Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu "Mua vị thuốc cổ truyền sử dụng năm 2023-2024" của Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện

Lịch công tác tuần Lịch công tác tuần

Nội dung Nội dung

KHOA KHÁM BỆNH

      1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN:

        Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện  Y học cổ truyền Tiền Giang là một trong 4 khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện – thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người dân trong tỉnh nhà cũng như các tỉnh bạn cận kề. Được thành lập từ năm 1981, đến nay trải qua quá trình cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị thuộc Khoa Khám Bệnh được nâng cao. Đội ngũ Điều dưỡng, Y Bác sĩ không ngừng được nâng tầm, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám và điều trị bệnh, phòng ngừa bệnh tật cho nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực Y học cổ truyền. Đến nay khoa gồm 7 buồng khám, 6 buồng hoạt động thường trực, 1 buồng khám dự phòng. Nhân lực cơ hữu gồm 8 nhân viên là Y bác sĩ và các Bác sĩ tăng cường từ các khoa phòng trong bệnh viện nhằm đáp ứng công tác khám và điều trị bệnh khi đến Khoa Khám bệnh.

           Hiện tại khu vực làm việc của Khoa Khám bệnh được bố trí tại tầng trệt gần cổng ra vào của Bệnh viện, thuộc tòa nhà 4 tầng nằm trong khuôn viên Bệnh viện. Với cơ sở vật chất đầy đủ  khang trang, tiện nghi. Các bộ phận trong  khoa gồm các buồng: khám bệnh,  cấp cứu,  đo loãng xương, điện tâm đồ.

                            

2. LÃNH ĐẠO KHOA.

. Phó Trưởng Khoa: Bs CKI Hồ Thanh Quang

. Điều dưỡng Trưởng Khoa: Ys Hồ Thị Phương Nhi

 

   3. NHÂN SỰ:

. Bs. Võ Quốc Thắng: Bs khám bệnh

. Bs. Huỳnh Trần Hoàng Lan: Bs khám bệnh

. Bs. Nguyễn Thị Cẩm Loan: Bs khám bệnh

. Ys. Đoàn Thị Kim Thơ: nhận bệnh, điều dưỡng buồng bệnh.

. Ys . Trương Minh Loan Anh: nhận bệnh, điều dưỡng buồng bệnh

. Ys. Lý Thị Mỹ Tiên: (Học dài hạn)

Tập thể Khoa Khám bệnh

 

4. ĐẢNG – ĐOÀN THỂ:

  • Tổ Đảng Khoa Khám – Kế hoạch tổng hợp thuộc Chi bộ Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang: gồm 06 đồng chí
  • Tổ công đoàn Khoa Khám  trực thuộc Công đoàn cơ sở Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang: gồm 08 công đoàn viên.

MỘT SÔ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TẠI KHOA KHÁM

Khu chờ tiếp nhận khám bệnh tại Khoa Khám bệnh

Khu chờ khám bệnh tại Khoa Khám bệnh

Bác sĩ đang Khám Bệnh nhân

Bác sĩ đang siêu âm Bệnh nhân

 Điều dưỡng đang thực hiện Đo Điện Tim

Điều dưỡng đang thực hiện Đo Loãng Xương 

Vị thuốc quanh ta Vị thuốc quanh ta

Cỏ hôi trị viêm xoang

Suckhoedoisong.vn - Theo Đông y, cây hoa cứt lợn có vị cay, đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu thũng, trục ứ...

Cỏ hôi hay là cây cứt lợn và còn có tên gọi khác: cỏ cứt heo, cây bù xích, hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị. Cỏ cứt lợn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ, đem về rửa sạch đất cát, dùng tươi hay phơi khô. Theo Đông y, cây hoa cứt lợn có vị cay, đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu thũng, trục ứ... được dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác trong những trường hợp sau :

Trị viêm mũi xoang: Cỏ cứt lợn tươi 50g, rửa sạch, để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. (Tránh xì mũi mạnh mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp).

Cỏ hôi

Thuốc nhỏ mũi trị nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi: Lá cỏ cứt lợn tươi 4g, tỏi 2 nhánh, hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước nhỏ vào mũi ngày 3-4 lần.

Trị chứng yết hầu sưng đau: Cỏ cứt lợn tươi 50g, giã nát lọc lấy nước cốt, thêm đường phèn, chia uống trong ngày; cũng có thể lấy lá phơi khô, tán mịn, dùng làm thuốc bột - ngậm và nuốt dần xuống họng.

Phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở: Cỏ cứt lợn tươi 50g, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống trong ngày. Uống liên tục trong 3 - 4 ngày.

Trị nhọt độc mưng đỏ: Cỏ cứt lợn, rửa sạch, thêm chút muối, trộn đều, giã nát, đắp vào vết thương.

Bài thuốc trị viêm họng: Cây cứt lợn 20g, kim ngân hoa 20g, lá rẻ quạt 6g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống.

Trị viêm đường hô hấp: Cây cứt lợn 20g, lá bồng bồng 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống.

Trị sỏi tiết niệu: Cỏ cứt lợn 20g, kim tiền thảo 16g, râu ngô 12g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống.

Theo: http://suckhoedoisong.vn/co-hoi-tri-viem-xoang-n118113.html


Tin liên quan
Cần tây hạ áp    08/04/2021
Món ăn - bài thuốc cho người huyết áp thấp    07/09/2020
ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP TỪ RỄ CÂY NHÀU    03/06/2020
Bài thuốc trị chứng khô miệng    15/11/2018
Hoa hướng dương làm thuốc.    26/10/2018
Cỏ hôi trị viêm xoang    21/03/2018

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện