Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu "Mua vị thuốc cổ truyền sử dụng năm 2023-2024" của Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện

Lịch công tác tuần Lịch công tác tuần

Nội dung Nội dung

KHOA KHÁM BỆNH

      1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN:

        Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện  Y học cổ truyền Tiền Giang là một trong 4 khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện – thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người dân trong tỉnh nhà cũng như các tỉnh bạn cận kề. Được thành lập từ năm 1981, đến nay trải qua quá trình cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị thuộc Khoa Khám Bệnh được nâng cao. Đội ngũ Điều dưỡng, Y Bác sĩ không ngừng được nâng tầm, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám và điều trị bệnh, phòng ngừa bệnh tật cho nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực Y học cổ truyền. Đến nay khoa gồm 7 buồng khám, 6 buồng hoạt động thường trực, 1 buồng khám dự phòng. Nhân lực cơ hữu gồm 8 nhân viên là Y bác sĩ và các Bác sĩ tăng cường từ các khoa phòng trong bệnh viện nhằm đáp ứng công tác khám và điều trị bệnh khi đến Khoa Khám bệnh.

           Hiện tại khu vực làm việc của Khoa Khám bệnh được bố trí tại tầng trệt gần cổng ra vào của Bệnh viện, thuộc tòa nhà 4 tầng nằm trong khuôn viên Bệnh viện. Với cơ sở vật chất đầy đủ  khang trang, tiện nghi. Các bộ phận trong  khoa gồm các buồng: khám bệnh,  cấp cứu,  đo loãng xương, điện tâm đồ.

                            

2. LÃNH ĐẠO KHOA.

. Phó Trưởng Khoa: Bs CKI Hồ Thanh Quang

. Điều dưỡng Trưởng Khoa: Ys Hồ Thị Phương Nhi

 

   3. NHÂN SỰ:

. Bs. Võ Quốc Thắng: Bs khám bệnh

. Bs. Huỳnh Trần Hoàng Lan: Bs khám bệnh

. Bs. Nguyễn Thị Cẩm Loan: Bs khám bệnh

. Ys. Đoàn Thị Kim Thơ: nhận bệnh, điều dưỡng buồng bệnh.

. Ys . Trương Minh Loan Anh: nhận bệnh, điều dưỡng buồng bệnh

. Ys. Lý Thị Mỹ Tiên: (Học dài hạn)

Tập thể Khoa Khám bệnh

 

4. ĐẢNG – ĐOÀN THỂ:

  • Tổ Đảng Khoa Khám – Kế hoạch tổng hợp thuộc Chi bộ Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang: gồm 06 đồng chí
  • Tổ công đoàn Khoa Khám  trực thuộc Công đoàn cơ sở Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang: gồm 08 công đoàn viên.

MỘT SÔ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TẠI KHOA KHÁM

Khu chờ tiếp nhận khám bệnh tại Khoa Khám bệnh

Khu chờ khám bệnh tại Khoa Khám bệnh

Bác sĩ đang Khám Bệnh nhân

Bác sĩ đang siêu âm Bệnh nhân

 Điều dưỡng đang thực hiện Đo Điện Tim

Điều dưỡng đang thực hiện Đo Loãng Xương 

Vị thuốc quanh ta Vị thuốc quanh ta

ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP TỪ RỄ CÂY NHÀU

Cây nhàu có tên khoa học là Morinda citrifolia, thuộc họ cà phê Rubiaceae. Ở nước ta, nhàu mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc bờ sông, suối, ao hồ, mương rạch khắp các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung. Và trong đông y rễ cây nhàu còn được bào chế làm vị thuốc giúp ổn định huyết áp.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, quả nhàu có chứa prosertonin nhiều gấp 40 lần so với quả dứa. Khi chất này kết hợp với một enzyme nội bào sinh ra xeronin có khả năng giúp tế bào tự sửa chữa và tái tạo.


Trong quả nhàu có chứa nhiều tinh bột, chất xơ, nhiều vitamin A, E, B1, B6, B12, niacin B3, đặc biệt là vitamin C. Nhiều khoáng tố như: Fe, Ca, K, Na… Có tác dụng nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, phù thũng, đau gân, tiểu đường, chữa lỵ, hỗ trợ miễn dịch, chống viêm. Lá nhàu có tác dụng hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non hoặc sắc uống chữa đi lỵ và làm thuốc bổ. Vỏ cây nhàu dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sanh uống bổ máu.


Dân gian thường lấy quả nhàu gần chín rửa sạch, để ráo, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1kg nhàu với 200g đường cát. Sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa uống chừng 2 ly nhỏ, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào thương tổn, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức cơ thể. Cách sử dụng đơn giản nhất là ăn quả nhàu chấm muối, rất tốt cho người bị táo bón.


 

Sau khi phân tích dược tính của rễ Nhàu (chứa nhiều hợp chất thiên nhiên như lignin, pholysaccharide, flavonoid, irridoid, chất béo, scoppletin, catechin, betasitosterol, damnacanthal, alkaloid và nhiều khoáng tố vi lượng như trong dịch quả), giáo sư Caujolle - Giám đốc Trung Tâm khảo cứu Quốc gia Pháp về độc tính của các chất, giáo sư Youngken thuộc Trường Đại Học Dược khoa Massachusette, giáo sư Ikeda thuộc Trung Tâm Nghiên cứu vệ sinh quốc gia của Nhật Bản, đã thí nghiệm trên vật nuôi của phòng thí nghiệm và nhận thấy tinh chất rễ Nhàu có dược tính sau:
• Có tác dụng nhuận trường nhẹ và lợi tiểu nhẹ.
• Làm êm dịu thần kinh.
• Hạ huyết áp kéo dài.
• Rất ít độc và không làm nghiện.


Sách "Gia y trị nghiệm" của Lương y Việt Cúc có ghi "rễ Nhàu vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp". Trên thực tế, khi dùng độc vị hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, rễ Nhàu có hai tác dụng đáng lưu ý là dưỡng tâm an thần và thông kinh hoạt huyết.


Rễ nhàu giúp hạ huyết áp

Vào những năm 1980 – 1985, GS Bùi Chí Hiếu và cộng sự tại viện y học dân tộc đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng bài thuốc hạ áp có rễ nhàu (16g), đã chứng minh tác dụng hạ áp rất tốt ở liều điều trị và ổn định huyết áp ở liều duy trì. Đặc biệt là với những người thường hay căng thẳng tâm lý, dễ bực bội, cáu gắt, khó ngủ khi dùng rễ nhàu cảm thấy tinh thần thoải mái, dễ ngủ.

Các chất dẫn anthraquinon (damnacathal, nordamnacathal… ) là một trong những nhóm hoạt chất chính chiếm tỷ lệ cao trong rễ nhàu, thường được dùng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa trị các chứng cao huyết áp do bất kỳ nguyên nhân nào.

Các hoạt chất trong rễ nhàu còn có khả năng chống oxy hóa tế bào, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Đồng thời nó còn có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên, giúp tăng lưu lượng máu nhờ đó góp phần làm hạ huyết áp.

Bài thuốc chữa cao huyết áp

Bài 1: Rễ nhàu thái nhỏ, phơi khô, mỗi lần sử dụng 20 – 40g nấu đậm, uống thay nước cả ngày. Sau một đợt uống, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục trên 2 tháng huyết áp sẽ ổn định.

Bài 2: Rễ nhàu 20g, ngưu tất 10g, sinh địa hoặc thục địa 20g, mã đề 20g, hoa hòe 10g, trạch tả 10g, táo nhân 10g. Tất cả sắc trong 1 lít nước, đun cạn còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Các bài thuốc khác có rễ nhàu

Bài 1: Chữa đau lưng nhức mỏi, tê bại: rễ nhàu chặt nhỏ phơi khô, sao vàng chừng ½ kg ngâm với 2 lít rượu 45 độ trong nửa tháng, trước bữa ăn uống 1 ly nhỏ.


Bài 2: Chữa phong thấp: rễ nhàu 20g, dây đau xương 20g, thổ phục linh 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 3: Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao: Rễ nhàu 24g, thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, gừng củ 3 lát nấu cùng ½ lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống khi nóng.

Bài 4: Chữa đau lưng do thận: Rễ nhàu 12g, tầm gửi cây dâu 6g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g. Cho ½ lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Lưu ý: Vì rễ nhàu có tác dụng hạ huyết áp, do đó bệnh nhân đang dùng thuốc hạ áp hoặc người bị viêm thận trước khi dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Bs. Huỳnh Thị Kim Dâng


Tin liên quan
Cần tây hạ áp    08/04/2021
Món ăn - bài thuốc cho người huyết áp thấp    07/09/2020
ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP TỪ RỄ CÂY NHÀU    03/06/2020
Bài thuốc trị chứng khô miệng    15/11/2018
Hoa hướng dương làm thuốc.    26/10/2018
Cỏ hôi trị viêm xoang    21/03/2018

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện