Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu "Mua vị thuốc cổ truyền sử dụng năm 2023-2024" của Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện

Lịch công tác tuần Lịch công tác tuần

Đoàn thanh niên Đoàn thanh niên

Lễ giỗ lần thứ 228 Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lễ giỗ lần thứ 228 Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông
Lễ giỗ lần thứ 228 Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông

Phác đồ điều trị Phác đồ điều trị

2.Phác đồ điều trị Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH CƠ TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang

(Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020

của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)

 

  1. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
  1. Định nghĩa:

Bệnh tim thiếu máu cục bộ là các tổn th­ương cơ tim do giảm cung cấp máu từ động mạch vành.

  1. Nguyên nhân:
  • Nhiễm mỡ xơ mạch.
  • Tổn thương thực thể ở động mạch vành tim.
  • Viêm động mạch vành do giang mai, viêm nút quanh động mạch, tắc mạch vành do cục máu từ xa đến.
  1. Chẩn đoán:

Lâm sàng

  • Xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm lạnh, sau ăn nhiều, hút thuốc lá,...
  • Vị trí: thường ở sau xương ức
  • Hướng lan: hàm, cổ, vai, tay, thượng vị, sau lưng,...
  • Thời gian: từ vài phút đến dưới 20 phút
  • Tính chất: cảm giác bị đè, thắt lại, nghẹt, rát,...
  • Giảm khi nghỉ hoặc dùng Nitrates.

Theo AHA

  • Đau thắt ngực điển hình: gồm 3 yếu tố.
  • Đau thắt ngực không điển hình: gồm 2 yếu tố.
  • Không phải đau thắt ngực điển hình: 1 hoặc không có.

 

Những yếu tố nguy cơ của tim mạch

Yếu tố nguy cơ

Nội dung bệnh

Phòng ngừa

Tuổi tác

Trong độ tuổi từ 45-60 tuổi: nguy cơ thiếu máu tim tăng 2 lần khi già đi 10 tuổi

 

Di truyền

Tiền căn gia đình có nhồi máu cơ tim hoặc đột tử ==> nguy cơ thiếu máu tim tăng gấp 1,5 lần

Tiền căn gia đình có nhồi máu cơ tim hoặc đột tử + THA ==> nguy cơ thiếu máu cơ tim tăng 3,1 lần

 

Thuốc lá

Nguy cơ thiếu máu cơ tim tăng

1,4 lần nếu hút 5 điếu/ngày

2,1 lần nếu hút 5-10 điếu/ngày

2,4 lần nếu hút 10-15 điếu/ngày

2,8 lần nếu hút > 20 điếu/ngày

Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch tăng

1,7 lần nếu hút 1-14 điếu/ngày

2,6 lần nếu hút > 25 điếu/ngày

Giảm được 50-70% nguy cơ nhồi máu cơ tim sau 5 năm ngừng hút

Giảm 50% đột tử sau 1 năm ngừng hút

Tăng cholesterol máu

Nguy cơ bệnh tim thiếu máu tăng gấp 4 lần nếu cholesterol: 1,8-2,8 g/l

Cứ giảm được 1% lượng cholesterol toàn phần thì giảm được 2-3% nguy cơ NMCT

Gia tăng được HDL tương ứng với giảm nguy cơ bệnh mạch vành

Tăng huyết áp

Nguy cơ bệnh tim thiếu máu tăng theo mức độ trầm trọng của bệnh

Gấp 5,4 lần nếu HA TT: 130-190mmHg

Gấp 3,3 lần nếu HA TTr: 90-110mmHg

Làm giảm được 1mmHg của huyết áp tối thiểu sẽ làm giảm 2-3% nguy cơ NMCT

Làm giảm nguy cơ xuất huyết não

Tiểu đường

Nguy cơ bệnh tim thiếu máu gấp 2,8 lần nếu có bệnh tiểu đường

Chưa rõ

Béo phì

Nguy cơ bệnh tim thiếu máu tăng gấp đôi nếu cân nặng vượt quá 120% cân nặng lý tưởng (đây không phải là yếu tố nguy cơ độc lập mà thông qua tăng huyết áp, cholesterol máu cao)

Giảm cân làm giảm được 35-55% nguy cơ bệnh tim thiếu máu

 

 

Tăng Triglycerid máu

Không phải là yếu tố nguy cơ ở đàn ông. Chỉ là yếu tố nguy cơ ở phụ nữ

 

Tăng acid uric máu

Yếu tố này thường kết hợp với những yếu tố nguy cơ khác. Do đó không thể đánh giá nguy cơ của nó riêng lẻ được

 

Rượu

Vai trò của nó có tính 2 mặt:

Thường kết hợp với tăng huyết áp

Là yếu tố bảo vệ nhồi máu cơ tim (NMCT)

Nếu dùng 1 ly rượu vang/ngày làm giảm 35-55% nguy cơ NMCT

Trạng thái ít vận động

Nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch là 1,9

Nếu tái lập trạng thái vận động sẽ làm giảm 35-55% nguy cơ NMCT

Thuốc ngừa thai uống

Nguy cơ NMCT tăng gấp 4 lần kể từ sau 1 tháng sử dụng

Nguy cơ này sẽ tăng lên gấp 39 lần nếu có kèm hút thuốc > 20 điếu/ngày

 

Estrogen sau tắt kinh

 

Cung cấp oestrogen sau mãn kinh làm giảm 44% nguy cơ nhồi máu cơ tim

  1. Cận lâm sàng
  • Điện tâm đồ lúc nghỉ: thay đổi sóng T và đoạn ST. ECG bình thường không loại trừ chẩn đoán.

-    CTM, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN,…

-    Tổng phân tích nước tiểu

  • Siêu âm bụng tổng quát, X-quang tim phổi…

* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ tổn thương cơ quan đích.

 

  1. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Đau ngực còn gọi là Tâm thống, Tâm quí; nếu có kèm khó thở thì được gọi là Tâm tý, Tâm trướng, Hung hiếp thống.

Nguyên nhân:

  • Do thất tình: giận, sợ, gây tổn thương 2 tạng Can và Thận âm
  • Do bệnh lâu ngày, thể chất suy yếu, âm và dương suy, hư hỏa bốc lên, nung nấu dịch thành đàm, đàm hỏa gộp lại gây bệnh.
  • Do đàm thấp ủng trệ gây tắc trở kinh mạch, đàm thấp có thể do ăn uống không đúng cách gây tổn hại Tỳ Vị.

Các thể lâm sàng:

  1. Thể Đờm thấp:
  • Đau ngực (nếu có) thường có tính chất như có một vật nặng đè chặn trên ngực, thường kèm khó thở.
  • Người béo, thừa cân; lưỡi dày, to.
  • Bệnh nhân thường than phiền về triệu chứng tê nặng chi.
  • Thường hay kèm tăng cholesterol máu.
  • Mạch hoạt.
  1. Thể Tâm Tỳ hư:
  • Đau ngực (nếu có) thường có tính chất âm ỉ.
  • Trống ngực, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, hay quên.
  • Mệt mỏi, gầy yếu, ăn kém, bụng đầy, đại tiện lỏng.
  • Lưỡi nhạt bệu, mạch tế nhược.
  1. Thể Khí Huyết ứ trệ:
  • Đau vùng tim từng cơn (thưa thớt hoặc liên tục).
  • Chất lưỡi tím hay có điểm ứ huyết.
  • Mạch trầm, tế, sác.
  1. Thể Can Thận âm hư:
  • Đau ngực (nếu có) thường có tính chất hoặc co thắt, hoặc nhói như kim đâm. Người dễ bị kích thích, cáu gắt.
  • Tình trạng uể oải, mệt mỏi thường xuyên.
  • Đau nhức mỏi lưng âm ỉ.
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đầu nặng, đau âm ỉ.
  • Cảm giác nóng trong người, bứt rứt, thỉnh thoảng có cơn nóng phừng mặt, ngũ tâm phiền nhiệt, ngủ kém, có thể có táo bón.
  • Mạch trầm, huyền, sác, vô lực.
  1. Thể Tâm Thận dương hư:
  • Phù nề, đau vùng ngực, hồi hộp.
  • Sợ lạnh, thích uống nước ấm, đau bụng, tiêu chảy, nước tiểu trong, tự hãn, tay chân lạnh.
  • Lưỡi nhạt, tím xám, mạch vô lực.

Nếu nặng hơn, tâm dương hư thoát sẽ có them triệu chứng: ra mồ hôi không ngừng, chân tay quyết lạnh, môi xanh tím, thở nhỏ yếu, lưỡi tím xám, mạch nhỏ, hư muốn tuyệt.

 

III. ĐIỀU TRỊ

  1. Theo Y học hiện đại
    1. Nguyên tắc điều trị:
  • Xác định và điều trị các bệnh đi kèm.
  • Điều chỉnh yếu tố nguy cơ: ngưng thuốc lá, ổn định huyết áp, ổn định lipid máu.
  • Áp dụng các biện pháp không dùng thuốc: thay đổi lối sống.
  • Điều trị thuốc.
    1. Điều trị cụ thể:
  • Nhóm chẹn β.
  • Nhóm ức chế canxi.
  • Nhóm ức chế men chuyển.
  • Thuốc bảo vệ tế bào cơ tim.
  1. Theo Y học cổ truyền:
    1. Đờm thấp
  • Pháp trị: Hóa đờm trừ thấp
  • Bài thuốc 1: Lục quân tử thang gia giảm.

 

 

Đảng sâm                      12g  

Bạch truật                      12g  

Bạch linh                       12g   

Cam thảo (chích)          04g   

Trần bì                          08g    

Bán hạ                          08g

 
  • Bài thuốc 2: Bài thuốc Hạ áp gia Đào nhân, Hồng hoa.
 

Thục địa     20g     

Mã đề         20g

Ngưu tất     10g    

Táo nhân    10g      

Rễ nhàu      20g   

Hoa hòe      10g

Trạch tả      10g   

Đào nhân    12g

Hồng hoa    08g

 
  1. Thể Tâm Tỳ hư
  • Pháp trị: Bổ ích Tâm Tỳ
  • Bài thuốc: Quy Tỳ thang gia giảm.
 

Đảng sâm                           12g     

Táo nhân                            12g

Hoàng kỳ (chích)               12g   

Mộc hương                        06g  

Bạch truật                          12g

Nhãn nhục                         12g

Đương quy                        12g   

Sinh cương/Can khương   04g   

Cam thảo (chích)              04g     

Đại táo                              12g   

Viễn chí                             06g

 
  1. Thể Khí Huyết ứ trệ:
  • Pháp trị: Hành khí hoạt huyết, thông Kinh Lạc
  • Bài thuốc 1: Huyết phủ trục ứ thang gia giảm.
 

Xuyên khung             12g

Xích thược                12g

Đương quy                12g

Đào nhân                   08g

Sinh địa                     16g

Hồng hoa                   08g

Sài hồ                        08g

Ngưu tất                    12g

Chỉ xác                      08g

Cam thảo (chích)      04g

Cát cánh                    08g

 

 

Trên lâm sàng ứng dụng, Hương phụ 06g để tăng cường tác dụng lý khí chỉ thống. Còn đau dữ gia Địa long 06g để thông lạc chỉ thống.

  •  Bài thuốc 2: Tứ vật đào hồng gia giảm.
 

Xuyên khung           12g  

Bạch thược              12g

Đương quy              12g    

Đào nhân                 12g  

Thục địa                  20g

Hồng hoa                08g   

Cam thảo (chích)    04g

 
  1. Thể Can Thận âm hư
  • Pháp trị: Tư bổ Can Thận
  • Bài thuốc 1: Lục vị địa hoàng thang gia Quy thược.
 

Thục địa        20g 

Bạch linh       12g  

Hoài sơn        15g

Trạch tả         08g    

Sơn thù          15g

Đương quy    12g   

Đơn bì           12g 

Bạch thược    08g

 

-    Bài thuốc 2: Bổ Can Thận gia giảm

 

Hà thủ ô                     10g 

Thục địa                    15g     

Sài hồ                        10g  

Hoài sơn                    15g 

Thảo quyết minh       10g

Đương quy                12g

Trạch tả                     12g

 
  • Bài thuốc 3: Bài thuốc Hạ áp gia giảm
 

Thục địa                          20g     

Mã đề                              20g

Ngưu tất                          10g    

Táo nhân                         10g      

Rễ nhàu                           20g   

Hoa hòe                          10g

Trạch tả                          10g

 

 
  1. Tâm Thận dương hư:
  • Pháp trị: Ôn thông tâm dương
  • Bài thuốc: Sinh mạch tán gia giảm
 

Đảng sâm                   16g

Hoàng kỳ (chích)       12g 

Mạch môn                  12g

Ngũ vị tử                    04g

Cam thảo (chích)       04g

 

* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp các loại thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng tương tự phù hợp với các thể bệnh.

 

3.    Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc: theo quy trình kỹ thuật của Bệnh viện.

* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:

  • Điện châm.
  • Laser châm.
  • Cấy chỉ (Nhu châm).
  • Thủy châm.
  • Xoa bóp bấm huyệt.
  • Điều trị bằng laser công suất thấp nội mạch.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp Đông Tây Y), NXB Y học 2007.
  2. Điều trị học nội khoa (bộ môn nội ĐHYD TP HCM).
  3. Quy trình kỹ thuật Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang.
  4. Phương tễ học, NXB Y Học.

Tin liên quan
9. Phác đồ điều trị Liệt thần kinh VII ngoại biên    12/10/2020
14. Phác đồ điều trị Bệnh trĩ    12/10/2020
4. Phác đồ điều trị Viêm phế quản mạn    23/09/2020
3. Phác đồ điều trị Rối loạn Lipid máu    23/09/2020
1. Phác đồ điều trị Tăng huyết áp    23/09/2020
2.Phác đồ điều trị Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ    18/09/2020
5. Phác đồ điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng    18/09/2020
6. Phác đồ điều trị Viêm gan mạn    18/09/2020
7. Phác đồ điều trị Tai biến mạch máu não    18/09/2020
8. Phác đồ điều trị Đau thần kinh tọa    18/09/2020

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện