Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 Thông báo lịch tiếp công dân tháng 01 năm 2024
 V/v báo cáo bổ sung nhân lực y tế có chứng chỉ hành nghề
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho Bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá dịch vụ tư vấn đấu thầu thuê dịch vụ bảo vệ cho bệnh viện
 Về việc đề nghị báo giá vị thuốc cổ truyền

Chi tiết tin

Bài thuốc trị chứng khô miệng

Khô miệng thường gặp ở người trung và cao tuổi. Nguyên nhân do thận âm hư suy, do tâm hỏa can thịnh, do phế nhiệt, do tác dụng phụ của thuốc, tân dịch bị hao tổn... Theo Đông y, điều trị chứng khô miệng cần dựa theo nguyên nhân. Sau đây là những bài thuốc chữa trị theo từng thể lâm sàng.

Khô miệng do phế nhiệt

Người bệnh có triệu chứng: hơi thở nóng, khô miệng, khô niêm mạc, đau họng, da khô, ho khan kéo dài, tiểu đỏ, tiểu rắt, ăn ngủ kém, đại tiện thường bị táo. Dùng một trong các bài:

Bài 1: cát căn 20g, tang diệp 20g; mã đề thảo, mạch môn, sâm đại hành (sao thơm), cát cánh mỗi vị 16g; sinh địa 12g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Dùng thuốc 10 ngày liền. Công dụng: bổ phế, sinh tân.

Bài 2: ngũ vị 10g, mạch môn 16g; bạch thược, chi tử, cát cánh, thục địa, đương quy, thiên môn mỗi vị 12g; sa sâm 16g, tang diệp 20g, rau má 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: bổ phế âm, sinh tân dịch.

Khô miệng, khô niêm mạc do tâm hỏa cang thịnh

Người bệnh có triệu chứng: có những cơn bốc nóng, đau váng đầu, giấc ngủ không thành, tâm phiền, rạo rực, tiểu đỏ tiểu ít, miệng khô, họng ráo, đau họng, lưỡi đỏ, mồ hôi thường toát ra bất kỳ. Dùng 1 trong các bài:

Bài 1: hoàng liên 10g, hoàng cầm 10g, mã đề thảo 20g; cam thảo, sơn thù, chi tử, sinh địa mỗi vị 12g; hắc táo nhân, cát căn, sa sâm, đương quy, thạch hộc mỗi vị 16g; đại táo 5 quả. Sắc uống 2 ngày 1 thang. Ngày uống 2 lần trước bữa ăn. Công dụng: tả tâm hỏa, bổ thủy để sinh tân dịch.

Khiếm thực là vị thuốc trị khô miệng do thận âm hư suy.

Bài 2: cỏ mực, rau má, tang diệp mỗi vị 20g; hoàng liên 10g; thạch hộc, sa sâm, đương quy, hắc táo nhân mỗi vị 16g; thiên môn, thục địa, chi tử, bạch thược, thảo quyết minh (sao vàng), cam thảo mỗi vị 12g; đại táo 5 quả. Sắc uống 2 ngày 1 thang. Ngày uống 2 lần trước bữa ăn. Công dụng: tả hỏa, bổ thủy, sinh tân dịch.

Khô miệng, khô niêm mạc do thận âm hư suy

Người bệnh có triệu chứng: hoa mắt, váng đầu, người nóng, cơ thể yếu mệt, hoa mắt buốt đầu, miệng khô, họng ráo, chân tay không có lực, ngủ hay mơ màng, đau lưng mỏi gối; nam giới dễ bị di, mộng tinh... Phép trị: bổ âm sinh thủy. Dùng một trong các bài:

Bài 1: đan bì 10g; hoài sơn, trạch tả, thạch hộc, khiếm thực, tang bạch bì mỗi vị 16g; đại táo 5 quả; thục địa, bạch linh, sơn thù, cam thảo mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Dùng thuốc 10 - 15 ngày liền. Tác dụng: bổ thận thủy.

Bài 2: tang diệp, cỏ mực mỗi vị 20g; thạch hộc, khiếm thực, tang thầm, trạch tả, cam thảo, sơn thù, khởi tử mỗi vị 12g; hoài sơn, mạch môn, thục địa, củ đinh lăng, đậu đen sao thơm mỗi vị 16g; bạch linh, mơ muối, đan bì mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Bổ âm dưỡng huyết, sinh tân dịch.

Khô miệng hay gặp ở người trung và cao tuổi. Nguyên nhân do thận âm hư suy, tâm hỏa can thịnh, do phế nhiệt, do tác dụng phụ của thuốc...

BS. THANH NGỌC

https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-tri-chung-kho-mieng-n149981.html

Tin liên quan
Cần tây hạ áp    08/04/2021
Món ăn - bài thuốc cho người huyết áp thấp    07/09/2020
ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP TỪ RỄ CÂY NHÀU    03/06/2020
Bài thuốc trị chứng khô miệng    15/11/2018
Hoa hướng dương làm thuốc.    26/10/2018
Cỏ hôi trị viêm xoang    21/03/2018
Chi tiết tin tạm thời không có.

Góp ý & Thư viện Góp ý & Thư viện