|
Thông báo
. Thông báo về việc tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024 (cập nhật)
. V/v đề nghị báo giá tư vấn đấu thầu gói thầu mua hóa chất xét nghiệm sử dụng 2024-2025 (Lần 2)
. Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024
. Thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
. Về việc thông báo chào giá hóa chất xét nghiệm.
Thông tin tuyên truyền
. V/v đề nghị báo giá kiểm tra, bơm lại các bình chữa cháy của Bệnh viện
. V/v đề nghị báo giá sữa chữa máy Xquang di động của Bệnh viện
. Về việc thông báo chào giá thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024.
. CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH QUÝ II/2024
Văn bản mới
Lịch công tác tuần
Thông tin y tế giáo dục
Thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị đông y hay tây y
Thoát vị đĩa đệm cột sống là một trong những bệnh lý về xương khớp xảy ra nhiều nhất trong thời gian hiện nay. Bệnh gây ra những triệu chứng đau nhức gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm cột sống là như thế nào? Nguyên nhân từ đâu? Cơ chế bệnh lý ra sao? Triệu chứng và chẩn đoán như thế nào? Và đặc biệt là việc điều trị theo Đông Y hay Tây Y. Bài viết trình bày sau đây sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề mà chúng ta còn chưa trả lời được.
1. Thoát vị đĩa đệm cột sống là như thế nào?
Đĩa đệm cột sống về cấu trúc thì gồm hai phần cơ bản là: bao xơ, nhân nhầy, mâm sụn.
Về mặt giải phẫu học, cơ thể người bình thường sẽ có 33 đốt sống từ cổ cho đến cùng cụt, giữa các khoang đốt sống là đĩa đệm. Đĩa đệm có cấu trúc thớ sợi, xếp theo hình vòng đồng tâm và có nhân nhầy ở chính giữa. Bộ phận này có chức năng giảm sóc, giúp cho cột sống có thể chuyển động linh hoạt hơn.
Sinh hoạt hàng ngày với những tư thế cúi , gập cột sống cổ và cột sống lưng sai đột ngột sẽ gây nên tình trạng đĩa đệm cột sống chịu áp lực lớn, bao xơ bị nứt hoặc rách, nhân nhầy sẽ thoát ra ngoài và đa phần thoát ra phía sau , gây chèn ép thần kinh và gây ra những cơn đau khó chịu.
2. Nguyên nhân từ đâu?
. Lão hóa
. Nghề nghiệp
. Sai tư thế
. Tai nạn, Chấn thương
. Một số nguyên nhân khác như: chế độ ăn uống không hợp lý, béo phì, mang thai...
3. Cơ chế bệnh sinh ra sao?
+ Đĩa đệm bị thoái hóa do hai quá trình: quá tình thoái hóa sinh học và do đĩa đệm chịu một áp lực cao. Quá trình thoái hóa bệnh lý do nhiều yếu tố như: yếu tố cơ học, chuyển hóa, di truyền.
+ Khởi phát sau một chấn thương gấp quá mức.
Theo cơ chế sinh học bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống , một khi đĩa đệm đã thoát vị sẽ không bao giờ chữa khỏi và trở về trạng thái ban đầu, kể cả can thiệp Ngoại khoa. Tuy nhiên bệnh có thể ổn định nếu có hướng điều trị đúng.
4. Triệu chứng như thế nào?
Tùy theo vị trí và giai đoạn thoát vị mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Một số người bệnh sẽ không có triệu chứng nổi bật nào trong giai đoạn khởi phát. Một số triệu chứng điển hình có thể xuất hiện khi đĩa đệm bị thoát vị:
. Đau nhức: Nếu ở cổ thường sẽ đau cổ, gáy, vai cánh tay, cổ tay.
Nếu ở thắt lưng thường sẽ đau lưng, mông, đùi, cẳng chân, cổ chân.
Cường độ đau tăng khi ho, hắt hơi, đi đại tiện.
. Tê bì tay chân: cảm giác kiến bò, rối loạn cảm giác.
. Yếu cơ: thường xảy ra ở những trường hợp nặng, lâu ngày yếu cơ sẽ đưa đến hạn chế vận động, cơ không vận động lâu ngày sẽ đưa đến tình tạng teo cơ, teo cơ diễn tiến nặng hơn nếu không điều trị đúng cách có thể đưa đến tình trạng yếu liệt suốt đời.
5. Chẩn đoán:
. Tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán:
Khởi phát sau một chấn thương cột sống mang tính chất cơ học
Hội chứng cột sống cổ
Hội chứng rễ thần kinh- cổ
Hội chứng tủy cổ
Đau cột sống lưng kiểu rễ
Đau tăng khi gắng sức
Đau giảm khi nghĩ ngơi
Nghiệm pháp căng rễ cổ (+)
Nghiệm pháp bấm chuông
Nghiệm pháp Lasegue (+)
Tiêu chuẩn cận lâm sàng chẩn đoán
Chụp MRI là tiêu chuẩn vàng
6. Điều trị theo Đông Y hay Tây Y?
Thường những trường hợp mang tính chất cấp tính sẽ điều trị bằng YHHĐ
6.1. Chỉ định mổ cấp cứu trong những trường hợp sau đây:
.Đau dữ dội, không có tư thế giảm đau, dùng thuốc giảm đau bậc 3(Morphin) cũng không giảm đau.
.Bệnh nhân liệt đột ngột, có thể lúc khám bệnh triệu chứng chưa xuất hiện, nếu sau khi khám triệu chứng lệt xuất hiện và diễn tiến nhanh thì cần mổ cấp cứu sớm.
.Thoát vị đĩa đệm gây nên hội chứng chùm đuôi ngựa: có các triệu chứng như giảm trương lực cơ gây yếu hoặc liệt nhóm cơ do hần kinh chi phối hoăc khối chèn ép lớn lấn sâu vào ống sống gây liệt mềm hoàn toàn hai chi dưới kèm theo rối loạn cơ tròn,rối loạn cảm giác tấng sinh môn yên ngựa( rối loạn đại tiểu tện).
6.2. Chỉ định mổ theo chương trình:
. Điều trị nội khoa thất bại,
. Điều trị nội khoa tái phát nhiều lần
. Điều trị nội khoa nhưng xuất hiện những dấu hiệu như đau nhiều hơn, liệt tiến triển nhanh, không đáp ứng được với điều trị nội khoa một phần do tác dụng phụ của thuốc trên dạ dày.
6.3. Ngoài những trường hợp trên thì có thể điều trị nội khoa đơn thuần theo Y học hiện đại như: giảm đau, kháng viêm, giãn cơ, Vitamin...
6.4. Điều trị bằng Y học cổ truyền
Đến với Y học cổ truyền bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc điều trị không dùng thuốc.
Điều trị không dùng thuốc gồm có:
. Điện châm+ hồng ngoại
. Laser châm
. Sóng ngắn
. Điện xung
. Từ trường
. Xoa bóp bấm huyệt
. Kéo dãn cột sống
Điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền:
Thường các bài thuốc sử dụng nhiều nhất là Thân thống trục ứ thang, Độc hoạt tang ký sinh. Các vị thuốc thường dùng nhất là: Đương quy, Nhũ hương, Một dược, Xuyên khung, Hoàng kỳ, Đỗ trọng, Ngưu tất.
Bài thuốc " Thân thống trục ứ thang" có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, hành khí thông lạc, lợi tý chỉ thống, có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các phương pháp khác ( kéo cột sống, châm cứu, thuốc Tây y). Sử dụng trên bệnh nhân cho kết quả cải thiện tình trạng đau.
Bài thuốc " Độc hoạt tang ký sinh" có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau, dưỡng Can, thận, bổ khí huyết, có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp vói phương pháp khác( kéo cột sống, châm cứu, thuốc Tây y). Sử dụng trên bệnh nhân cho kết quả cải thiện tình trạng đau.
Từ những điều chia sẻ trên, khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống, cần đến cơ sở Y tế thông qua sự thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh hiện tại và từ đó Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất từ Tây Y lẫn Đông Y cho bệnh nhân.
Ngoài ra việc phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống trong sinh hoạt hàng ngày cũng rất cần thiết:
Trong lao động tay chân, khuân vác nặng , cần chú ý tư thế đúng ( tư thế ngồi xuống, cột sống thẳng để bê vật nặng), tránh tư thế không đúng ( cúi, gập, xoay cột sống, tư thế đứng gập người về trước để bê vật nặng).
Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, để tăng cường sự dẻo dai và ềm mai cho cột sống.
Chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế bia rượu thuốc lá, giảm tình trang thừa cân, béo phì.
BS Trần Thị Hồng Tươi
Khám lâm sàng
Vị thuốc quanh ta
Danh mục kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật
Phác đồ điều trị
12. Phác đồ điều trị Loãng xương
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
(Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020
của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)
I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
- Định nghĩa
Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương gây tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương bao gồm cả về khối lượng và chất lượng của xương.
- Nguyên nhân
- Loãng xương người già
+ Mất cân bằng hormon sinh dục
+ Giảm hấp thu canxi ở ruột à canxi máu thấp
+ Lão hóa các tế bào tạo xương
- Loãng xương sau mãn kinh
- Loãng xương thứ phát: khi có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây:
+ Kém phát triển thể chất khi còn nhỏ: còi xương, suy dinh dưỡng,...
+ Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương.
+ Ít hoạt động thể lực.
+ Thói quen dùng nhiều rượu, bia, thuốc lá,...
+ Bị một số bệnh: thiểu năng tuyến sinh dục nam và nữ( mãn kinh sớm, thiểu năng tinh hoàn...), bệnh nội tiết: cường giáp, ...
+ Do thận: suy thận mạn,...
+Sử dụng thuốc dài hạn: thuốc chống động kinh, kháng viêm Corticosteroid,...
- Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Tiêu chuẩn chẩn đoán Loãng xương của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) năm 1994, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DXA:
- Xương bình thường: T core từ -1 SD trở lên
- Thiếu xương: T core dưới -1 SD đến -2,5 SD
- Loãng xương: T core dưới 2,5 SD
- Loãng xương nặng: T core dưới -2,5 SD kèm tiền sử hoặc hiện tại có gãy xương.
* Trường hợp không có điều kiện đo mật độ loãng xương:
- Đo mật độ xương bằng phương pháp siêu âm.
- Có thể chẩn đoán xác định loãng xương khi đã có biến chứng gãy xương dựa vào triệu chứng lâm sàng và X-quang: đau xương, đau lưng, gãy xương sau chấn thương nhẹ, tuổi cao,...
4. Cận lâm sàng
- CTM, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN,…
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Điện tim thường, Siêu âm bụng tổng quát, X-quang tim phổi…
* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
- Quan niệm
Thuộc phạm vi chứng Hư lao
- Nguyên nhân:
- Bẩm sinh không đầy đủ: khi thụ thai, do cha mẹ tuổi lớn, sức yếu, tinh huyết kém, hoặc khi mang thai không điều dưỡng giữ gìn, sự dinh dưỡng cho thai nhi kém.
- Lao thương quá độ: làm việc phải đứng lâu và nhiều, gắng sức, mang nặng quá, ngồi lâu chỗ đất ẩm ướt.
- Dinh dưỡng không đầy đủ.
- Các thể lâm sàng:
- Khí huyết hư
- Đau nhức vùng cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối…
- Mệt mỏi, uể oải thường xuyên, ăn ngủ kém, ngại nói, thích nằm, chóng mặt, sắc mặt nhợt nhạt, rối loạn kinh nguyệt.
- Lưỡi nhợt, rêu trắng. Mạch trầm nhược.
3.2 Thận âm hư
- Đau nhức vùng cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối…
- Sốt hâm hấp về chiều, đau mỏi lưng âm ỉ, cảm giác nóng trong người, thỉnh thoảng có cơn nóng phừng mặt, ngũ tâm phiền nhiệt, đạo hãn.
- Lưỡi đỏ, rêu vàng. Mạch trầm tế sác.
3.3 Thận khí hư
- Đau nhức vùng cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối…
- Người mệt mỏi, ớn lạnh, tay chân lạnh, tự hãn, ngũ canh tả.
- Lưỡi nhợt, rêu trắng. Mạch trầm nhược.
III. ĐIỀU TRỊ
- Theo Y học hiện đại
1.1. Dùng thuốc
- Thuốc kháng viêm không steroids.
- Thuốc giảm đau.
1.2. Phương pháp không dùng thuốc
- Chế độ ăn uống: thức ăn giàu canxi từ 1.000-1.500mg hàng ngày, tránh yếu tố nguy cơ: rượu, thuốc lá,...tránh thừa cân, thiếu cân.
- Chế độ sinh hoạt: tăng cường vận động, tăng dẻo dai cơ bắp, tránh té ngã,...
- Sử dụng các dụng cụ, nẹp chỉnh hình giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông.
- Theo Y học cổ truyền:
2.1 Khí Huyết hư
- Pháp trị: Điều bổ khí huyết.
- Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm
Hoàng kỳ (chích) 10g
Sài hồ 06g
Bạch truật 10g
Đảng sâm 08g
Trần bì 06g
Đương quy 08g
Thăng ma 08g
Cam thảo (chích) 04g
2.2 Thận âm hư
- Pháp trị: bổ Thận, ích tinh, tư âm, dưỡng huyết.
- Bài thuốc: Lục vị địa hoàng thang gia giảm
Thục địa 12g
Đơn bì 12g
Hoài sơn 10g
Bạch linh 12g
Sơn thù 08g
Trạch tả 06g
2.3 Thận khí hư
- Pháp trị: bổ Thận, trợ dương
- Bài thuốc 1: Bát vị thang gia giảm
Thục địa 12g
Hoài sơn 10g
Sơn thù 08g
Đơn bì 12g
Bạch linh 12g
Trạch tả 06g
Phụ tử 02g
Quế nhục 04g
- Bài thuốc 2: Hữu quy hoàn thang gia giảm
Phụ tử 02g
Quế nhục 04g
Thục địa 12g
Hoài sơn 10g
Sơn thù 08g
Câu kỷ tử 08g
Đỗ trọng 12g
Cam thảo (chích) 04g
Thỏ ty tử 08g
Đương quy 08g
* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng điều trị phù hợp với các thể bệnh.
3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc: theo qui trình kĩ thuật của Bệnh viện.
* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Điện châm.
- Laser châm.
- Cấy chỉ (Nhu châm).
- Thủy châm.
- Xoa bóp bấm huyệt.
- Điều trị bằng tia hồng ngoại.
- Điều trị bằng laser công suất thấp.
- Điều trị bằng laser công suất thấp nội mạch.
- Điều trị bằng sóng ngắn.
- Điều trị bằng dòng điện xung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp đông Tây y), Bộ Y tế, NXB Y học.
- Chẩn đoán và điều trị đau thắt lưng theo YHHĐ và YHCT, Bộ Y tế, NXB Y học.
Góp ý & Thư viện