Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Thông tin tuyên truyền Thông tin tuyên truyền

CẦN TÂY ĐIỀU HÒA HUYẾT ÁP

CẦN TÂY ĐIỀU HÒA HUYẾT ÁP

 

DS. Nguyễn Thị Hồng  Suckhoedoisong.vn

- Cần tây còn gọi cần cạn, cần thơm, là loại cây thảo, ưa khí hậu ẩm mát, chịu được lạnh, phát triển tốt trong các mùa đông - xuân, thường dùng toàn cây để sử dụng làm thuốc.

Theo Đông y, cần tây có vị ngọt đắng, tính lương mát. Vào 2 kinh vị và can. Có tác dụng bình can thanh nhiệt, mát gan, tỉnh não kiện thần (cải thiện thần kinh), nhuận phế chỉ khái (mát phổi cầm ho), khu phong lợi thấp (trừ phong thấp), chỉ huyết (cầm máu), giải độc. Có thể dùng trị tăng huyết áp, kèm các chứng chóng mặt hoa mắt đau đầu, mặt hồng mắt đỏ; xơ cứng mạch máu, thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều...

Nước ép rau cần tây tỉnh não kiện thần (cải thiện thần kinh), nhuận phế chỉ khái (mát phổi cầm ho).

Kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy cần tây có tác dụng điều hòa huyết áp. Thích hợp với trường hợp tăng huyết áp - kèm theo các chứng trạng mà Đông y gọi là "can dương thượng cang" (mặt đỏ bừng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, dễ nổi giận, ngủ không yên giấc, nằm mơ nhiều, mạch huyền sác...).

Chữa tăng huyết áp, mất ngủ, tiểu tiện sẻn: Rau cần tây (tươi) 300g, bỏ rễ, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, xay lọc lấy nước, thêm mật ong vừa đủ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml, khi uống hâm nóng.

Chữa tăng huyết áp, kèm theo bệnh mạch vành, cholesterol cao: Gốc cần tây (tươi) 10 gốc, rửa sạch, giã nát, thêm hồng táo 10g, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày; liệu trình 15 - 20 ngày.

Chữa mất ngủ: Gốc rau cần tây liền cả rễ 90g, toan táo nhân 9g (sao cháy đen), sắc nước uống.

Chữa nhức đầu: Gốc rau cần cả rễ 1 nắm, rửa sạch, giã nát, xào với trứng gà, ăn ngày 2 lần.

Chữa phong thấp đau nhức, viêm khớp: Rau cần tây tươi, giã vắt lấy nước cốt, thêm đường trắng, đun sôi lại, uống thay trà trong ngày.

Chữa sản hậu đau bụng: Rau cần tây tươi 300g (hoặc khô 60g), sắc lấy nước, thêm chút đường đỏ hoặc rượu trắng vào, uống lúc đói.

Lưu ý: Nếu không có rau cần tây tươi, có thể dùng rau cần tây khô sắc nước uống. Có thể tự chế rau cần khô như sau: rau cần tây tươi chần qua nước sôi, vớt ra phơi khô trong bóng mát, cất đi dùng dần. Khi thấy huyết áp đã trở lại bình thường, nên ngừng ngay, không dùng kéo dài.

DS. Nguyễn Thị Hồng


Tin liên quan
HƯỚNG DẪN CÁCH SẮC THUỐC ĐÔNG Y ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ    04/05/2021
Thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị đông y hay tây y    31/03/2021
Có nên uống thuốc Đông y và Tây y cùng lúc?    29/03/2021
CHUNG SỐNG AN TOÀN VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19    29/03/2021
GỪNG - VỊ THUỐC DÂN GIAN TRỊ BÁCH BỆNH    24/03/2021
CÁ THÁT LÁT - MÓN NGON, THUỐC QUÝ    24/03/2021
CẦN TÂY ĐIỀU HÒA HUYẾT ÁP    24/03/2021
TINH KHÍ THẦN TAM BẢO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI    24/03/2021
HOA CÚC: KHÁNG KHUẨN, TIÊU VIÊM    22/03/2021
HÀNH- GIA VỊ CÓ NHIỀU CÔNG DỤNG TRỊ BỆNH    22/03/2021

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ tư vấn đấu thầu thuê dịch vụ bảo vệ cho bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá vị thuốc cổ truyền

Lịch công tác tuần Lịch công tác tuần

Nội dung Nội dung

KHOA KHÁM BỆNH

      1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN:

        Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện  Y học cổ truyền Tiền Giang là một trong 4 khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện – thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người dân trong tỉnh nhà cũng như các tỉnh bạn cận kề. Được thành lập từ năm 1981, đến nay trải qua quá trình cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị thuộc Khoa Khám Bệnh được nâng cao. Đội ngũ Điều dưỡng, Y Bác sĩ không ngừng được nâng tầm, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám và điều trị bệnh, phòng ngừa bệnh tật cho nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực Y học cổ truyền. Đến nay khoa gồm 7 buồng khám, 6 buồng hoạt động thường trực, 1 buồng khám dự phòng. Nhân lực cơ hữu gồm 8 nhân viên là Y bác sĩ và các Bác sĩ tăng cường từ các khoa phòng trong bệnh viện nhằm đáp ứng công tác khám và điều trị bệnh khi đến Khoa Khám bệnh.

           Hiện tại khu vực làm việc của Khoa Khám bệnh được bố trí tại tầng trệt gần cổng ra vào của Bệnh viện, thuộc tòa nhà 4 tầng nằm trong khuôn viên Bệnh viện. Với cơ sở vật chất đầy đủ  khang trang, tiện nghi. Các bộ phận trong  khoa gồm các buồng: khám bệnh,  cấp cứu,  đo loãng xương, điện tâm đồ.

                            

2. LÃNH ĐẠO KHOA.

. Phó Trưởng Khoa: Bs CKI Hồ Thanh Quang

. Điều dưỡng Trưởng Khoa: Ys Hồ Thị Phương Nhi

 

   3. NHÂN SỰ:

. Bs. Võ Quốc Thắng: Bs khám bệnh

. Bs. Huỳnh Trần Hoàng Lan: Bs khám bệnh

. Bs. Nguyễn Thị Cẩm Loan: Bs khám bệnh

. Ys. Đoàn Thị Kim Thơ: nhận bệnh, điều dưỡng buồng bệnh.

. Ys . Trương Minh Loan Anh: nhận bệnh, điều dưỡng buồng bệnh

. Ys. Lý Thị Mỹ Tiên: (Học dài hạn)

Tập thể Khoa Khám bệnh

 

4. ĐẢNG – ĐOÀN THỂ:

  • Tổ Đảng Khoa Khám – Kế hoạch tổng hợp thuộc Chi bộ Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang: gồm 06 đồng chí
  • Tổ công đoàn Khoa Khám  trực thuộc Công đoàn cơ sở Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang: gồm 08 công đoàn viên.

MỘT SÔ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TẠI KHOA KHÁM

Khu chờ tiếp nhận khám bệnh tại Khoa Khám bệnh

Khu chờ khám bệnh tại Khoa Khám bệnh

Bác sĩ đang Khám Bệnh nhân

Bác sĩ đang siêu âm Bệnh nhân

 Điều dưỡng đang thực hiện Đo Điện Tim

Điều dưỡng đang thực hiện Đo Loãng Xương 

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện