
|
Thông báo
Có nên uống thuốc Đông y và Tây y cùng lúc?
Có nên uống thuốc Đông y và Tây y cùng lúc?
(VOH) - Dùng thuốc là cách chữa bệnh đơn giản nhất, nhưng nhiều người sợ thuốc Tây dùng nhiều sẽ nhờn thuốc, gây nóng nên dùng thêm thuốc Đông y. Vậy dùng thuốc Đông và Tây y cùng lúc có nên không?
Thắc mắc của thính giả:
Chào PGS.TS bác sĩ Bay!
Tôi có thắc mắc như thế này, tôi thì mắc đủ thứ bệnh hết. Nếu mà tôi dùng thuốc Tây và Đông y, uống cùng một lần thì có được hay không, nếu cần uống thuốc cách khoảng thì thời gian cách khoảng là bao lâu vậy ạ?
PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) giải đáp:
Chào bác!
Câu trả lời đầu tiên là bác phải uống thuốc Tây y và thuốc Đông y cách thời gian ra, không được uống chung. Xin nói rộng thêm, kể cả bác uống 2 loại thuốc Tây cũng đừng uống chung cùng lúc. Bởi vì một số loại thuốc nó có thể có tính cạnh tranh hoặc tương kỵ, từ đó làm ảnh hưởng đến tác dụng của nhau. Chính vì vậy, bác phải uống thuốc tách ra, trừ khi các bác sĩ cho phép bác uống 2 loại thuốc cùng lúc, thì lúc bấy giờ bác mới nên uống.
Riêng với thuốc Đông và thuốc Tây càng phải được uống tách nhau ra. Thông thường, 1 loại thuốc khi vào trong dạ dày, sau 45 phút đến 1 giờ sẽ ra khỏi dạ dày đến ruột, sau đó hấp thu vào máu để phát huy tác dụng. Như vậy, thời gian uống thuốc cách nhau tối thiểu là 1 tiếng đồng hồ, sau đó mới có thể sử dụng loại thuốc khác.
Có nên uống thuốc Đông và Tây y cùng lúc? (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, việc nghiên cứu người ta chưa nói rõ từng loại 1, có thể đối với loại này thì cách khoảng thời gian ngắn, nhưng đối với loại kia thì phải uống cách lâu hơn. Vì thời gian hấp thu nhanh hay chậm ở mỗi loại thuốc cũng khác nhau nên người ta thường quy định khoảng thời gian uống cách nhau thường lâu để không xảy ra điều gì đáng tiếc. Như vậy, thời gian uống thuốc cách nhau 1 tiếng hay 2 tiếng hay nhiều tiếng là quyết định của người bác sĩ.
Nếu chúng ta sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của ai đó thì tốt nhất nên uống cách khoảng là 2 tiếng đồng hồ. Như trường hợp của bác, bác nói bác bị đủ thứ bệnh thì bác nên uống thuốc Tây y và Đông y cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ cho an toàn.
NGUỒN THAM KHẢO
1. Bác sĩ Nguyễn Thị Bay - Chương trình Phòng mạch FM, phát sóng ngày 14/11/2015 - Đài Tiếng Nói Nhân dân TPHCM (Cập nhật ngày 27/11/2019)
Người tổng hợp: kieunu
Tham vấn chuyên gia: Nguyễn Thị Bay
Thông tin tuyên truyền
. Kế hoạch Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực năm 2025
. V/v đề nghị báo giá kiểm tra, bơm lại các bình chữa cháy của Bệnh viện
. V/v đề nghị báo giá sữa chữa máy Xquang di động của Bệnh viện
. Về việc thông báo chào giá thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024.
Văn bản mới
Lịch công tác tuần
Thông tin y tế giáo dục
. ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
. Bệnh mùa nắng nóng
. Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới
. Thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị đông y hay tây y
. Phát sóng TVC tuyên truyền an toàn giao thông
. Lễ giỗ lần thứ 228 Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông
. Bệnh viện y học Cổ Truyền Tiền Giang nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Nội dung
KHOA NỘI
- SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH:
Năm 1981, Bệnh viện nâng cao hoạt động, triển khai điều trị nội trú, thành lập khoa lâm sàng. Qua 6 tháng hoạt động, căn cứ tình hình thực tế người bệnh điều trị nội trú, BGĐ bệnh viện đã quyết định tách khoa điều trị nội trú ban đầu thành lập thành 02 khoa: Khoa Nội cán bộ, Khoa Nội nhân dân.
Năm 1983, căn cứ tình hình thục tế hoạt động bệnh viện phải sáp nhập 2 khoa Nội cán bộ và Nội nhân dân thành Khoa nội và hoạt động của khoa Nội được duy trì cho đến ngày nay.
- Địa điểm: Tầng 1 và tầng 2 thuộc tòa nhà 4 tầng Bệnh viện Y học cổ truyền.
- Số điện thoại: 02733.970588
- Những đặc điểm chính của Khoa:
Lãnh đạo Khoa qua các thời kỳ:
- Trưởng khoa:
+ Năm 1981:
Lương Y Huỳnh Văn Ngạn, Trưởng khoa Nội cán bộ
Lương Y Nguyễn Văn Liêm, Trưởng khoa Nội nhân dân
+ Năm 1983: Lương Y Nguyễn Văn Liêm, Trưởng khoa Nội
+ Năm 1991: Bác sĩ Trần Việt Yến
+ Năm 1997: Bác sĩ Ngô Thị Hiền
+ Năm 2004: Bác sĩ Ngô Thị Hiền
+ Năm 2013: Bác sĩ CK1 Nguyễn Văn Phong
- Phó khoa:
+ Năm 1983: Lương Y Huỳnh Văn Ngạn
+ Năm 1991: Bác sĩ Ngô Thị Hiền
+ Năm 2004: Bác sĩ Nguyễn Văn Phong
+ Năm 2013: Bác sĩ Hồ Duy Thanh
- Điều dưỡng trưởng: YS Phạm Thị Mai
Lãnh đạo Khoa đương nhiệm:
- Trưởng Khoa: BSCK1 Huỳnh Thị Kim Dâng
- Phó Khoa: chưa có
- Điều Dưỡng Trưởng Khoa: ĐD Nguyễn Thị Thu Hằng
Nhân lực hiện tại của Khoa Nội:
- BS Phan Văn Xiếu
- BS Trần Thị Hồng Tươi
- BS Trần Lê Trang Hạ
- BS Nguyễn Thị Hoài Thanh
- BS Nguyễn Văn Nhân
- ĐD Đoàn Thị Thanh Hà
- ĐD Dương Tường Y Phụng
- ĐD Nguyễn Minh Thu
- YS Nguyễn Thị Lê Quý
- YS Đặng Thị Kim Yến
- HL Nguyễn Thị Xuân Hương
Tập thể Khoa Nội
Thành tích:
- Giấy khen của Sở Y tế Tiền Giang: Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong 2 năm (2008-2009).
- Giấy khen Sở Y tế Tiền Giang: Đạt thành tích điển hình, tiên tiến của ngành Y tế Tiền Giang giai đoạn (2006-2009).
- Từ đó đến nay mỗi năm Khoa nội đều đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.
Một số hình ảnh hoạt động tại Khoa
Ứng dụng VNPT-HIS trong khám chữa bệnh
Điều dưỡng thực hiện đo ECG cho bệnh nhân nội trú
Vị thuốc quanh ta
Danh mục kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật
Phác đồ điều trị
Góp ý & Thư viện