Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Thông báo Thông báo

Thông báo lịch tiếp công dân tháng 05 năm 2024

Tin liên quan
Quyết định về việc ban hành nội quy xét tuyển viên chức năm 2024 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang.    17/05/2024
Thông báo nội dung ôn tập, hình thức tiến hành xét tuyển viên chức Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang năm 2024.    17/05/2024
Thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng 2, kỳ xét tuyển viên chức năm 2024.    14/05/2024
Về việc đề nghị báo giá thuộc generic.    13/05/2024
Về việc đề nghị báo giá máy Laser nội mạch.    13/05/2024
Về việc đề nghị báo giá thiết bị công nghệ thông tin cho Bệnh viện sử dụng    13/05/2024
Về việc đề nghị báo giá sửa chữa máy Laser nội mạch, Điện xung của Bệnh viện.    13/05/2024
Quyết định về việc ban hành danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 Kỳ xét tuyển viên chức năm 2024.    13/05/2024
THÔNG BÁO Danh sách thí sinh không đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự vòng 2 Xét tuyển viên chức năm 2024.    10/05/2024
Về việc đề nghị báo giá thùng chứa rác thải cho Bệnh viện sử dụng.    06/05/2024

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu "Mua vị thuốc cổ truyền sử dụng năm 2023-2024" của Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện

Lịch công tác tuần Lịch công tác tuần

Thông tin y tế giáo dục Thông tin y tế giáo dục

Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới

Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới

BSCK1. Huỳnh Thị Kim Dâng

Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh.

Bệnh gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, cảm giác kiến bò, chuột rút về ban đêm,… có thể dẫn đến những biến chứng khó chữa như: chàm da, loét chân không lành, chảy máu, dãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu,…

Theo thống kê có tới 35% người trưởng thành, 50% người nghỉ hưu mắc phải bệnh này. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch thường do rất nhiều nguyên nhân như: đặc thù công việc phải đứng lâu hay ngồi nhiều, dư thừa cân nặng, ít vận động và hoạt động thể chất, thường xuyên đi giày cao gót, cũng có thể do tiền sử gia đình...

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân.

 Ở giai đoạn đầu: các triệu chứng thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh thường có biểu hiện đau, nặng chân, hoặc cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối, cảm giác chân bị châm kim, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Nhiều mạch máu nhỏ li ti ở cổ chân và bàn chân. Những triệu chứng này thường không rõ ràng hoặc mất đi khi nghỉ ngơi, các tĩnh mạch ở chi chưa giãn nhiều, lúc giãn, lúc không nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.

 Giai đoạn tiến triển: gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày sẽ có biểu hiện loạn dưỡng. Cảm giác nặng, đau nhức chân. Hiện tượng này không mất đi khi nghỉ ngơi, nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da một cách thường xuyên, các mảng bầm trên da.

 Giai đoạn biến chứng: gây viêm tĩnh mạch huyết khối nông, chảy máu nặng do dãn vỡ tĩnh mạch, nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.

Nguyên nhân là gì?

- Tư thế sinh hoạt, làm việc: phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, mang vác nặng,…tạo điều kiện máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. khi các van bị suy yếu sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến máu ứ ở hai chân.

- Làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn.

- Người mang thai nhiều lần, sinh đẻ nhiều, béo phì hay thừa cân, táo bón kinh niên, di truyền, nội tiết, sử dụng thuốc ngừa thai, lười thể dục, hút thuốc lá, chế độ ăn ít xơ và vitamin,… cũng làm bệnh trở nên nặng hơn.

- Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu về tim, viêm tĩnh mạch với hình thành huyết khối trrong các tĩnh mạch nông và sâu.

- Khiếm khuyết van do bẩm sinh.

- Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già).

     Theo Y học cổ truyền YHCT: Dãn tĩnh mạch chi dưới được mô tả trong phạm vi Chứng "Cân lựu" của YHCT (Chứng  gân  xanh  tím  xoắn  lại từng  hòn,  kết  thành  như  con giun, nổi lên ở vùng bụng chân).

Bài thuốc điều trị: đương quy 20g, xích thược 20g, hồng hoa 15g, đào nhân 16g, xuyên khung 15g, sinh địa 15g, hoàng kỳ 12g, thục địa 10g, hòe hoa 20g, đan sâm 20g. Bài thuốc có tác dụng hoạt huyết, trục huyết ứ, chống viêm, thông kinh, lợi thấp, giảm đau, thanh nhiệt lương huyết, bổ âm, dưỡng huyết, làm chắc thành mạch, hành khí, lưu thông khí huyết đưa máu về tim. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 20-30 ngày là 1 liệu trình. Uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút. Ngoài ra trong thời gian uống thuốc, không ăn thức ăn cay nóng, khó tiêu, ngủ đủ nhu cầu, ăn nhiều rau củ quả. Công việc phải đứng lâu, ngồi lâu nên có thời gian giải lao để máu bớt ứ đọng, duy trì cân nặng, tập thể dục đều đặn và phù hợp.

Ngoài ra, còn có các biện pháp không dùng thuốc cũng giúp tăng lưu thông tuần hoàn hỗ trợ tốt cho điều trị bệnh dãn tĩnh mạch chi dưới như: Laser công suất thấp nội mạch, oxy cao áp, điều trị bằng máy nén ép trị liệu,…

Biện pháp phòng ngừa như thế nào?

- Một trong những biện pháp thể dục tốt nhất cho người suy giãn tĩnh mạch chính là đi bộ. Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Do đó sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông. Việc đi bộ cũng giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện của bệnh suy tĩnh mạch. Tốt nhất, mỗi ngày, mọi người nên đi bộ ít nhất 10 -30 phút.

Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp tập các bài tập vận động chân như: co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót… để máu lưu chuyển tốt hơn.

Bổ sung đủ bằng chế độ ăn giàu trái cây, rau tươi, hạn chế ăn các đồ ăn nóng, cay và hút thuốc, uống rượu bia và dùng các chất kích thích.

Giảm cân, tránh táo bón.

- Những bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày nên được tập vật lý trị liệu, xoa bóp chi để tránh huyết khối tĩnh mạch…


Tin liên quan
ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP    20/04/2021
Bệnh mùa nắng nóng    08/04/2021
Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới    08/04/2021
Thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị đông y hay tây y    31/03/2021
Phát sóng TVC tuyên truyền an toàn giao thông    24/06/2019
Lễ giỗ lần thứ 228 Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông    20/02/2019
Bệnh viện y học Cổ Truyền Tiền Giang nâng cao chất lượng khám chữa bệnh    22/03/2018

Quy trình kỹ thuật Quy trình kỹ thuật

XVIII. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH XVIII. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Xem nội dung tại đây. Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây.
VII. NỘI TIẾT VII. NỘI TIẾT
Xem nội dung chi tiết tại đây. Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây.
XXII. HUYẾT HỌC - HÓA SINH XXII. HUYẾT HỌC - HÓA SINH
Xem nội dung tại đây. Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây
XXI. THĂM DÒ CHỨC NĂNG XXI. THĂM DÒ CHỨC NĂNG
Xem nội dung chi tiết tại đây. Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây.
XVII. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG XVII. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Nội dung chi tiết xem tại đây. Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây .
VIII. Y HỌC CỔ TRUYỀN VIII. Y HỌC CỔ TRUYỀN
Xem chi tiết nội dung tại đây. Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây
III. NHI KHOA III. NHI KHOA
Xem  Nhi khoa Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây
II. NỘI KHOA II. NỘI KHOA
Nội dung chi tiết xem tại đây. Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây.
I. HỒI SỨC CẤP CỨU CHỐNG ĐỘC I. HỒI SỨC CẤP CỨU CHỐNG ĐỘC
Xem nội dung chi tiết xem tại đây. Xem nội dung chi tiết của từng quy trình kỹ thuật tại đây.

Vị thuốc quanh ta Vị thuốc quanh ta

Món ăn - bài thuốc cho người huyết áp thấp

Người huyết áp thấp nên ăn gì để vừa cải thiện tình hình bệnh, vừa có thể đảm bảo được dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động bình thường?

Người bị huyết áp thấp khi huyết áp tối đa dưới 90mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg (ví dụ: 90/50mmHg).

Theo tây y, huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch máu  thường gặp ở phụ nữ trẻ; với các biểu hiện như: đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi).

Theo y học cổ truyền, huyết áp thấp có những nguyên nhân sau:

Tâm dương bất túc: thường gặp ở thanh nữ và người cao tuổi. Biểu hiện: váng đầu hoa mắt, tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt bệu, rêu trắng nhuận, mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế.

Tâm tỳ hư: biểu hiện gồm váng đầu, hồi hộp, thở ngắn, tinh thần mỏi mệt, chân tay vô lực sợ lạnh, ăn kém, ăn xong bụng đầy, lưỡi nhạt rêu trắng,mạch hoãn vô lực.

Tỳ thận dương hư: biểu hiện gồm váng đầu, ù tai, mất ngủ, mệt mỏi, ngắn hơi, ăn kém đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh liệt dương, tiểu đêm, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm nhược.

Khí âm hư: biểu hiện gồm đau đầu, chóng mặt, miệng khát, họng khô, lưỡi thon đỏ ít rêu, khô, mạch tế sác.

Nguyên tắc ăn uống

Để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, những người có huyết áp thấp bệnh lý cần thực hiện các quy tắc về ăn uống.

Dùng nhiều muối hơn: các bác sĩ thường khuyên nên giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày vì natri trong muối ăn làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, với những người bị huyết áp thấp thì việc dùng nhiều muối hơn là hoàn toàn có thể. Nếu bạn bị bệnh tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh sang chế độ ăn này.

Uống nhiều nước: nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.

Tập luyện đều: tập thể thao đều mỗi ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp. Cẩn thận lúc đứng lên đột ngột khi đang ở tư thế nằm và ngồi, nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.

Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch máu, thành mạch máu quá yếu, sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục, thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông… đều rất tốt.

Chế độ ăn nên giảm các loại thực phẩm giàu carbon hydrate như khoai tây, cơm gạo và bánh mì. Tránh dùng các thức ăn, thuốc Đông y có tính chất lợi tiểu.

Tránh xa đồ uống có cồn vì sẽ gây mất nước trong cơ thể. Nên uống nhiều nước, tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn.

Những món ăn giúp cải thiện huyết áp thấp

Bài 1:

- Cá diếc một con rửa sạch, bỏ ruột.

- Cho vào cùng 50g gạo nếp, ninh nhừ thành cháo, hạt tiêu, thì là, hành, và cho thêm gia vị khác, rồi múc ra ăn nóng.

- Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần. Ăn liền 2 - 3 tháng.

Bài 2:

- Gà ác 1 con, làm sạch lông, bỏ sạch nội tạng, rồi cho 30g hoàng kỳ, 5 quả táo đỏ, 30g đương quy, 15g kỷ tử vào bụng gà.

- Đem hấp cách thủy, cho tới khi chín mềm.

- Khi chín bỏ bã thuốc, ăn thịt, còn nước dùng làm canh.

- Mỗi tuần nên ăn 1 lần và ăn liền trong 3 tháng.

Bài 3:

- Chim cút một con, làm sạch lông, bỏ hết nội tạng.

- Lấy 5 củ hành, 30g hoàng kỳ, gừng tươi 5g, 30g thiên ma, rửa sạch cho vào bụng chim cút. Thêm gia vị cho vừa ăn.

- Cho những thứ vừa chuẩn bị vào nồi, đem hầm cách thủy cho đến khi chín mềm.

- Khi chín, ăn thịt, và uống nước, còn bã thuốc đem bỏ.

Thực phẩm nên tránh

1. Cà rốt chứa muối succinic có thể khiến kali trong nước tiểu tăng lên, huyết áp giảm, nên tránh ăn nhiều.
2. Cà chua có tác dụng hạ huyết áp, khiến huyết áp của những người mắc chứng huyết áp thấp càng thấp hơn. Những người bị huyết áp thấp mà ăn nhiều cà chua sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
3. Táo mèo tốt cho những người cao huyết áp nhưng không tốt cho người có huyết áp thấp.
4. Hạt dẻ nướng, sữa ong chúa làm giảm huyết áp, vì thế người huyết áp thấp không nên ăn.
5. Các thực phẩm có tính lạnh như: rau bina, cần tây, dưa, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, tỏi, tảo bẹ, hành tây, hạt hướng dương đều có tác dụng hạ huyết áp, vì thế không nên ăn.

BS. HUỲNH THỊ KIM DÂNG


Tin liên quan
Cần tây hạ áp    08/04/2021
Món ăn - bài thuốc cho người huyết áp thấp    07/09/2020
ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP TỪ RỄ CÂY NHÀU    03/06/2020
Bài thuốc trị chứng khô miệng    15/11/2018
Hoa hướng dương làm thuốc.    26/10/2018
Cỏ hôi trị viêm xoang    21/03/2018

Phác đồ điều trị Phác đồ điều trị

14. Phác đồ điều trị Bệnh trĩ

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang

(Ban hành kèm theo QĐ số  163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020

của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)

 

I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Định nghĩa

Trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên mà cuống trĩ nằm trên đường lược ( Trĩ nội)  hoặc tĩnh mạch trĩ dưới mà cuống trĩ nằm dưới đường lược ( trĩ ngoại)  hay cả hai ( trĩ hỗn hợp).

2. Các yếu tố thuận lợi

Đứng nhiều, làm việc nặng, thai kỳ, táo bón, tiêu chảy, suy tim, tăng áp lực tĩnh mạch cửa (bệnh xơ gan), viêm phế quản mãn, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, bướu vùng chậu, ung thư trực tràng, di truyền. …

3. Chẩn đoán

3.1. Trĩ nội

- Trĩ nội độ I: đau, chảy máu ( hoặc không). Trĩ không lồi ra ngoài hậu môn. Thăm trực tràng và soi hậu môn thấy rõ.

- Trĩ nội độ II: trĩ cùng niêm mạc trực tràng hậu môn sa ra ngoài sau khi rặn hoặc đại tiện sau đó tự vào trong hậu môn. Thăm và soi trực tràng hậu môn thấy rõ ranh giới búi trĩ.

- Trĩ nội độ III: Máu tươi chảy ra ít hoặc nhiều, khi rặn hoặc đại tiện búi trĩ cùng niêm mạc hậu môn sa ra ngoài hậu môn, phải đẩy búi trĩ mới vào.

- Trĩ nội độ IV: Trĩ thường xuyên ở ngoài hậu môn, đẩy vào cũng không vào có kèm theo viêm nhiễm.

- Trĩ nội có biến chứng:

+ Tắc mạch.

+ Sa và nghẹt búi trĩ.

3.2. Trĩ ngoại

- Trĩ ngoại đơn thuần (trĩ ngoại độ I – độ II)

- Trĩ ngoại tắc nghẽn (trĩ ngoại độ III)

- Trĩ ngoại có biến chứng viêm loét (trĩ ngoại độ IV)

4. Cận lâm sàng

- CTM,Thời gian máu chảy, Máu lắng, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN

- NTTP

- Điện tim thường, Siêu âm bụng TQ, X-quang tim phổi…

* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.

 

II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Bệnh Trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom (theo dân gian).

Theo YHCT, nguyên nhân là do ăn đồ cay nóng hay táo bón kéo dài làm cho phong, thấp, táo, nhiệt nội sinh rồi kết tụ ở trực tràng hậu môn. Xơ gan, phụ nữ có thai dùng sức khi sanh đẻ; hoặc ngồi lâu, đi xa, khuân vác nặng nề làm cho kinh lạc ứ trệ, khí huyết vận hành không thông mà gây thành búi trĩ, cũng có người già hoặc cơ thể suy nhược, tả lỵ lâu ngày (Viêm đại tràng mãn tính) dẫn đến hạ tiêu hư thoát mà thành trĩ.

Y học cổ truyền chia trĩ nội ra làm 6 thể:

- Trĩ nội thể ứ trệ: Hậu môn thốn, tức nặng.

- Trĩ nội thể huyết ứ: Là trĩ có xung huyết.

- Trĩ nội thễ thấp nhiệt: Là trĩ có thấp phối hợp với nhiệt.

- Trĩ nội thể nhiệt độc: Do trĩ ứ huyết lâu ngày phối hợp với nhiệt độc.

- Trĩ nội thể khí huyết suy: Do trĩ có tiêu máu nhiều lần, lâu ngày hoặc kèm theo một số bệnh toàn thân.

- Trĩ nội thể tỳ khí suy: Thường gặp ở người già, bệnh tái phát nhiều lần.

Y học cổ truyền chia trĩ ngoại ra làm 3 thể:

- Trĩ ngoại đơn thuần  (trĩ ngoại độ I – độ II) gọi là huyết ứ.

- Trĩ ngoại tắc nghẽn (trĩ ngoại độ III) gọi là nhiệt độc.

- Trĩ ngoại có biến chứng viêm loét (trĩ ngoại độ IV) gọi là thấp nhiệt.

 

III. ĐIỀU TRỊ

Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể điều trị bằng Y học hiện đại hoặc bằng Y học cổ truyền hoặc kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền.

A. Theo Y học hiện đại

1. Đợt trĩ cấp: Búi trĩ sa, sưng to, đau, rỉ dịch hoặc máu

- Daflon (Dalcofor) 500 mg

+ 3 ngày đầu: uống  2 viên x 3 lần/ ngày

+ 4 ngày kế tiếp:uống 2 viên x 2 lần/ ngày

Kết hợp:- Kháng sinh - Kháng viêm - Giảm đau - An thần (+/-).

      2. Đối với trĩ ngoại tắc mạch có khối máu tụ dưới da:

Sau khi điều trị nội khoa 3 đến 7 ngày không tan, thực hiện tách máu tụ dưới da. Sau khi tách máu tụ có thể dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau (như trên).

      3. Nội soi hậu môn ống cứng can thiệp Thắt trĩ hoặc Tiêm xơ (tùy trường hợp theo chỉ định bác sĩ điều trị)

3.1. Thắt trĩ: Khi điều trị nội mà búi trĩ chưa teo.

 Mỗi lần thắt từ 01 búi trĩ tối đa 02 búi trĩ. Giữa 02 lần thắt cách nhau từ  7 - 14 ngày (căn cứ vào sang thương của búi trĩ đã thắt). Sau thắt dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, an thần ( điều trị 3 đến 5 ngày) kết hợp điều trị triệu chứng kèm theo.

3.2. Tiêm xơ búi trĩ bằng PG 60 5% (búi trĩ có kích thước nhỏ, đơn giản)

 Dung dịch gồm: - Nước cất: 03ml

                            - Phenol   : 01 ml

Tiêm trực tiếp vào gốc búi trĩ. Tiêm cách ngày. Số lần tiêm tùy thuộc kích thước búi trĩ.

      4. Đối với trĩ vòng, to: chỉ định phẫu thuật ( chuyên khoa ngoại).

B. Theo Y học cổ truyền

1. Điều trị chung cho các thể:

- Dùng Mật ong 1,5gr bơm vào ống hậu môn ngày 1 lần.

- Phèn chua (bạch phèn) 10g hoặc Thực diêm 30g pha trong 3lít nước ấm chia 3lần/ngày, ngâm hậu môn, mỗi lần ngâm 10-15 phút.

2. Trĩ nội thể huyết ứ - khí trệ (Trĩ độ I,II,III không có biến chứng)

- Pháp trị: tư âm, lương huyết, thanh nhiệt, hoạt huyết, chỉ huyết

- Bài thuốc: Lương Huyết địa hoàng thang gia giảm

 

Sanh địa                                    16g

Xích thược                                10g

Đương quy                                12g 

Hoè hoa                                     16g

Hoàng cầm                                08g  

Kinh giới                                   06g   

Ngư tinh thảo                            10g

Hạn liên thảo (Cỏ mực)            10g

 

- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g;

- Đại tiện ra máu nhiều gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc  Hạn liên 16g (không dùng Hạn liên thảo).

3. Trĩ nội thể nhiệt độc (Trĩ nội có biến chứng)

- Pháp trị: hoạt huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống.

- Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.

 

Đào nhân                08g 

Hồng hoa                08g

Bạch thược             10g

Thục địa                 10g

Đương quy             12g 

Xuyên khung         08g

 

Gia: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc gia: Sài đất 12g,  Bồ công anh 12g. 

- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.

- Đại tiện ra máu gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.

- Nếu sưng đau nhiều gia: Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.

4. Trĩ nội thể khí huyết suy (Trĩ nội độ I, II, III có tiêu máu nhiều lần, hoặc kèm các bệnh toàn thân khác gây suy nhược cơ thể )

- Pháp trị:  Bổ khí huyết, chỉ huyết.

- Bài thuốc: Bát trân thang gia giảm.

 

Đảng sâm              12g

Bạch linh               10g

Bạch truật               08g

Cam thảo (chích)   06g

Bạch thược             08g

Đương quy             12g

Thục địa                 10g

Xuyên khung          08g.

 

- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g;

- Đại tiện ra máu nhiều gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.

5. Trĩ nội thể Tỳ khí suy ( trĩ nội độ IV, trĩ vòng )

- Pháp trị:  kiện tỳ bổ khí,  hành khí thăng đề.

- Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm.

 

Đảng sâm                           10g

Hoàng kỳ (chích)               10g

Bạch truật                          10g

Trần bì                               06g

Thăng ma                          10g   

Sài hồ                                 10g

Đương quy                         10g

Cam thảo (chích)                04g   

Đại táo                                12g

Sanh cương/Can khương    04g

 

- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.

- Đại tiện ra máu gia: Hắc Kinh giới 16g, Hắc Địa du 10g, Hắc Chi tử 6g

6. Trĩ ngoại thể huyết ứ (độ I và độ II )

- Pháp trị: Hoạt huyết, bổ khí, hành ứ.

- Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm.

 

Đảng sâm              10g

Hoàng kỳ (chích)  10g

Bạch truật             10g

Cam thảo (chích)  04g  

Sài hồ                   06g

Thăng ma             06g

Đương quy          16g

Xích thược          10g

Trần bì                06g 

 

- Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

7. Trĩ ngoại thể nhiệt độc (Trĩ ngoại tắc mạch cấp: trĩ ngoại độ III)

- Pháp trị: Hoạt huyết chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống

- Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.

 

Đào nhân       08g

Hồng hoa       08g

Thục địa         10g

Đương quy     12g

ạch thược        10g

uyên khung     08g

 

Gia: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc Sài đất 12g, Bồ công anh 12g.

- Nếu có táo bón gia: Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

- Đại tiện ra máu gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.

- Nếu sưng đau nhiều gia: Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.

8. Trĩ ngoại thể thấp nhiệt (Trĩ ngoại độ IV)

- Pháp trị : Thanh thấp nhiệt hoạt huyết chỉ thống.

- Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.

 

Sanh địa                            16g

Đương quy                       10g

Xích thược                       10g 

Đào nhân                          10g

Hồng hoa                          04g   

Chỉ xác                             10g 

Hạn liên thảo                    10g

Trạch tả                             10g

Kim ngân hoa                   10g

Liên kiều                           10g

Thổ phục linh                    08g.

 

- Nếu có táo bón gia: Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng phù hợp với các thể bệnh.

C. Dự phòng

- Tập luyện và giải quyềt các yếu tố có liên quan đến bệnh trĩ.

- Ăn các thức ăn dể tiêu, nhuận tràng, không ăn các thứ cay nóng kích thích, các chất gây táo bón nhất là ớt, rượu, café…

- Không ngồi lâu, mang vác nặng, nếu cần phải đổi nghề.

- Xoa bóp vùng chậu và hố chậu trái.

- Tập dưỡng sinh động tác chổng mông thở.

D. Xử trí tai biến sau thắt trĩ

a. Tụt vòng cao su: búi Trĩ chưa hoại tử, thắt lại.

b. Sau thắt có rối loạn tiểu gây tiểu lắc nhắc,  bí tiểu cho chừơm nước ấm vùng bàng quang, kích thích bàng quang, xông hơi nước nóng vùng hậu môn âm hộ, xối nước lạnh từ thắt lưng trở xuống…; nếu vẫn không tiểu được thì thông tiểu.

c. Chảy máu thứ phát sau thắt Trĩ hay xảy ra vào ngày thú 7 hoặc 10 trở đi

+ Tẩm oxy già vào gòn, chèn cầm máu vị trí búi Trĩ  đã hoại tử bong ra, chảy máu, cho BN nằm nghỉ hạn chế đi lại.

Dùng thuốc:    (Điều trị từ 3-5 ngày)

Adrénoxyl 10mg, 2 viên, uống ngày từ 2-3 lần.

Daflon (Dalcofor) 500 mg,  2 viên, uống ngày từ 2- 3 lần.

+ Khâu lại cầm máu, nếu chèn cầm máu thất bại.

+ Nếu lượng máu chảy nhiều, vị trí sâu bên trong, không khâu cầm máu được, ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân thì chuyển sang Phòng cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Hội thảo chuyên đề Bệnh hậu môn – đại trực tráng, TP HCM, 2003

2.   Bệnh Trĩ, NXB Y học, 2002.

3.  Tạp chí Đông y: Trĩ - Hậu môn.

4.  Phương pháp dưỡng sinh, Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM.

5.  Đề tài Trĩ – Chi hội Đông y Phường 1, TPMT 2001.

6.       Quy trình kỹ thuật Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang.

Tin liên quan
9. Phác đồ điều trị Liệt thần kinh VII ngoại biên    12/10/2020
14. Phác đồ điều trị Bệnh trĩ    12/10/2020
4. Phác đồ điều trị Viêm phế quản mạn    23/09/2020
3. Phác đồ điều trị Rối loạn Lipid máu    23/09/2020
1. Phác đồ điều trị Tăng huyết áp    23/09/2020
2.Phác đồ điều trị Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ    18/09/2020
5. Phác đồ điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng    18/09/2020
6. Phác đồ điều trị Viêm gan mạn    18/09/2020
7. Phác đồ điều trị Tai biến mạch máu não    18/09/2020
8. Phác đồ điều trị Đau thần kinh tọa    18/09/2020

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện