
|
Thông báo
. Công văn số: 330/BVYHCT-TCHC ngày 24/4/2025 V/v đề nghị báo giá dịch vụ tư vấn đấu thầu gói vị thuốc cổ truyền sử dụng năm 2025-2026
. Kế hoạch Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực năm 2025
. Thông báo v/v lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá (cập nhật)
. Quyết định về việc công nhận kết quả trúng tuyển bổ sung kỳ tuyển dụng viên chức Bệnh viện Y học cổ truyền đợt 2 năm 2024
. Thông báo Hủy bỏ Quyết định tuyển dụng và công nhận kết quả trúng tuyển bổ sung kỳ tuyển dụng viên chức Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang đợt 2 năm 2024
Thông tin tuyên truyền
. Kế hoạch Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực năm 2025
. V/v đề nghị báo giá kiểm tra, bơm lại các bình chữa cháy của Bệnh viện
. V/v đề nghị báo giá sữa chữa máy Xquang di động của Bệnh viện
. Về việc thông báo chào giá thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024.
Văn bản mới
Lịch công tác tuần
Thông tin y tế giáo dục
HƯỚNG DẪN CÁCH SẮC THUỐC ĐÔNG Y ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ
HƯỚNG DẪN CÁCH SẮC THUỐC ĐÔNG Y ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ
Thuốc thang là dạng thuốc cổ truyền gồm có một hoặc nhiều vị thuốc kết hợp với nhau theo lý luận của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian được thầy thuốc cấu tạo và hướng dẫn sử dụng.
PGS TS BS. Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y Dược) cho biết, trong Đông y có nhiều dạng thuốc khác nhau như cao đơn hoàn tán, thuốc thang… Trong đó, thuốc thang sắc uống là dạng thuốc có tác dụng tốt nhất vì trong một thang thuốc, thầy thuốc có thể cấu tạo bài thuốc phù hợp với từng cơ địa người bệnh và từng bệnh lý cụ thể. Còn cao đơn hoàn tán chỉ có công thức tổng quát, sử dụng chung cho tất cả mọi trường hợp.
Theo Y học cổ truyền, để kê 1 đơn thuốc thang, người thầy thuốc sẽ dựa theo nguyên tắc quân – thần – tá – sứ. Trong đó:
• Quân là vị thuốc chữa bệnh chính.
• Thần là vị thuốc hỗ trợ nhằm làm tăng tác dụng của vị thuốc chính.
• Tá là vị thuốc điều trị các triệu chứng kèm theo với bệnh chính.
• Sứ là vị thuốc liên kết, phối hợp các dược liệu lại với nhau để đưa thuốc đến mô đích.
Thuốc thang thường được sắc với nước, khi nước cô lại ở hàm lượng nhất định thì người bệnh mới uống. Sắc khác với nấu ở chỗ, nấu thì chỉ cần chín là ăn uống được, còn sắc thì phải chờ đến khi nước thuốc cô lại ở hàm lượng nhất định mới dùng.
Cách sắc thuốc Đông y đúng cách
Theo PGS TS BS. Nguyễn Thị Bay, để sắc thuốc Đông y đúng cách bạn cần chú ý những vấn đề sau:
1. Chọn dụng cụ sắc thuốc:
Ngày xưa, người bệnh thường chỉ dùng ấm đất để sắc thuốc. Ấm đất là sản phẩm giữ được nhiệt độ lâu, giữ nguyên hương liệu và hầu như không gây tương tác gì với thuốc. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật, người bệnh có thể dùng nhiều dụng cụ sắc thuốc khác nhau như siêu bằng sành hay đất, siêu inox, siêu thủy tinh, ấm sắc thuốc bằng điện,… PGS TS BS. Nguyễn Thị Bay khuyến cáo, để sắc thuốc Đông y hiệu quả, người bệnh không nên dùng dụng cụ sắc thuốc bằng nhôm vì trong lúc sắc có thể sinh ra một số thành phần tương tác với thuốc.
2. Chọn nước sắc thuốc:
Người bệnh có thể dùng nước mưa, nước giếng hoặc nước máy đã được khử khuẩn để sắc thuốc. Người bệnh không cần dùng nước tinh khiết hay nước cất để sắc thuốc để tránh lãng phí.
3. Số lần sắc thuốc:
Thông thường, với một thang thuốc Đông y, người bệnh phải sắc thuốc 2 lần. Nước nhất sử dụng 4 chén nước, còn lại hơn nửa chén. Nước thứ 2 sử dụng 2 chén nước còn lại nửa chén. Nước sắc được trong 2 lần hòa vào nhau rồi mới uống.
4. Thời gian sắc thuốc:
Tùy vào thang thuốc mà thời gian sắc thuốc nhanh hay chậm. Sắc nhanh thì trung bình khoảng 20 phút, sắc chậm thì thời gian có thể 60 phút hoặc hơn. Thông thường, các loại thuốc có chứa tinh dầu thì sẽ sắc thuốc nhanh, còn các loại thuốc bổ thì sẽ phải sắc thuốc với thời gian lâu hơn. Người bệnh nên thăm hỏi thầy thuốc kỹ lưỡng về cách sắc và thời gian sắc thuốc để đảm bảo thực hiện đúng, mang lại hiệu quả khi chữa bệnh.
Nguồn: Đài tiếng nói nhân dân TPHCM
Nội dung
KHOA KHÁM BỆNH
1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN:
Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang là một trong 4 khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện – thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người dân trong tỉnh nhà cũng như các tỉnh bạn cận kề. Được thành lập từ năm 1981, đến nay trải qua quá trình cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị thuộc Khoa Khám Bệnh được nâng cao. Đội ngũ Điều dưỡng, Y Bác sĩ không ngừng được nâng tầm, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám và điều trị bệnh, phòng ngừa bệnh tật cho nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực Y học cổ truyền. Đến nay khoa gồm 7 buồng khám, 6 buồng hoạt động thường trực, 1 buồng khám dự phòng. Nhân lực cơ hữu gồm 8 nhân viên là Y bác sĩ và các Bác sĩ tăng cường từ các khoa phòng trong bệnh viện nhằm đáp ứng công tác khám và điều trị bệnh khi đến Khoa Khám bệnh.
Hiện tại khu vực làm việc của Khoa Khám bệnh được bố trí tại tầng trệt gần cổng ra vào của Bệnh viện, thuộc tòa nhà 4 tầng nằm trong khuôn viên Bệnh viện. Với cơ sở vật chất đầy đủ khang trang, tiện nghi. Các bộ phận trong khoa gồm các buồng: khám bệnh, cấp cứu, đo loãng xương, điện tâm đồ.
2. LÃNH ĐẠO KHOA.
. Phó Trưởng Khoa: Bs CKI Hồ Thanh Quang
. Điều dưỡng Trưởng Khoa: Ys Hồ Thị Phương Nhi
3. NHÂN SỰ:
. Bs. Võ Quốc Thắng: Bs khám bệnh
. Bs. Huỳnh Trần Hoàng Lan: Bs khám bệnh
. Bs. Nguyễn Thị Cẩm Loan: Bs khám bệnh
. Ys. Đoàn Thị Kim Thơ: nhận bệnh, điều dưỡng buồng bệnh.
. Ys . Trương Minh Loan Anh: nhận bệnh, điều dưỡng buồng bệnh
. Ys. Lý Thị Mỹ Tiên: (Học dài hạn)
Tập thể Khoa Khám bệnh
4. ĐẢNG – ĐOÀN THỂ:
- Tổ Đảng Khoa Khám – Kế hoạch tổng hợp thuộc Chi bộ Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang: gồm 06 đồng chí
- Tổ công đoàn Khoa Khám trực thuộc Công đoàn cơ sở Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang: gồm 08 công đoàn viên.
MỘT SÔ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TẠI KHOA KHÁM
Khu chờ tiếp nhận khám bệnh tại Khoa Khám bệnh
Khu chờ khám bệnh tại Khoa Khám bệnh
Bác sĩ đang Khám Bệnh nhân
Bác sĩ đang siêu âm Bệnh nhân
Điều dưỡng đang thực hiện Đo Điện Tim
Điều dưỡng đang thực hiện Đo Loãng Xương
Vị thuốc quanh ta
Danh mục kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật
Phác đồ điều trị
Góp ý & Thư viện