Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ tư vấn đấu thầu thuê dịch vụ bảo vệ cho bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá vị thuốc cổ truyền

Chi tiết tin

13. Phác đồ điều trị Viêm xoang

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang

(Ban hành kèm theo QĐ số  163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020

của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)

 

I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Định nghĩa

Viêm xoang cấp là tình trạng viêm niêm mạc lót trong xoang cấp tính, thường viêm ở một xoang hoặc đa xoang.

Viêm xoang mạn là sự biến đổi không hồi phục của niêm mạc xoang gây nên loạn sản, dạng Polyp, tiết dịch, nhày hoặc viêm mủ.

2. Nguyên nhân

a. Bất thường cấu trúc.

 Bẩm sinh.

 Chấn thương.

 Dị vật mũi.

 Khối u xoang.

       b. Yếu tố môi trường.

           Không khí lạnh, khô.

 Khói bụi.

 Vi sinh vật (Vi rut, vi trùng, vi nấm…), nhổ răng.

c. Yếu tố thuận lợi.

Cơ địa dị ứng.

Dinh dưỡng kém.

Suy giảm miễn dịch.

Dùng corticoide kéo dài, hoá trị.

Đái tháo đường.

3. Chẩn đoán

3.1.Viêm xoang cấp: dựa vào các triệu chứng.

          - Toàn thân: sốt, mệt mỏi.

          - Cơ năng:

            + Đau: vùng mặt, quanh mắt từng cơn gây nhức đầu.

            Cơn đau có chu kỳ nhất định (từ 8 đến 11 giờ sáng).

            + Nghẹt, tắc mũi.

            + Chảy mũi vàng, đục hôi.

          - Thực thể:

   Ấn đau

+ Góc trên hốc mắt (điểm Gunwald)           : xoang sàng.

   + Đầu trên cung lông mày (điểm Ewing)    : xoang trán.

   + Vùng má, cạnh cánh mũi ( hố nanh)        : xoang hàm.

    Soi mũi: khám thấy xoang mờ đục. Ngách mũi giữa có dịch mủ ứ đọng.

- X quang:

Blondeau- Hirtz: mờ đều nhóm xoang trước hay có vùng đặc phía dưới.

3.2.Viêm xoang mãn: do viêm xoang cấp tái phát nhiều lần.

 

4. Cận lâm sàng

- CTM, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN,…

- Tổng phân tích nước tiểu.

- Điện tim thường, Siêu âm bụng tổng quát, X-quang Blondeau-Hirtz…

* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.

 

II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Nguyên nhân do:

  • Ngoại nhân: Phong, hàn, thấp, nhiệt nhập Phế kinh.
  • Nội nhân: thất tình tổn thương tạng sinh hoả, hoả nghịch lên mà sinh bệnh.

Viêm xoang được mô tả trong các chứng:

- Tỵ uyên: tắc mũi, chảy mũi đặc hôi, nặng nề vùng trán, kèm đau đầu chóng mặt… do cảm phong hàn hoặc cảm phong nhiệt kết can kinh.

- Tỵ lậu: chảy mũi nước trong, nghẹt, ngứa mũi, hắt hơi.

- Tỵ cừu: chảy nước mũi trong, hắt hơi khi trời lạnh do Phế khí hư, Vị khí bất cố nên dễ cảm hàn tà.

- Tỵ án: mũi nghẹt không ngửi được mùi.

- Đầu thống: đau đầu do phong, nhiệt, đàm, khí - huyết hư…

- Đầu trọng: nặng đầu do ngoại cảm thấp tà hoặc thấp đàm bên trong.

 

III. ĐIỀU TRỊ

1. Theo Y học hiện đại

- Nghỉ ngơi, tránh các yếu tố kích thích.

- Nhỏ nước muối sinh lý, hút dịch tránh ứ đọng.

- Xông hơi với tinh dầu thơm.

- Khí dung với corticoide.

- Nếu có sốt cao, nhiễm khuẩn:

  + Kháng sinh: dùng từ 7 đến 14 ngày.

+ Giảm đau, hạ sốt.

2. Theo Y học cổ truyền

2.1. Viêm xoang cấp: do phế nhiệt, nhiệt độc gây nên

- Pháp trị: thanh phế, tiết nhiệt, giải độc.

- Bài thuốc:

Tân di hoa        12g

Bạch chỉ          06g    

Đơn bì             12g 

Mạch môn       12g

Hoàng cầm      12g   

Sinh địa           16g       

Ké đầu ngựa    12g   

Kim ngân hoa      16g
 

2.2.Viêm xoang mãn:

a. Phế Vị âm hư

- Pháp trị: Dưỡng âm, nhuận táo, tiết nhiệt giải độc.

- Bài thuốc: Bổ trung ích khí gia giảm

 

Hoàng kỳ (chích)                             12g

Bạch truật                                         08g

Trần bì                                              06g

Thăng ma                                          08g 

   Sài đất                                            10g

Đảng sâm                                          08g

Cam thảo (chích)                               04g

Đương quy                                        10g

Sanh cương/Can khương                  04g

Đại táo                                              10g

 

Có thể gia:

Tiền hồ 08g;

Cát cánh 06g;

Bạch chỉ 08g;

Tân di hoa 08g;

Ké đầu ngựa 08g.

b. Thận âm hư

- Pháp trị: Tư âm, bổ Thận.

- Bài thuốc: Lục vị địa hoàng gia giảm

 

Thục địa                          16g

Hoài sơn                          08g 

Sơn thù                            08g

Trạch tả                            08g

Bạch linh                           06g

Đơn bì                               08g   

 

Có thể gia:

Mạch môn 08g; 

Ngũ vị tử 06g;

Can khương 08g;

Bạch trụât 10g;

Bạch thược 08g;

Đảng sâm 08g.

* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng tương tự phù hợp với các thể bệnh.

 

3. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc: theo quy trình kĩ thuật của Bệnh viện.

* Có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp sau:

  • Điện châm.
  • Cấy chỉ (Nhu châm).

- Laser châm.

  • Xoa bóp bấm huyệt.
  • Điều trị bằng tia hồng ngoại.
  • Điều trị bằng laser công suất thấp.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Bệnh học và điều trị Bộ môn YHCT- ĐHYDTP Hồ Chí Minh.

2. Bệnh học Ngũ quan, Khoa Y học cổ truyền, ĐHYD TP Hồ Chí Minh.

3. Quy trình kỹ thuật Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang.
Tin liên quan
9. Phác đồ điều trị Liệt thần kinh VII ngoại biên    12/10/2020
14. Phác đồ điều trị Bệnh trĩ    12/10/2020
4. Phác đồ điều trị Viêm phế quản mạn    23/09/2020
3. Phác đồ điều trị Rối loạn Lipid máu    23/09/2020
1. Phác đồ điều trị Tăng huyết áp    23/09/2020
2.Phác đồ điều trị Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ    18/09/2020
5. Phác đồ điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng    18/09/2020
6. Phác đồ điều trị Viêm gan mạn    18/09/2020
7. Phác đồ điều trị Tai biến mạch máu não    18/09/2020
8. Phác đồ điều trị Đau thần kinh tọa    18/09/2020
Chi tiết tin tạm thời không có.

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện