|
Thông báo
. V/v đề nghị báo giá máy vi tính, máy in cho Bệnh viện sử dụng.
. Về việc thông báo chào giá vật tư y tế
. Thông báo lịch tiếp công dân tháng 10 năm 2024
. V/v đề nghị báo giá sửa chữa máy XQuang di động lần 2
. Thông báo thay đổi danh mục giá thu các loại dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT tại BVYHCT Tiền Giang
Thông tin tuyên truyền
. V/v đề nghị báo giá kiểm tra, bơm lại các bình chữa cháy của Bệnh viện
. V/v đề nghị báo giá sữa chữa máy Xquang di động của Bệnh viện
. Về việc thông báo chào giá thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH QUÝ II/2024
Văn bản mới
Lịch công tác tuần
Thông tin y tế giáo dục
Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới
Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới
BSCK1. Huỳnh Thị Kim Dâng
Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh.
Bệnh gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, cảm giác kiến bò, chuột rút về ban đêm,… có thể dẫn đến những biến chứng khó chữa như: chàm da, loét chân không lành, chảy máu, dãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu,…
Theo thống kê có tới 35% người trưởng thành, 50% người nghỉ hưu mắc phải bệnh này. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch thường do rất nhiều nguyên nhân như: đặc thù công việc phải đứng lâu hay ngồi nhiều, dư thừa cân nặng, ít vận động và hoạt động thể chất, thường xuyên đi giày cao gót, cũng có thể do tiền sử gia đình...
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Ở giai đoạn đầu: các triệu chứng thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh thường có biểu hiện đau, nặng chân, hoặc cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối, cảm giác chân bị châm kim, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Nhiều mạch máu nhỏ li ti ở cổ chân và bàn chân. Những triệu chứng này thường không rõ ràng hoặc mất đi khi nghỉ ngơi, các tĩnh mạch ở chi chưa giãn nhiều, lúc giãn, lúc không nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.
Giai đoạn tiến triển: gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày sẽ có biểu hiện loạn dưỡng. Cảm giác nặng, đau nhức chân. Hiện tượng này không mất đi khi nghỉ ngơi, nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da một cách thường xuyên, các mảng bầm trên da.
Giai đoạn biến chứng: gây viêm tĩnh mạch huyết khối nông, chảy máu nặng do dãn vỡ tĩnh mạch, nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.
Nguyên nhân là gì?
- Tư thế sinh hoạt, làm việc: phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, mang vác nặng,…tạo điều kiện máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. khi các van bị suy yếu sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến máu ứ ở hai chân.
- Làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn.
- Người mang thai nhiều lần, sinh đẻ nhiều, béo phì hay thừa cân, táo bón kinh niên, di truyền, nội tiết, sử dụng thuốc ngừa thai, lười thể dục, hút thuốc lá, chế độ ăn ít xơ và vitamin,… cũng làm bệnh trở nên nặng hơn.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu về tim, viêm tĩnh mạch với hình thành huyết khối trrong các tĩnh mạch nông và sâu.
- Khiếm khuyết van do bẩm sinh.
- Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già).
Theo Y học cổ truyền YHCT: Dãn tĩnh mạch chi dưới được mô tả trong phạm vi Chứng "Cân lựu" của YHCT (Chứng gân xanh tím xoắn lại từng hòn, kết thành như con giun, nổi lên ở vùng bụng chân).
Bài thuốc điều trị: đương quy 20g, xích thược 20g, hồng hoa 15g, đào nhân 16g, xuyên khung 15g, sinh địa 15g, hoàng kỳ 12g, thục địa 10g, hòe hoa 20g, đan sâm 20g. Bài thuốc có tác dụng hoạt huyết, trục huyết ứ, chống viêm, thông kinh, lợi thấp, giảm đau, thanh nhiệt lương huyết, bổ âm, dưỡng huyết, làm chắc thành mạch, hành khí, lưu thông khí huyết đưa máu về tim. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 20-30 ngày là 1 liệu trình. Uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút. Ngoài ra trong thời gian uống thuốc, không ăn thức ăn cay nóng, khó tiêu, ngủ đủ nhu cầu, ăn nhiều rau củ quả. Công việc phải đứng lâu, ngồi lâu nên có thời gian giải lao để máu bớt ứ đọng, duy trì cân nặng, tập thể dục đều đặn và phù hợp.
Ngoài ra, còn có các biện pháp không dùng thuốc cũng giúp tăng lưu thông tuần hoàn hỗ trợ tốt cho điều trị bệnh dãn tĩnh mạch chi dưới như: Laser công suất thấp nội mạch, oxy cao áp, điều trị bằng máy nén ép trị liệu,…
Biện pháp phòng ngừa như thế nào?
- Một trong những biện pháp thể dục tốt nhất cho người suy giãn tĩnh mạch chính là đi bộ. Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Do đó sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông. Việc đi bộ cũng giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện của bệnh suy tĩnh mạch. Tốt nhất, mỗi ngày, mọi người nên đi bộ ít nhất 10 -30 phút.
- Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp tập các bài tập vận động chân như: co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót… để máu lưu chuyển tốt hơn.
- Bổ sung đủ bằng chế độ ăn giàu trái cây, rau tươi, hạn chế ăn các đồ ăn nóng, cay và hút thuốc, uống rượu bia và dùng các chất kích thích.
- Giảm cân, tránh táo bón.
- Những bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày nên được tập vật lý trị liệu, xoa bóp chi để tránh huyết khối tĩnh mạch…
Khoa dược
Vị thuốc quanh ta
Danh mục kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật
Phác đồ điều trị
Góp ý & Thư viện