Bệnh học và điều trị Bộ môn YHCT- ĐHYDTP Hồ Chí Minh.

2. Bài giảng Bệnh học Nội Khoa-ĐHY Hà Nội.

Tin liên quan
9. Phác đồ điều trị Liệt thần kinh VII ngoại biên    12/10/2020
14. Phác đồ điều trị Bệnh trĩ    12/10/2020
4. Phác đồ điều trị Viêm phế quản mạn    23/09/2020
3. Phác đồ điều trị Rối loạn Lipid máu    23/09/2020
1. Phác đồ điều trị Tăng huyết áp    23/09/2020
2.Phác đồ điều trị Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ    18/09/2020
5. Phác đồ điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng    18/09/2020
6. Phác đồ điều trị Viêm gan mạn    18/09/2020
7. Phác đồ điều trị Tai biến mạch máu não    18/09/2020
8. Phác đồ điều trị Đau thần kinh tọa    18/09/2020

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện