|
Thông báo
. Thông báo về việc tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024 (cập nhật)
. V/v đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu mua hóa chất xét nghiệm sử dụng 2024-2025 (Lần 2)
. Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024
. Thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
. Về việc thông báo chào giá hóa chất xét nghiệm.
Thông tin tuyên truyền
. V/v đề nghị báo giá kiểm tra, bơm lại các bình chữa cháy của Bệnh viện
. V/v đề nghị báo giá sữa chữa máy Xquang di động của Bệnh viện
. Về việc thông báo chào giá thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH QUÝ II/2024
Văn bản mới
Lịch công tác tuần
Thông tin y tế giáo dục
. ĐỘT QUỴ VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
. Bệnh mùa nắng nóng
. Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới
. Thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị đông y hay tây y
. Phát sóng TVC tuyên truyền an toàn giao thông
. Lễ giỗ lần thứ 228 Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông
. Bệnh viện y học Cổ Truyền Tiền Giang nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Vị thuốc quanh ta
Cần tây hạ áp
Cần tây hạ áp
Rau cần có 2 loại cần tây và cần ta, đều rất quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Cần tây còn gọi cần cạn (trồng đất), cần lá to, cần thơm, cần đáng, Tên khoa học Apium gaveolens.
Cần tây là loại rau ăn cao cấp chứa nước 90,5%, hợp chất nitơ 1,95%, chất béo 0,07%, xenlulo 1,15% và tro 1,13%, các vitamin A, B, C. Các khoáng chất như Mg, Mn, Fe, I, Cu, K, P, Ca và vitamin P, cholin, tyrosin, axít glutamic.
Từ xưa người Hy Lạp dùng cần tây làm thuốc lợi tiểu, người Ai Cập dùng cần tây chữa bệnh tim. Hyppocrate đã hướng dẫn dùng chữa rối loạn thần kinh.
Chất xơ trong rau cần gia tăng tính mẫn cảm của insulin làm hạ đường huyết, bảo vệ tuyến tụy, ngừa xơ cứng mạch, tinh dầu có tính kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa.
Cần tây được dùng "lọc" máu có mỡ máu cao, chữa tăng huyết áp, giảm béo, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật, chống hoại huyết (chảy máu), kháng khuẩn, lành vết thương, chữa thấp khớp kể cả gút, sỏi tiết niệu, các bệnh phổi, viêm miệng họng. Dùng ngoài ngâm chân, chữa nứt nẻ, gội đầu sạch gàu.
Theo Đông y, cần vị ngọt đắng, the mát (có tài liệu nói lạnh), có công dụng dưỡng huyết mạch, lợi tỳ ích khí, thanh nhiệt, hạ hỏa, lợi đại tiểu tiện, đái tháo đường, giảm ho và các triệu chứng quy về huyễn vựng (ngày nay thấy tương ứng chứng tăng huyết áp), khử phong thấp, vết máu bầm, tan hạch ở cổ… Chữa bệnh hiệu quả với rau cần tây như: trị cao huyết áp và làm hạ cholesterol. Dưới đây là một số cách trị bệnh từ rau cần tây:
Chữa tăng huyết áp: rau cần tây cả cây 50 - 60g sắc lấy nước uống hằng ngày (chia 3 lần) uống đến khi thấy huyết áp ổn định thì thôi. Lưu ý nên đun lửa nhỏ để nước thuốc ngấm được các dưỡng chất từ cần tây nhiều nhất. Chất Apigenin sẽ giúp làm giãn các mạch máu để quá trình lưu thông diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa tụ máu.
Chữa phong thấp: rau cần tây 1kg toàn cây, phơi khô mỗi lần dùng 150g sắc với 3 bát nước còn 1 bát chia 3 lần uống trong ngày, uống nóng. Trong khi uống thuốc không nên ăn thức ăn sống, lạnh (dưa chuột, giá).
Bí tiểu tiện: rau cần tây 50g rửa sạch, vò nát, hãm trong ấm tích hoặc phích nước, uống dần trong ngày cho ra mồ hôi và thông tiện. Kỵ trường hợp huyết áp thấp.
Chữa chứng khó tiêu, biếng ăn: rau cần tây sống ăn hằng ngày khoảng 20 - 30g kèm thức ăn khác với cơm.
Chứng viêm miệng, họng: rau cần tây tươi 40 - 50g rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt súc miệng (thêm ít muối) viêm họng ngậm, hoặc nuốt dần.
Chứng da lở loét: lá rau cần tây 30g rửa sạch, giã kỹ, đắp lên vết lở loét. Khi vết thương đã khô, lấy nước cốt rau cần tây thoa lên thường xuyên sẽ chóng lên da non, nên sẹo đẹp.
Chứng nội nhiệt, phục nhiệt trong máu (sau sốt viêm nhiệt, trẻ sau sởi, sau viêm phổi…) rau cần tây giã nước cốt nấu sôi, uống nóng hoặc dùng rau cần ăn hằng ngày.
Chảy máu mũi, chân răng, đại tiểu tiện ra máu: rau cần tây tươi, giã lấy nước uống. Hoặc rau cần tây thêm củ sen, để giã lấy nước, đun sôi rồi uống. Trường hợp chảy máu nặng như nôn ra máu, ho ra máu… phải điều trị tích cực theo Tây y.
Đái tháo đường (kèm bệnh tim mạch): rau cần tây tươi 500g, giã vắt lấy nước uống ngày 2 lần liên tục nhiều ngày.
Đái tháo đường (kèm mất ngủ): rễ rau cần tây 90g, toan táo nhân 10g. Nấu nước uống.
Mỡ trong máu cao, tăng huyết áp: rau cần tây 500g, táo đen (bỏ hạt) 250g. Nấu chín, uống nước, ăn cái.
Chữa vàng da (dương hoàng): rau cần tây 150g, dạ dày lợn 15g xào ăn. Ăn liên tục 7 - 10 ngày.
Bổ can thận, hạ huyết áp: rau cần tây 200g, mộc nhĩ 30g, đỗ trọng (bột) 10g, tỏi 15g, gừng 5g, gia vị, dầu vừa đủ. Rau cần tây bỏ sau cùng xào đến tái là được.
Bổ thận, hạ huyết áp: Rau cần tây 100g, thịt lợn nạc 100g, nước luộc gà 300ml, nấm hương 30g, dâu 10g, hành 10g, gừng 5g, muối, dầu vừa đủ. Cho dầu vào chảo nóng phi thơm gia vị rồi cho các vị còn lại cùng nước luộc gà, đun nhỏ lửa 20 phút, chia làm 2 - 3 lần ăn trong ngày.
Chú ý: rau cần có furocoumarin nếu để lâu quá 3 tuần trong tủ lạnh chất này sẽ tăng gấp 2,5 lần, nếu ăn sẽ bị độc. Do đó chỉ nên để rau cần tây trong tủ lạnh vài ngày đến 1 tuần để được an toàn trong sử dụng.
Huỳnh Thị Kim Dâng
Danh mục kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật
Phác đồ điều trị
12. Phác đồ điều trị Loãng xương
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
- Định nghĩa
Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương gây tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương bao gồm cả về khối lượng và chất lượng của xương.
- Nguyên nhân
- Loãng xương người già
+ Mất cân bằng hormon sinh dục
+ Giảm hấp thu canxi ở ruột à canxi máu thấp
+ Lão hóa các tế bào tạo xương
- Loãng xương sau mãn kinh
- Loãng xương thứ phát: khi có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây:
+ Kém phát triển thể chất khi còn nhỏ: còi xương, suy dinh dưỡng,...
+ Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương.
+ Ít hoạt động thể lực.
+ Thói quen dùng nhiều rượu, bia, thuốc lá,...
+ Bị một số bệnh: thiểu năng tuyến sinh dục nam và nữ( mãn kinh sớm, thiểu năng tinh hoàn...), bệnh nội tiết: cường giáp, ...
+ Do thận: suy thận mạn,...
+Sử dụng thuốc dài hạn: thuốc chống động kinh, kháng viêm Corticosteroid,...
- Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Tiêu chuẩn chẩn đoán Loãng xương của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) năm 1994, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DXA:
- Xương bình thường: T core từ -1 SD trở lên
- Thiếu xương: T core dưới -1 SD đến -2,5 SD
- Loãng xương: T core dưới 2,5 SD
- Loãng xương nặng: T core dưới -2,5 SD kèm tiền sử hoặc hiện tại có gãy xương.
* Trường hợp không có điều kiện đo mật độ loãng xương:
- Đo mật độ xương bằng phương pháp siêu âm.
- Có thể chẩn đoán xác định loãng xương khi đã có biến chứng gãy xương dựa vào triệu chứng lâm sàng và X-quang: đau xương, đau lưng, gãy xương sau chấn thương nhẹ, tuổi cao,...
4. Cận lâm sàng
- CTM, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN,…
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Điện tim thường, Siêu âm bụng tổng quát, X-quang tim phổi…
* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
- Quan niệm
Thuộc phạm vi chứng Hư lao
- Nguyên nhân:
- Bẩm sinh không đầy đủ: khi thụ thai, do cha mẹ tuổi lớn, sức yếu, tinh huyết kém, hoặc khi mang thai không điều dưỡng giữ gìn, sự dinh dưỡng cho thai nhi kém.
- Lao thương quá độ: làm việc phải đứng lâu và nhiều, gắng sức, mang nặng quá, ngồi lâu chỗ đất ẩm ướt.
- Dinh dưỡng không đầy đủ.
- Các thể lâm sàng:
- Khí huyết hư
- Đau nhức vùng cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối…
- Mệt mỏi, uể oải thường xuyên, ăn ngủ kém, ngại nói, thích nằm, chóng mặt, sắc mặt nhợt nhạt, rối loạn kinh nguyệt.
- Lưỡi nhợt, rêu trắng. Mạch trầm nhược.
3.2 Thận âm hư
- Đau nhức vùng cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối…
- Sốt hâm hấp về chiều, đau mỏi lưng âm ỉ, cảm giác nóng trong người, thỉnh thoảng có cơn nóng phừng mặt, ngũ tâm phiền nhiệt, đạo hãn.
- Lưỡi đỏ, rêu vàng. Mạch trầm tế sác.
3.3 Thận khí hư
- Đau nhức vùng cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối…
- Người mệt mỏi, ớn lạnh, tay chân lạnh, tự hãn, ngũ canh tả.
- Lưỡi nhợt, rêu trắng. Mạch trầm nhược.
III. ĐIỀU TRỊ
- Theo Y học hiện đại
1.1. Dùng thuốc
- Thuốc kháng viêm không steroids.
- Thuốc giảm đau.
1.2. Phương pháp không dùng thuốc
- Chế độ ăn uống: thức ăn giàu canxi từ 1.000-1.500mg hàng ngày, tránh yếu tố nguy cơ: rượu, thuốc lá,...tránh thừa cân, thiếu cân.
- Chế độ sinh hoạt: tăng cường vận động, tăng dẻo dai cơ bắp, tránh té ngã,...
- Sử dụng các dụng cụ, nẹp chỉnh hình giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông.
- Theo Y học cổ truyền:
2.1 Khí Huyết hư
- Pháp trị: Điều bổ khí huyết.
- Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm
Hoàng kỳ (chích) 10g
Sài hồ 06g
Bạch truật 10g
Đảng sâm 08g
Trần bì 06g
Đương quy 08g
Thăng ma 08g
Cam thảo (chích) 04g
2.2 Thận âm hư
- Pháp trị: bổ Thận, ích tinh, tư âm, dưỡng huyết.
- Bài thuốc: Lục vị địa hoàng thang gia giảm
Thục địa 12g
Đơn bì 12g
Hoài sơn 10g
Bạch linh 12g
Sơn thù 08g
Trạch tả 06g
2.3 Thận khí hư
- Pháp trị: bổ Thận, trợ dương
- Bài thuốc 1: Bát vị thang gia giảm
Thục địa 12g
Hoài sơn 10g
Sơn thù 08g
Đơn bì 12g
Bạch linh 12g
Trạch tả 06g
Phụ tử 02g
Quế nhục 04g
- Bài thuốc 2: Hữu quy hoàn thang gia giảm
Phụ tử 02g
Quế nhục 04g
Thục địa 12g
Hoài sơn 10g
Sơn thù 08g
Câu kỷ tử 08g
Đỗ trọng 12g
Cam thảo (chích) 04g
Thỏ ty tử 08g
Đương quy 08g
* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng điều trị phù hợp với các thể bệnh.
3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc: theo qui trình kĩ thuật của Bệnh viện.
* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Điện châm.
- Laser châm.
- Cấy chỉ (Nhu châm).
- Thủy châm.
- Xoa bóp bấm huyệt.
- Điều trị bằng tia hồng ngoại.
- Điều trị bằng laser công suất thấp.
- Điều trị bằng laser công suất thấp nội mạch.
- Điều trị bằng sóng ngắn.
- Điều trị bằng dòng điện xung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp đông Tây y), Bộ Y tế, NXB Y học.
- Chẩn đoán và điều trị đau thắt lưng theo YHHĐ và YHCT, Bộ Y tế, NXB Y học.
Góp ý & Thư viện