Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu "Mua vị thuốc cổ truyền sử dụng năm 2023-2024" của Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện

Lịch công tác tuần Lịch công tác tuần

Vị thuốc quanh ta Vị thuốc quanh ta

Món ăn - bài thuốc cho người huyết áp thấp

Người huyết áp thấp nên ăn gì để vừa cải thiện tình hình bệnh, vừa có thể đảm bảo được dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động bình thường?

Người bị huyết áp thấp khi huyết áp tối đa dưới 90mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg (ví dụ: 90/50mmHg).

Theo tây y, huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch máu  thường gặp ở phụ nữ trẻ; với các biểu hiện như: đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi).

Theo y học cổ truyền, huyết áp thấp có những nguyên nhân sau:

Tâm dương bất túc: thường gặp ở thanh nữ và người cao tuổi. Biểu hiện: váng đầu hoa mắt, tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt bệu, rêu trắng nhuận, mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế.

Tâm tỳ hư: biểu hiện gồm váng đầu, hồi hộp, thở ngắn, tinh thần mỏi mệt, chân tay vô lực sợ lạnh, ăn kém, ăn xong bụng đầy, lưỡi nhạt rêu trắng,mạch hoãn vô lực.

Tỳ thận dương hư: biểu hiện gồm váng đầu, ù tai, mất ngủ, mệt mỏi, ngắn hơi, ăn kém đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh liệt dương, tiểu đêm, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm nhược.

Khí âm hư: biểu hiện gồm đau đầu, chóng mặt, miệng khát, họng khô, lưỡi thon đỏ ít rêu, khô, mạch tế sác.

Nguyên tắc ăn uống

Để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, những người có huyết áp thấp bệnh lý cần thực hiện các quy tắc về ăn uống.

Dùng nhiều muối hơn: các bác sĩ thường khuyên nên giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày vì natri trong muối ăn làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, với những người bị huyết áp thấp thì việc dùng nhiều muối hơn là hoàn toàn có thể. Nếu bạn bị bệnh tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh sang chế độ ăn này.

Uống nhiều nước: nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.

Tập luyện đều: tập thể thao đều mỗi ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp. Cẩn thận lúc đứng lên đột ngột khi đang ở tư thế nằm và ngồi, nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.

Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch máu, thành mạch máu quá yếu, sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục, thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông… đều rất tốt.

Chế độ ăn nên giảm các loại thực phẩm giàu carbon hydrate như khoai tây, cơm gạo và bánh mì. Tránh dùng các thức ăn, thuốc Đông y có tính chất lợi tiểu.

Tránh xa đồ uống có cồn vì sẽ gây mất nước trong cơ thể. Nên uống nhiều nước, tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn.

Những món ăn giúp cải thiện huyết áp thấp

Bài 1:

- Cá diếc một con rửa sạch, bỏ ruột.

- Cho vào cùng 50g gạo nếp, ninh nhừ thành cháo, hạt tiêu, thì là, hành, và cho thêm gia vị khác, rồi múc ra ăn nóng.

- Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần. Ăn liền 2 - 3 tháng.

Bài 2:

- Gà ác 1 con, làm sạch lông, bỏ sạch nội tạng, rồi cho 30g hoàng kỳ, 5 quả táo đỏ, 30g đương quy, 15g kỷ tử vào bụng gà.

- Đem hấp cách thủy, cho tới khi chín mềm.

- Khi chín bỏ bã thuốc, ăn thịt, còn nước dùng làm canh.

- Mỗi tuần nên ăn 1 lần và ăn liền trong 3 tháng.

Bài 3:

- Chim cút một con, làm sạch lông, bỏ hết nội tạng.

- Lấy 5 củ hành, 30g hoàng kỳ, gừng tươi 5g, 30g thiên ma, rửa sạch cho vào bụng chim cút. Thêm gia vị cho vừa ăn.

- Cho những thứ vừa chuẩn bị vào nồi, đem hầm cách thủy cho đến khi chín mềm.

- Khi chín, ăn thịt, và uống nước, còn bã thuốc đem bỏ.

Thực phẩm nên tránh

1. Cà rốt chứa muối succinic có thể khiến kali trong nước tiểu tăng lên, huyết áp giảm, nên tránh ăn nhiều.
2. Cà chua có tác dụng hạ huyết áp, khiến huyết áp của những người mắc chứng huyết áp thấp càng thấp hơn. Những người bị huyết áp thấp mà ăn nhiều cà chua sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
3. Táo mèo tốt cho những người cao huyết áp nhưng không tốt cho người có huyết áp thấp.
4. Hạt dẻ nướng, sữa ong chúa làm giảm huyết áp, vì thế người huyết áp thấp không nên ăn.
5. Các thực phẩm có tính lạnh như: rau bina, cần tây, dưa, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, tỏi, tảo bẹ, hành tây, hạt hướng dương đều có tác dụng hạ huyết áp, vì thế không nên ăn.

BS. HUỲNH THỊ KIM DÂNG


Tin liên quan
Cần tây hạ áp    08/04/2021
Món ăn - bài thuốc cho người huyết áp thấp    07/09/2020
ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP TỪ RỄ CÂY NHÀU    03/06/2020
Bài thuốc trị chứng khô miệng    15/11/2018
Hoa hướng dương làm thuốc.    26/10/2018
Cỏ hôi trị viêm xoang    21/03/2018

Phác đồ điều trị Phác đồ điều trị

11. Phác đồ điều trị Thoái hóa khớp

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ  THOÁI HOÁ KHỚP

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang

(Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020

của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)

 

I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Đại cương

Thoái hoá khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và phá hủy sụn và xương dưới sụn, nghiêng về phá hủy.

Bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, chuyển hóa và chấn thương nhưng không do viêm.

Liên quan tới tất cả các mô của khớp động → thay đổ hình thái, phân tử và chức năng sinh học của các tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hóa, bào mỏng, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo các gai xương ở rìa khớp và hốc xương dưới sụn.

2. Nguyên nhân

- Nguyên phát: lão hóa, di truyền, nội tiết và chuyển hóa

- Thứ phát: cơ giới, dị tật bẩm sinh, tăng tải trọng (béo phì, nghề nghiệp…)

Các vị trí thường gặp thoái hóa khớp: cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp bàn ngón tay, ,khớp gối, cổ chân ...

3. Chẩn đoán

- Đau có tính chất cơ giới.

- Hạn chế vận động.

- Biến dạng cột sống, khớp…

4. Cận lâm sàng

- CTM, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN,…

- Tổng phân tích nước tiểu.

- Điện tim thường, Siêu âm bụng tổng quát, X-quang tim phổi, CSTL,…

* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.

 

II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Với mô tả về triệu chứng học trên thì Thoái hóa khớp nói chung khi phân theo vùng bệnh và chứng trạng thuộc phạm trù các chứng: Tý, Kiên Bối thống, Bối thống, Tích Bối thống, Yêu thống, Hạc tất phong, Túc ngân thống…

Thường nguyên nhân gây bệnh là do: Khí Huyết hư bất túc, Can Thận hư, Thương chấn….

  • Chứng tý: đau mỏi, tê, nặng ở khớp. Đau tăng khi vận động, lạnh, đau giảm khi nghỉ ngơi.
  • Kiên bối thống: Đau vùng cổ vai.
  • Chứng Tích Bối thống:

+ Tích thống: đau dọc vùng giữa sống lưng.

+ Bối thống: đau lưng trên.

+ Tích bối thống: đau cả vùng lưng trên.

  • Yêu thống: đau vùng thắt lưng.
  • Hạc tất phong: đau vùng gối.
  • Túc ngân thống: vùng cổ chân, gót chân.

 

III. ĐIỀU TRỊ

  1. Theo Y học hiện đại:

Nếu đau nhiều dùng giảm đau - kháng viêm theo từng bậc (bậc thang giảm đau của WHO): từ 2 đến 3 ngày.

2. Theo Y học cổ truyền:

2.1 Phép điều trị chung : (Bao gồm một hay kết hợp các phép sau tùy theo thể bệnh) Ôn thông Kinh lạc, khu Phong, tán Hàn, trừ Thấp, hành Khí hoạt Huyết, bổ Khí hoạt Huyết, bổ Can Thận,...

  1. Điều trị bằng thuốc:

Bài thuốc chung:

  • Bài thuốc  1: PT5 gia giảm.
 

Lá lốt 10g

Thổ phục linh 08g

Trinh nữ (Xấu hổ) 10g

Sài đất 10g

Quế chi 08g

Hà thủ ô 08g

Thiên niên kiện 08g

Sinh địa 08g

Cỏ xước (Ngưu tất) 08g

 

- Độc hoạt ký sinh thang gia giảm.

 

Độc hoạt 08g

Bạch thược 08g

Tang ký sinh 08g

Quế chi 06g

Tần giao 08g

Bạch linh 08g

Phòng phong 08g

Đỗ trọng 10g

Tế tân 02g

Ngưu tất 12g

Xuyên khung 08g

Đảng sâm 08g

Đương quy 08g

Cam thảo (chích) 02g

Thục địa 08g

 
  • Bài thuốc 3: Lục vị địa hoàng thang gia giảm (Nếu Can Thận hư trội).
 

Thục địa 32g

Trạch tả 06g

Hoài sơn 16g

Phục linh 12g

Sơn thù 08g

Đơn bì 12g

 

* Có thể kết hợp các thành phẩm YHCT có tác dụng Bổ Can Thận, Cân Cốt, Khí Huyết…

* Hoặc sử dụng các cổ phương theo vùng bệnh lý như sau:

a.Thoái hóa vùng eo lưng xuống chân (khớp cột sống thắt lưng, khớp háng, khớp gối, gót chân…)

- Bài thuốc 1: Độc hoạt ký sinh thang gia giảm.

 

Độc hoạt 08g

Bạch thược 08g

Tang ký sinh 08g

Quế chi 06g

Tần giao 08g

Bạch linh 08g

Phòng phong 08g

Đỗ trọng 10g

Tế tân 02g

Ngưu tất 12g

Xuyên khung 08g

Đảng sâm 08g

Đương quy 08g

Cam thảo (chích) 02g

Thục địa 08g

 

- Bài thuốc 2: Tam Tý thang gia giảm.

 

Độc hoạt 08g

Bạch linh 08g

Tần giao 08g

Đỗ trọng 10g

Phòng phong 08g

Ngưu tất 10g

Tế tân 02g

Đảng sâm 08g

Xuyên khung 08g

Hoàng kỳ (chích) 12g

Đương quy 08g

Tục đoạn 08g

Thục địa 08g

Can khương 02g

Bạch thược 08g

Cam thảo (chích) 02g

Quế chi 04g

 

b.Thoái hóa các khớp ở chi trên và các đốt xa bàn tay.

- Bài thuốc: Quyên Tý thang gia giảm.

 

Khương hoạt 10g

Phòng phong 08g

Đương quy 10g

Xích thược 08g

Huỳnh kỳ (chích) 12g

Khương hoàng 12g

Cam thảo (chích) 06g

Đại táo 08g

Sinh khương/Can Khương 04g

 

c.Thoái hóa khớp ở vùng cột sống thắt lưng.

- Bài thuốc 1: Hữu quy hoàn gia giảm.

 

Phụ tử 04g

Quế nhục 04g

Cam thảo (chích) 04g

Sơn thù 08g

Đỗ trọng 12g

Hoài sơn 12g

Cẩu tích 12g

Thục địa 16g

Cốt toái bổ 08g

 

- Bài thuốc 2: Độc hoạt tang ký sinh gia Phụ tử.

 

Độc hoạt 08g

Bạch thược 08g

Tang ký sinh 08g

Quế chi 06g

Tần giao 08g

Bạch linh 08g

Phòng phong 08g

Đỗ trọng 10g

Tế tân 02g

Ngưu tất 12g

Xuyên khung 08g

Đảng sâm 08g

Đương quy 08g

Cam thảo 02g

Thục địa 08g

Phụ tử 04g

 

* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng phù hợp với các thể bệnh.

 

3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc: theo quy trình kỹ thuật của Bệnh viện.

* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:

  • Điện châm.
  • Laser châm.
  • Cấy chỉ (Nhu châm).
  • Thủy châm.
  • Xoa bóp bấm huyệt.
  • Điều trị bằng tia hồng ngoại.
  • Điều trị bằng laser công suất thấp.
  • Điều trị bằng laser công suất thấp nội mạch.
  • Điều trị bằng sóng ngắn.
  • Điều trị bằng dòng điện xung.
  • Điều trị bằng sóng siêu âm.
  • Điều trị bằng Parafin.
  • Điều trị bằng kéo nắn cột sống.
  • Điều trị bằng từ trường.
  • Điều trị bằng xung kích.
  • Điều trị bằng điện phân.
  • Kết hợp điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  2. Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp đông Tây y), Bộ Y tế, NXB Y học, 2007.
  3. Quy trình kỹ thuật Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang.

Tin liên quan
9. Phác đồ điều trị Liệt thần kinh VII ngoại biên    12/10/2020
14. Phác đồ điều trị Bệnh trĩ    12/10/2020
4. Phác đồ điều trị Viêm phế quản mạn    23/09/2020
3. Phác đồ điều trị Rối loạn Lipid máu    23/09/2020
1. Phác đồ điều trị Tăng huyết áp    23/09/2020
2.Phác đồ điều trị Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ    18/09/2020
5. Phác đồ điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng    18/09/2020
6. Phác đồ điều trị Viêm gan mạn    18/09/2020
7. Phác đồ điều trị Tai biến mạch máu não    18/09/2020
8. Phác đồ điều trị Đau thần kinh tọa    18/09/2020

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện